Hỏi Bác Sĩ - Hiện tượng khó thở về đêm, ngủ ngáy ở trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh lo ngại. Dưới đây là những lời khuyên từ bác sĩ.
Trẻ 4 tháng 15 ngày tuổi bị ho, thở khò khè sử dụng thuốc Haginat 125 như thế nào?
Câu hỏi bởi: Lan anh
Thưa bác sĩ.
Con cháu được 4 tháng 15 ngày tuổi. Hiện con cháu đang bị ho, thở khò khè. Nhà cháu ở xa bệnh viện nên ra hiệu thuốc, dược sĩ bán cho thuốc Haginat 125 mà không nói rõ liều dùng. Vậy bác sĩ cho cháu biết liều dùng với ạ? Con cháu hay bị khò khè ở mũi nhưng không thấy nước mũi, bác sĩ cho cháu biết làm thế nào để khỏi ạ? Mong bác sĩ trả lời luôn giúp cháu.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Thuốc Haginat 125 mg có liều dùng như sau: trẻ em dưới 2 tuổi, uống 125 mg/ lần, ngày uống 2 lần. Như vậy bạn cho con uống 1 lần 1 gói (hoặc 1 viên), ngày uống 2 lần. Bạn nên cho con uống thêm các thuốc hỗ trợ khác như thuốc giảm ho, thuốc làm long đờm, thuốc hạ sốt, không nên uống đơn độc một thứ thuốc. Bạn nên nhỏ nước muối sinh lý và hút mũi cho bé bằng ống hút mũi cá nhân có bán ở các hiệu thuốc.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Trẻ ban đêm hay trằn trọc không ngủ được lý do là gì?
Câu hỏi bởi: Võ Thị Tường Vy
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi con em được 9 tháng rưỡi, nặng 12kg ăn uống bình thường, nhưng ban đêm thì trằn trọc không ngủ được. Vậy lý do là gì ạ? Bé ban ngày ngủ rất say, tối thì lăn qua lăn lại không ngủ được còn ngáy rất to. Vậy con em có bị bệnh gì không ạ?
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có một số lí do khiến trẻ quấy khóc về đêm:
Trẻ mọc răng: Giai đoạn này đi kèm theo sốt gây khó chịu cho cơ thể khiến trẻ mất ngủ và quấy khóc liên tục.
Trẻ bị mắc bệnh tiêu chảy: Bệnh lý này cũng gây ra những khó chịu khiến trẻ hay quấy khóc về đêm.
Trẻ ăn quá no: Điều này khiến cho bụng bé khó chịu khó tiêu khiến bé không ngủ được dẫn đến quấy khóc về đêm.
Trẻ khát hoặc đói: Nguyên nhân này cũng thường gặp ở trẻ do sự lơ là của người chăm sóc khiến cho trẻ chỉ biết khóc để gây sự chú ý.
Phòng ở ẩm thấp hoặc nóng bức: Ngoại cảnh – môi trường ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ nhất là phòng ở, nếu quá ẩm thấp hay nóng bức dễ gây cho trẻ mắc các bệnh do vi khuẩn, dẫn tới hiện tượng khóc kéo dài ở trẻ.
Thiếu ánh nắng mặt trời – thiếu vitamin D: Ánh nắng là một trong những nguồn tổng hợp vitamin D hiệu quả cho trẻ nhưng một số bà mẹ lại “giữ con” quá kiến khiến trẻ không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thiếu vitamin D sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh về xương ngoài ra còn dẫn đến hiện tượng biếng ăn, chán ăn và hay quấy khóc về đêm ở trẻ.
Thiếu canxi: Giống như thiếu vitamin D, canxi cũng là một nguyên tố quan trọng đối với xương và khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ. Thiếu canxi sẽ khiến cho máu có thể phải huy động canxi từ xương vào máu khiến cho cơ thể bé ốm yếu và hay quấy khóc.
Ngoài ra còn rất nhiều lí do dẫn đến tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ như: Trẻ muốn vận động, ban ngày ngủ quá nhiều…
Cách xử lý tình trạng trẻ khóc về đêm:
Không gian trong lành: Bạn nên vệ sinh phòng ở của bé thường xuyên, sắp xếp đồ đạc khoa học để tạo cảm giác thông thoáng, an lành và dễ chịu cho bé.
Ăn uống khoa học: Nên cân bằng thực đơn hàng ngày của bé. Tránh ăn quá no hoặc quá đói đều khiến cho khóc đêm kéo dài.
Tắm nắng: Vào những ngày cuối tuần hay khi có thời gian rảnh rỗi bạn nên cho trẻ đi tắm nắng vào các buổi sáng từ 8 – 9 giờ. Việc này sẽ giúp bé nhà bạn ngoan hơn trông thấy.
Bổ sung canxi và vitamin D: Các vi chất này có thể tổng hợp từ bữa ăn của trẻ. Một số loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D như sò, tôm, cua, xúp lơ, giá đỗ, khoai lang…
Chúc bé có giấc ngủ ngon!
Trẻ ngủ ngáy ko thở đc bằng mũi .
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin bác sĩ giúp e với . Con e 6 tuổi ngủ ngáy . KO thở đc bằng mũi . Khi thở cố rít lắm chỉ đc it ko khí ở mũi thôi . Đôi khi ngưng thở nữa e lo quá ko biết có nên cắt amidan cho nó ko
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào bạn,
Trường hợp của cháu có thể là do 1 loại viêm VA mãn tính – 1 dạng Amidal sau hốc mũi.
Muốn khẳng định nguyên nhân gây nghẹt mũi thì bạn cần phải đưa cháu đi khám nhé.
Thân ái
Trẻ 6 tuổi bị béo phì độ 2, ngáy và khó thở khi ngủ, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Con em 6 tuổi bị chứng ngáy và khó thở khi ngủ. Mỗi đêm cháu thức giấc ngồi dậy vài lần, cháu cũng bị béo phì độ 2. Em cần chữa cho cháu thế nào? Gia đình em ở Đà Nẵng.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bé nhà bạn bị béo phì độ 2. Đây chính là lí do khiến cháu bị chứng ngủ ngáy và khó thở khi ngủ. Khi trẻ ngủ ngáy, nhịp thở thường không đều, bị ngắt quãng. Hiện tượng này kéo dài làm chậm lượng máu và ôxy lưu thông lên não, dẫn đến việc cơ thể thiếu sự nghỉ ngơi cần thiết. Sáng dậy, thay vì cảm thấy sảng khoái, trẻ lại uể oải, mệt mỏi.
Về lâu về dài, tinh thần và sức khỏe bé bị tác động nghiêm trọng. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất vẫn là trẻ ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ. Theo đó, bé có thể bị đột tử trong lúc ngủ, nhẹ hơn phải đối diện với nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, giảm trí nhớ,….
Chính vì vậy mà bạn cần lưu ý chữa trị chứng bệnh này cho bé. Điều quan trọng nhất bây giờ là bạn phải giảm cân cho bé bằng cách khuyến khích bé vận động, tập thể dục thường xuyên. Hạn chế cho bé ăn nhiều vào buổi tối. Tốt nhất khoảng 1 tiếng trước giờ ngủ, bé không nên ăn, thay vào đó uống sữa nóng hoặc ăn một chén súp nhỏ. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc an thần, thuốc ngủ. Phòng ngủ của trẻ nên để thông thoáng, yên tĩnh. Để bé nằm gối cao vừa phải để giữ đầu cao hơn thân.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Trẻ 4 tháng 15 ngày tuổi bị ho, thở khò khè sử dụng thuốc Haginat 125 như thế nào?
Câu hỏi bởi: Lan anh
Thưa bác sĩ.
Con cháu được 4 tháng 15 ngày tuổi. Hiện con cháu đang bị ho, thở khò khè. Nhà cháu ở xa bệnh viện nên ra hiệu thuốc, dược sĩ bán cho thuốc Haginat 125 mà không nói rõ liều dùng. Vậy bác sĩ cho cháu biết liều dùng với ạ? Con cháu hay bị khò khè ở mũi nhưng không thấy nước mũi, bác sĩ cho cháu biết làm thế nào để khỏi ạ? Mong bác sĩ trả lời luôn giúp cháu.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Thuốc Haginat 125 mg có liều dùng như sau: trẻ em dưới 2 tuổi, uống 125 mg/ lần, ngày uống 2 lần. Như vậy bạn cho con uống 1 lần 1 gói (hoặc 1 viên), ngày uống 2 lần. Bạn nên cho con uống thêm các thuốc hỗ trợ khác như thuốc giảm ho, thuốc làm long đờm, thuốc hạ sốt, không nên uống đơn độc một thứ thuốc. Bạn nên nhỏ nước muối sinh lý và hút mũi cho bé bằng ống hút mũi cá nhân có bán ở các hiệu thuốc.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Trẻ ban đêm hay trằn trọc không ngủ được lý do là gì?
Câu hỏi bởi: Võ Thị Tường Vy
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi con em được 9 tháng rưỡi, nặng 12kg ăn uống bình thường, nhưng ban đêm thì trằn trọc không ngủ được. Vậy lý do là gì ạ? Bé ban ngày ngủ rất say, tối thì lăn qua lăn lại không ngủ được còn ngáy rất to. Vậy con em có bị bệnh gì không ạ?
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có một số lí do khiến trẻ quấy khóc về đêm:
Trẻ mọc răng: Giai đoạn này đi kèm theo sốt gây khó chịu cho cơ thể khiến trẻ mất ngủ và quấy khóc liên tục.
Trẻ bị mắc bệnh tiêu chảy: Bệnh lý này cũng gây ra những khó chịu khiến trẻ hay quấy khóc về đêm.
Trẻ ăn quá no: Điều này khiến cho bụng bé khó chịu khó tiêu khiến bé không ngủ được dẫn đến quấy khóc về đêm.
Trẻ khát hoặc đói: Nguyên nhân này cũng thường gặp ở trẻ do sự lơ là của người chăm sóc khiến cho trẻ chỉ biết khóc để gây sự chú ý.
Phòng ở ẩm thấp hoặc nóng bức: Ngoại cảnh – môi trường ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ nhất là phòng ở, nếu quá ẩm thấp hay nóng bức dễ gây cho trẻ mắc các bệnh do vi khuẩn, dẫn tới hiện tượng khóc kéo dài ở trẻ.
Thiếu ánh nắng mặt trời – thiếu vitamin D: Ánh nắng là một trong những nguồn tổng hợp vitamin D hiệu quả cho trẻ nhưng một số bà mẹ lại “giữ con” quá kiến khiến trẻ không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thiếu vitamin D sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh về xương ngoài ra còn dẫn đến hiện tượng biếng ăn, chán ăn và hay quấy khóc về đêm ở trẻ.
Thiếu canxi: Giống như thiếu vitamin D, canxi cũng là một nguyên tố quan trọng đối với xương và khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ. Thiếu canxi sẽ khiến cho máu có thể phải huy động canxi từ xương vào máu khiến cho cơ thể bé ốm yếu và hay quấy khóc.
Ngoài ra còn rất nhiều lí do dẫn đến tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ như: Trẻ muốn vận động, ban ngày ngủ quá nhiều…
Cách xử lý tình trạng trẻ khóc về đêm:
Không gian trong lành: Bạn nên vệ sinh phòng ở của bé thường xuyên, sắp xếp đồ đạc khoa học để tạo cảm giác thông thoáng, an lành và dễ chịu cho bé.
Ăn uống khoa học: Nên cân bằng thực đơn hàng ngày của bé. Tránh ăn quá no hoặc quá đói đều khiến cho khóc đêm kéo dài.
Tắm nắng: Vào những ngày cuối tuần hay khi có thời gian rảnh rỗi bạn nên cho trẻ đi tắm nắng vào các buổi sáng từ 8 – 9 giờ. Việc này sẽ giúp bé nhà bạn ngoan hơn trông thấy.
Bổ sung canxi và vitamin D: Các vi chất này có thể tổng hợp từ bữa ăn của trẻ. Một số loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D như sò, tôm, cua, xúp lơ, giá đỗ, khoai lang…
Chúc bé có giấc ngủ ngon!
Trẻ ngủ ngáy ko thở đc bằng mũi .
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin bác sĩ giúp e với . Con e 6 tuổi ngủ ngáy . KO thở đc bằng mũi . Khi thở cố rít lắm chỉ đc it ko khí ở mũi thôi . Đôi khi ngưng thở nữa e lo quá ko biết có nên cắt amidan cho nó ko
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào bạn,
Trường hợp của cháu có thể là do 1 loại viêm VA mãn tính – 1 dạng Amidal sau hốc mũi.
Muốn khẳng định nguyên nhân gây nghẹt mũi thì bạn cần phải đưa cháu đi khám nhé.
Thân ái
Trẻ 6 tuổi bị béo phì độ 2, ngáy và khó thở khi ngủ, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Con em 6 tuổi bị chứng ngáy và khó thở khi ngủ. Mỗi đêm cháu thức giấc ngồi dậy vài lần, cháu cũng bị béo phì độ 2. Em cần chữa cho cháu thế nào? Gia đình em ở Đà Nẵng.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bé nhà bạn bị béo phì độ 2. Đây chính là lí do khiến cháu bị chứng ngủ ngáy và khó thở khi ngủ. Khi trẻ ngủ ngáy, nhịp thở thường không đều, bị ngắt quãng. Hiện tượng này kéo dài làm chậm lượng máu và ôxy lưu thông lên não, dẫn đến việc cơ thể thiếu sự nghỉ ngơi cần thiết. Sáng dậy, thay vì cảm thấy sảng khoái, trẻ lại uể oải, mệt mỏi.
Về lâu về dài, tinh thần và sức khỏe bé bị tác động nghiêm trọng. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất vẫn là trẻ ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ. Theo đó, bé có thể bị đột tử trong lúc ngủ, nhẹ hơn phải đối diện với nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, giảm trí nhớ,….
Chính vì vậy mà bạn cần lưu ý chữa trị chứng bệnh này cho bé. Điều quan trọng nhất bây giờ là bạn phải giảm cân cho bé bằng cách khuyến khích bé vận động, tập thể dục thường xuyên. Hạn chế cho bé ăn nhiều vào buổi tối. Tốt nhất khoảng 1 tiếng trước giờ ngủ, bé không nên ăn, thay vào đó uống sữa nóng hoặc ăn một chén súp nhỏ. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc an thần, thuốc ngủ. Phòng ngủ của trẻ nên để thông thoáng, yên tĩnh. Để bé nằm gối cao vừa phải để giữ đầu cao hơn thân.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Theo ViCare