Những thắc mắc về bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Hen phế quản trẻ em thường bắt đầu từ 2-10 tuổi. Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc hen suyễn bởi rất nhiều nguyên nhân như sức đề kháng yếu, cộng thêm tiếp xúc với môi trường ô nhiễm xung quanh. Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để phòng tránh bệnh hen cho bé nhà bạn.

Bé 2 tuổi bị hen suyễn cấp


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào Bác sĩ! Con em nay được 3 tuổi, cháu có tiền sử bị hen suyễn cấp, đã chữa trị rất nhiều từ tây đến đông y, ai bày gì làm đó nhưng bệnh không khỏi, cứ ho nghe đờm và thở khò khè, và mỗi lần ho thì cháo và sữa có bao nhiêu là ói ra hết. Em mong Bác sĩ giải đáp giúp!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào em.

Hen suyễn là bệnh mãn tính của đường hô hấp. Đường hô hấp của bệnh nhân bị viêm và hẹp lại, tình trạng này lúc nào cũng hiện diện ngay cả khi bệnh nhân khỏe mạnh, vì vậy khi có tác nhân kích thích (dị nguyên), bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng khó thở. Bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể bắt đầu ở bất kỳ lứa tuổi nào, thường dưới 5 tuổi. Bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng hiện nay có nhiều loại thuốc có thể giúp kiểm soát bệnh, mang lại cho người bệnh cuộc sống bình thường.

Trường hợp cháu nhà em đã được chẩn đoán chính xác là hen suyễn. Em cần tuân thủ việc chữa trị do Bác sĩ đưa ra (dùng thuốc đầy đủ, tái khám đúng hẹn). Việc bé hay ho có đờm là dấu hiệu của bệnh hen chưa được kiểm soát tốt. Ho sẽ gây ra phản xạ nôn trớ. Do đó kiểm soát bệnh hen là yếu tố hàng đầu để ngăn ngừa tình trạng ho, nôn trớ của bé. Em cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

– Để ý và tránh để bé iếp xúc với các yếu tố có thể là dị nguyên gây khởi phát cơn hen như: lông thú vật, phấn hoa …

– Không để bé tiếp xúc với khói thuốc lá, vệ sinh nhà cửa không để bụi bám…

– Thức ăn chỉ cần tránh thức ăn làm cháu bị dị ứng.

Ngoài ra, không nên cho cháu uống thuốc mà không theo chỉ định của Bác sĩ, có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, làm bệnh của cháu dai dẳng hoặc nặng hơn. Nếu bé có đờm, có thể hút đờm, cho bé uống nhiều nước. Khi bé ho, nên để bé ngồi thẳng, một tay giữ trước trán, một tay vuốt ngực, giúp bé cố định đầu và giảm nôn trớ. Khi bé bị bệnh, em cũng nên cho bé ăn giảm bớt thức ăn trong bữa và chia thành nhiều bữa nhỏ.

Chúc em và gia đình luôn khỏe!

Bắt thằn lằn thả vào miệng thấy chạy lọt vào trong bụng thì sẽ hết hen suyễn có đúng không?


Câu hỏi bởi: Lê Văn Đạt

Thưa bác sĩ!

Con gái 4 tuổi, cháu bị hen suyễn và thường xuyên lên cơn. Tôi nghe mấy người lớn tuổi nói, khi nào cháu ngủ, bắt thằn lằn thả vào miệng cháu. Nếu thằn lằn chạy lọt vào trong bụng thì cháu sẽ hết hen suyễn, không biết cách này có chữa được bệnh của con gái tôi hay không? Tôi có nên áp dụng?

Cám ơn bác sĩ!

Bạn Đạt thân mến!

Theo Ths.BS Lê Hoàng Sơn, khoa Y học cổ truyền bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, quả thật trong dân gian có đồn đại về cách trị bệnh hen suyễn này. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh về công dụng của phương pháp trên, về mặt lý thuyết cũng như thực hành. “Kinh nghiệm cá nhân tôi từ mấy mươi năm công tác trong ngành Đông lẫn Tây y cũng không thấy kết quả” – Ths.BS Sơn khẳng định. Bác sĩ Sơn cũng cho rằng, nếu thực sự bệnh nhân hết hen suyễn thì cũng chỉ là tình trạng tạm thời vì lý do tâm lý. Nỗi ghê sợ “món thuốc” đó sẽ kích thích thần kinh cơ thể sinh ra chất làm giãn phế quản và đó chỉ là khoảnh khắc nhất thời. “Yếu tố tâm lý nhất thời cắt cơn suyễn là có và bản thân tôi đã từng làm một vài thí nghiệm nhỏ” – Bác sĩ Sơn cho biết thêm. Với trẻ em, suyễn là loại bệnh có tính cơ địa, không có thuốc nào trị khỏi ngoài yếu tố thời gian. Đa số trường hợp suyễn trẻ em sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, vì là cơ địa nên vẫn có thể tái phát. Do đó, cần theo dõi chăm sóc điều trị cả đời, tổng hợp nhiều biện pháp như chế độ ăn uống (đặc biệt là chống dị ứng với loại thức ăn rất thông dụng như nước mắm, chế phẩm từ sữa,…), tập luyện (chú ý thở), sinh hoạt tinh thần (tránh stress), lối sống (điều độ), thuốc điều trị, môi trường (đặc biệt là môi trường khói thuốc lá),… Không có thuốc đặc hiệu có thể trị dứt điểm bệnh, vì vậy, phụ huynh không nên áp dụng kinh nghiệm nêu trên cho con nhỏ vì có thể gây nên tình trạng rối loạn tâm lý.

Chúc bé luôn mạnh khỏe!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Bệnh hô hấp trẻ em


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Bé nhà em 5 tuổi là bé gái, nặng 22kg. Bé bị ho có đờm dai dẳng không khỏi, hay bi tái đi tái lại. Đi khám khoa hô hấp ở bệnh viện nhi đồng 1 bác sĩ kết luận là suyễn, cho thuốc về uống trong 5 ngày là khỏi, sau đó uống thêm 7 ngày thuốc phòng hen vào buổi tối trước khi đi ngủ, sau khi uống hết 7 ngay thuốc phòng hen đó thì 2 ngày sau bé lại bị ho trở lại và ho lại đến nay đã 3 tuần, ngoài ho CÓ ĐỜM bé không có dấu hiệu viêm nhiễm gì, ăn uống, ngủ nghê bình thường. Xin hỏi bác si cháu có phải bị hen tái phát hay ho dị ứng , đi khám bác sĩ ở gần nhà thì nói bé bị hen tái phát , bác sĩ đó cho uống thuốc đã 6 ngày có giảm ho nhưng chưa hết hẳn, bé vẫn còn đờm, bé không nặng ngực hay khó thở gì hết. Xin hỏi bác sĩ cách điều trị cho bé ạ. Em xin chân thành cảm ơn

Bác sĩ Chử Thế Lợi


Chào bạn,
Đầu tiên bạn phải đi khám chuyên khoa Tai mũi họng (có nội soi) để loại trừ viêm nhiễm toàn bộ của đường hô hấp trên, phát hiện các ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng tại đó để điều trị dứt điểm. Sau khi điều trị dứt điểm nhiễm khuẩn hô hấp trên hoặc khi khám không có nhiễm khuẩn tai mũi họng thì bác sỹ sẽ chuyển bạn sang chuyên khoa Nhi hô hấp để khám và điều trị bệnh lý hen suyễn
Tuy nhiên xin nhắc lại việc rất quan trong là phải loại trừ các bệnh lý của tai mũi họng trước sau đó mới tập trung điều trị các bệnh lý hen suyễn được, nếu không sẽ thành vòng xoắn luẩn quẩn và con bạn ho mãi không khỏi.
Chúc bạn sức khỏe!

Trẻ em bị viêm phế quản dạng khò khè


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ . Con em năm nay được 33 tháng , bé trai , nặng 16kg . 2 tháng nay cháu bị ho vào buổi sáng thức dậy và buổi tối trước ngủ nhiều khi đang ngủ cũng ho nữa và những lúc cháu vận động mạnh chạy nhảy đổ mồ hôi là ho liền mà ho liên tục rất nhiều tiếng. 2 tuần nay cháu bị ho nhiều hơn và lên cơn khò khè, thở mệt. Em đưa vào bệnh viện khám bác sĩ cho phun khí dung thuốc ventolin 2.5mg 1 ống. Bác sĩ dặn tối khó thở vào bệnh viện phun thuốc tiếp và cho em lãnh thuốc cho cháu đem về uống và theo dõi tiếp. Uống thuốc 10 ngày nay cháu đỡ khò khè nhưng buổi sáng thức dậy cháu vẫn còn hay ho vài tiếng nhưng em nghe ở lồng ngực cháu thì vẫn còn tiếng khò khè chút ít, thấy cháu thở vẫn còn hơi gắng sức . Cháu thì ăn uống vận động vẫn bình thường. Bác sĩ tư vấn dùm em con em có bị hen suyễn không . Và làm sao để ngăn ngừa được . Em xin cám ơn bác sĩ nhiều.

Bác sĩ Trần Quang Thuyên


Chào bạn,
Với những gì bạn mô tả thì nhiều khả năng cháu đã bị hen.
Bạn nên đưa con đến bác sĩ tái khám thường xuyên nhé bạn.
Chúc bạn sức khỏe!

Cho trẻ ăn rắn mối có điều trị được bệnh hen không?


Câu hỏi bởi: Thanh Trúc

Chào bác sĩ.

Con bé nhà em được 6 tuổi, đã mắc bệnh hen suyễn, có dùng thuốc dự phòng. Em nghe dân gian có bài thuốc: cho bé ăn rắn mối sẽ điều trị được bệnh hen. Không biết có đúng không? Bác sĩ cho em hỏi là rắn mối có cho bé ăn được không? Nếu em cho bé ăn thì ăn mỗi lần bao nhiêu thì vừa?

Xin cảm ơn bác sĩ, chúc bác sĩ khỏe!

Chào Thanh Trúc.

Theo dân gian lời ông bà truyền lại, thịt rắn mối là một vị thuốc bổ, có giá trị dinh dưỡng rất cao, điều trị được bệnh hen. Trẻ con đêm ngủ thở khò khè, cho ăn thịt rắn mối sẽ khỏi ngay. Ăn thịt rắn mối còn giúp da mặt phụ nữ thêm mịn màng.

Và tôi cũng có hướng dẫn một số trường hợp thì thấy có hiệu quả cao. Không tái phát. Bạn muốn ăn cách nào thì tùy sở thích, có thể chiên, nướng, xào… Nhưng thường thì ăn rắn mối luộc chín xé thịt ăn với muối ớt hoặc nấu cháo.

Thân mến!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl