Công dụng của nước chè xanh


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Nước chè xanh không chỉ là một loại thức uống quen thuộc mà còn là vị thuốc có khả năng làm sạch và chữa trị bệnh. Cùng bổ sung thêm về công dụng của nước chè xanh qua tuyển tập câu hỏi dưới đây

Rửa mặt bằng nước chè xanh


Câu hỏi bởi: le ngoc hai

Chào bác sĩ!

Em bị mụn khá lâu rồi, em nghe rửa mặt bằng nước lá chè xanh có tác dụng trị mụn nhưng lại làm đen sạm da, điều này có đúng không ạ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Mai Hương


Chào em!

Nước chè xanh có tính kháng khuẩn cao nên có thể giúp da trắng sáng và ngừa mụn trứng cá hiệu quả. Tuy nhiên không nên rửa mặt bằng nước lá chè tươi quá nhiều lần trong tuần bởi tính sát khuẩn của lá chè sẽ khiến làn da khô ráp, thậm chí có thể làm sạm da. Vì vậy em chỉ nên rửa mặt từ 1-2 lần/tuần để đạt hiệu quả cao nhất.

Chúc em sức khỏe!

Nước chè xanh vệ sinh vùng kín có tốt không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào Bác sĩ! Em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, trong quá trình chữa trị Bác sĩ có dặn vệ sinh hàng ngày bằng nước chè xanh. Hiện tại em đã khỏi bệnh. Vậy em có nên tiếp tục rửa vùng kín hàng ngày bằng nước chè xanh không? Liệu có đảm bảo an toàn không? Nước chè xanh có làm thay đổi môi trường âm đạo không ạ? Xin chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào em.

Nếu em đã khỏi bệnh viêm lộ tuyến thì việc rửa vùng kín hàng ngày bằng nước chè xanh là không cần thiết. Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc rửa “vùng kín” bằng nước trà xanh có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm “vùng kín”. Thậm chí nếu lạm dụng loại nước này còn có thể khiến cho sự cân bằng bên trong “vùng kín” bị phá vỡ làm cho khả năng phòng vệ của bộ phận này bị giảm đi đáng kể, nguy cơ viêm nhiễm tăng lên. Chưa kể là nếu lá chè xanh không được sạch, bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật thì còn tác hại nhiều hơn.

Để giữ vệ sinh, em chỉ cần dùng nước sạch và vệ sinh hàng ngày. Không nên dùng sữa tắm, xà bông hay chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh triệt để vì những sản phẩm này có tính sát khuẩn cao, có chất kiềm, sẽ làm thay đổi độ PH và gây mất cân bằng môi trường âm đạo, phá vỡ hàng rào bảo vệ tự nhiên, khiến vùng kín dễ bị viêm nhiễm.

Ngoài ra, để vệ sinh “vùng kín”, em cần lưu ý một số điểm như:

1. Không ngâm vào chậu rửa. Việc ngâm cả “vùng kín” vào chậu rửa có thể khiến những vi khuẩn vốn rất sẵn ở hậu môn lan vào nước và tấn công lại vùng kín.

2. Không rửa vùng kín liên tục. Việc vệ sinh quá rất hay, cộng thêm hóa chất trong dung dịch sát khuẩn khiến cho niêm mạc âm đạo bị khô, không tiết dịch, gây đau khi quan hệ tình dục. Bộ phận sinh dục rất nhạy cảm. Vào những ngày bình thường khi tắm có thể rửa bằng nước sạch, nếu thích có thể dùng thêm dung dịch vệ sinh. Trong những ngày đèn đỏ thì nên chú ý vệ sinh sạch sẽ, thay rửa rất hay hơn.

3. Không dùng vòi xịt sâu vào. Dùng vòi xịt hoặc vòi hoa sen tia nước nhẹ rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín sẽ rất sạch. Nhưng nếu xối thẳng vào vùng kín lại rất hại. Vi khuẩn vô tình đã bị đẩy ngược lên trên vào tử cung.

4. Không dùng khăn ướt lau. Dành riêng một chiếc khăn sạch để lau vùng âm đạo là sạch nhất. Nhưng khăn cần được giặt và phơi nắng rất hay. Vì điều kiện ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm lây lan. Bên cạnh đó cần chú ý khi lấy giấy, khăn chùi thì nên chùi từ trước ra sau, tránh chùi ngược lại, nếu không sẽ vô tình đưa vi khuẩn từ vùng hậu môn lên phía trên.

5. Không dùng xà phòng để rửa. Xà phòng có tính chất tẩy rửa mạnh, sẽ khiến cho âm đạo bị mất đi độ ẩm cân bằng. Đồng thời, tiêu diệt cả những loại vi khuẩn có lợi trong môi trường này và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, cũng như các bệnh liên quan đến tình dục phát triển.

Nếu muốn uống thuốc rửa thì cần lựa chọn loại phù hợp, không quá kiềm, không sử dụng hóa chất sát khuẩn mạnh. Khi thấy ra khí hư bất thường, ngứa, khó chịu thì em nên đi khám ngay để tránh những biến chứng tác động đến sức khỏe sinh sản.

Chúc em luôn khỏe!

Bị bệnh vảy nến phấn hồng có bơi lại và tắm nước chè xanh được không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Xin chào bác sĩ!

Năm 2014 em có đi bơi đến qua Tết Dương Lịch 2015 em nghỉ bơi. Em hiện đang bị bệnh vảy phấn hồng. Bệnh bắt đầu nổi vài nốt cách nay là 2 tháng, nổi nhiều nốt là 1 tháng. Em đã đi khám Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh, các bác sĩ đã thay thuốc cho em đến 3 lần mà bệnh vẫn chưa giảm. Vậy xin bác sĩ cho em hỏi:

1. Lý do bị bệnh có phải do đi bơi?

2. Theo tài liệu ghi nhận bệnh sẽ khỏi sau 4 – 9 tuần. Vậy sao em đến nay vẫn không khỏi?

3. Nếu đã bị vảy phấn hồng sau khi khỏi em có thể đi bơi lại được không ạ?

4. Nếu đi bơi lại xin bác sĩ chỉ giúp cách chăm sóc da trước và sau khi bơi?

5. Hiện em đang bị thì tắm lá chè xanh được không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Em bị vảy phấn hồng Gilbert chứ không có tên vảy nến phấn hồng. Vảy phấn hồng là bệnh da đỏ vảy lành tính thường gặp. Bệnh lần đầu tiên tiên được mô tả vào năm 1860 bởi Camille Melchior Gibert, nguyên nhân chưa rõ. Một số tác giả cho nguyên nhân là do vi khuẩn, nấm hoặc do virus nhưng chưa được chứng minh. Một số tác giả khác cho là do virus Epstein – Barr (là một loại virus AND thuộc họ Herpes virus gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân) thậm chí một số tác giả còn chứng minh bằng cách làm lây truyền qua vảy da hoặc thanh dịch của mụn nước nơi tổn thương. Giống như bệnh phát ban do virus. Bệnh phát nhiều vào mùa mưa và mùa xuân.

Triệu trứng gồm các ban đơn độc, đường kính khoảng 2-10 cm, sau đó phát triển lớn lên, trên nền có vảy sáng, ranh giới rõ. Sau vài tuần 1 ban phát triển thành 2 đối xứng với bán kính từ 0,5-1,5 cm.

Điều trị bằng bạt sừng ( Salicile) và Steroids tại chỗ, uống Histamin, và có thể bôi tại chỗ dung dịch Menthol-phenol nếu ngứa.

Tiến triển: Tổn thương da thường biến mất sau 3 – 6 tuần, nhưng một số tình huống kéo dài dai dẳng lâu hơn (có khi trên 10 tuần, do sức đề kháng cơ thể kém), khi khỏi không để lại sẹo, để lại vết hơi tăng hoặc giảm sắc tố.

Em tắm bằng trà xanh rất tốt, không nên tắm bằng xà phòng. Sau khỏi em vẫn có thể đi bơi bình thường.

Chúc em khỏe.

Uống nước chè với đường trắng hàng ngày có tốt không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Xin hỏi bác sĩ, tôi nấu nước chè tươi rồi hòa với đường kính trắng uống hàng ngày có tốt không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân


Chào bạn.

Từ lâu chè xanh được ví như một loại thảo dược từ thiên nhiên, vì trong lá chè tươi có chứa nhiều thành phần hóa học: Tinh dầu, các dẫn xuất Polyphenolic (Flavonoid, Catechol, Tannin), Alkaloid là Cafein, Theophyllin, Theobromin, Xanthin, và các vitamin C, B1, B2, B3. Chè xanh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Giải khát thanh nhiệt, giảm stress, giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, giảm nguy cơ ung thư…

Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn phát huy tác dụng của chè xanh:

Không nên cho đường vào trà: Đường kết hợp với nước trà có thể làm mất chất dinh dưỡng, hương vị và tác dụng của nó. Nếu bạn thích ngọt, có thể cho mật ong thay đường và không nên cho thêm bất kỳ chất thứ gì vào trà.

Không sử dụng trà xanh để qua đêm: Khi để qua đêm, một số vitamin trong trà xanh sẽ bị phân hủy, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Không uống ngay sau bữa ăn: Trong chè xanh có chứa tanin, nếu sau khi ăn uống chè xanh thì chất sắt và protein trong thức ăn sẽ kết hợp với chất tanin, từ đó làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Được biết, chất Tanin có tác dụng “khử” chất sắt, vì thế cơ thể sẽ hạn chế hấp thu chất sắt. Tốt nhất là hãy chờ khoảng 15-20 phút sau khi ăn rồi mới uống.

Không uống lúc đói, tránh uống trà quá đặc.

Khi dùng thuốc không dùng chè xanh: Trong chè xanh có chứa các chất như Tanin, Cafein khi uống sẽ kết hợp với thuốc làm giảm tác dụng, đôi khi còn gây phản tác dụng.

Chúc bạn mạnh khoẻ!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl