Hỏi Bác Sĩ - Ngoài việc uống thuốc hay tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân trĩ có một chế độ ăn phù hợp sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị. Những câu hỏi tuyển chọn dưới đây sẽ giải đáp phần nào thắc mắc về dinh dưỡng cho người bị trĩ.
Chế độ ăn cho người bệnh trĩ.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Xin bác sĩ giải đáp cho em biết chế độ dinh dưỡng tốt cho người bị bệnh trĩ ạ.
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Hiện nay lí do, cơ chế bệnh sinh của bệnh trĩ còn chưa được làm sáng tỏ. Đa số cho rằng trĩ xuất hiện trên những cơ địa như: Sự suy yếu của tổ chức nâng đỡ, rối loạn lưu thông tiêu hoá: táo bón, tiêu chảy, yếu tố nội tiết, yếu tố gia đình, chế độ ăn và có thể liên quan đến một số nghề nghiệp.
Người bị bệnh trĩ nội hay là trĩ ngoại, đã được chữa trị bằng phẫu thuật hay chưa hoặc vẫn đang chữa trị nội khoa hay bằng đông y đều cần có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Xin cung cấp cho em cách bổ sung cho cơ thể những thực phẩm có lợi người bị bệnh trĩ như sau:
Nước trái cây: Đặc biệt là nước của các loại quả mọng có màu đậm sẽ giúp ích cho người bị bệnh trĩ như anh đào, dâu đen và dâu xanh chứa các chất anthocyanin và proanthocyanidin vốn có thể làm giảm đau sưng do bệnh trĩ gây ra bằng cách củng cố các tĩnh mạch trĩ. Uống ít nhất 1 ly nước trái cây hỗn hợp nói trên mỗi ngày.
Thực phẩm nhiều chất sắt: Do bệnh trĩ gây mất máu mãn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu. Những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ…
Gừng, tỏi, củ hành: Bổ sung 3 loại củ này vào chế độ ăn. Mỗi loại củ này giúp phân hủy fibrin. Fibrin giúp xử lý thương tổn ở mô, nội tạng và động mạch. Tuy nhiên, cần lưu ý là dư thừa chất này có thể gây viêm ở động và tĩnh mạch, đặc biệt là khu vực hậu môn.
Các loại dầu: Trong mỗi bữa ăn, nên dùng dầu ô liu, dầu lanh và giấm táo trong món rau trộn. Trong món súp hay bất kỳ món ăn nào thích hợp, hãy dùng dầu ô liu và dầu lanh. Vào cuối mỗi bữa ăn nên uống bổ sung dầu cá, đây là một trong những loại dầu quan trọng nhất cần dùng thường xuyên.
Ngoài ra, người mắc bệnh trĩ nên hạn chế ăn muối do nó có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, khiến cho các tế bào và mạch máu trương căng, làm trầm trọng hơn các biểu hiện bệnh trĩ.
Cũng nên siêng năng vận động, không ngồi lâu một chỗ, hằng ngày nên tập thể dục nhẹ nhàng.
Chúc em sức khỏe.
Điều trị bệnh trĩ thế nào, chế độ ăn uống để bệnh thuyên giảm?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Mẹ tôi năm nay 47 tuổi bị mắc bệnh trĩ, mỗi khi ngồi thi bị lòi trĩ ra khoảng 1 cm, rất ngứa ngáy khó chiu. Vậy xin hỏi có cách nào giúp trị bệnh? Liệu có phẫu thuật được không? Nên ăn những loại thực phẩm nào để bệnh thuyên giảm bệnh trĩ?
Xin cám ơn Bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Khối trĩ thực chất không phải là tổ chức bệnh lý mà là đám rối động tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Khối này có thể nằm ở phía trên đường lược (trĩ nội) hoặc bắt nguồn từ khoang cạnh hậu môn dưới da (trĩ ngoại). Bệnh nhân bị bệnh trĩ sẽ có những bất thường ở tổ chức này: cương tụ, giãn thành búi, gây đau, chảy máu hoặc sa ra ngoài.
Viêm đại tràng và táo bón lâu ngày là các lí do gây bệnh chủ yếu. Ngoài ra, nguy cơ bị bệnh trĩ cũng tăng cao ở những người đứng, ngồi lâu, rất hay cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy đường dài, ăn nhiều chất kích thích, ít chất xơ… Người ta chỉ chữa trị khi trĩ gây những rối loạn tác động đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh.
1. Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:
Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.
Điều chỉnh thói quen ăn uống
Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà
Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu
Uống nước đầy đủ
Ăn nhiều chất xơ
Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ
2. Điều trị nội khoa:
Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút
Thuốc uống: gồm các thuốc có tác dụng làm vững bền thành mạch, hỗ trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chữa trị bệnh trĩ, tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng với trĩ độ 1 và độ 2
Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và thuốc đặt hậu môn các thành phần kháng viêm, giảm đau và dẫn xuất trợ tĩnh mạch
3. Điều trị bằng thủ thuật:
Chích xơ: Chích xơ được chỉ định trong trĩ độ 1 và trĩ độ 2
Thắt trĩ bằng vòng cao su: Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định chữa trị trĩ nội độ 1 và 2
Quang đông hồng ngoại: Quang đông hồng ngoại được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2
Phẫu thuật cắt trĩ: Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, phẫu thuật cắt từng búi trĩ, phẫu thuật Longo, khâu treo trĩ bằng tay, khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler…
– Trĩ nội:
Độ 1: chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt
Độ 2: làm đông bằng nhiệt, thắt bằng dây thun hay cắt trĩ
Độ 3: thắt bằng dây thun hay cắt trĩ
Độ 4: cắt trĩ, trĩ sa nghẹt: uống thuốc chữa trị nội khoa và ngâm nước ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới mổ cắt trĩ
– Trĩ ngoại: Đối với trĩ ngoại không có chỉ định chữa trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Phẫu thuật chữa trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông.
4. Những thực phẩm thích hợp cho người bị bệnh trĩ:
Các loại đậu đỗ: cung cấp protein, vi chất dinh dưỡng, như vitamin B và sắt, và chất xơ, giúp phân mềm và đại tiện dễ hơn
Ngũ cốc nguyên cám (như gạo lứt) chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: selen và folat, protein và chất xơ hơn các loại ngũ cốc tinh chế. Vì vậy, nên sử dụng ngũ cốc nguyên cám để có lượng chất xơ cao hơn, giảm táo bón và bệnh trĩ
Trái cây và rau quả: là nguồn chất chống oxy hóa hàng đầu, chẳng hạn như vitamin C và beta-caroten, trong đó thúc đẩy hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Ví dụ xoài vừa cung cấp gần 4g chất xơ. Rau giàu chất xơ bao gồm súp lơ xanh, rau lá xanh, bắp cải và cà rốt luộc. Đặc biệt các loại quả như: cam, quýt, cà chua, dưa chuột, cần tây đều rất tốt cho đường tiêu hóa.
Uống nhiều nước: Nên uống ít nhất 2 lít nước/ngày để giúp phân mềm mại hơn, giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ
Để có thể chữa trị bệnh hiệu quả, bạn hãy đưa mẹ đến bệnh viện khám và chữa trị theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc mẹ bạn mau khỏi bệnh!
Bệnh trĩ nên ăn uống thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Hiện tôi bị bệnh trĩ, búi trĩ to khoảng 1cm, có lúc có lúc không. Vậy xin cho biết tôi nên ăn uống và uống thuốc nào để chữa trị?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân
Xin chào bạn.
Bệnh trĩ không nguy hiểm tính mạng nhưng gây ra các biểu hiện rất khó chịu. Nếu bạn đã bị bệnh trĩ thì bạn nên đi khám để xác định đúng đó là trĩ hay là các bệnh khác và mức độ bị trĩ có cần phải phẫu thuật không hay chỉ uống thuốc là khỏi. Trước mắt bạn nên dùng các lạo thuốc như Daflon, hoặc thuốc đặt hậu môn Proctolog. Không nên ăn các chất kích thích như cay, nóng nó sẽ làm cho mức độ bị trĩ nặng lên.
Chúc bạn mau lành bệnh.
Ăn uống và chữa trị bệnh trĩ như thế nào?
Câu hỏi bởi: kẹo mặn
Thưa bác sĩ!
Gần đây em bị đi ngoài ra máu tươi. Nhưng không có cảm giác đau đớn gì chỉ bị đau bụng nhẹ. Hậu môn có lồi ra ngoài khá nhiều. Em xin được hỏi có phải em bị bệnh trĩ hay không? Và nếu bị bệnh trĩ thì em nên ăn uống và chữa trị như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Bùi Quang Hưng
Chào bạn!
Biểu hiện của bạn rất nhiều khả năng do bệnh trĩ gây ra, bạn cần được khám bác sĩ sớm để chẩn đoán xác định bệnh và được chữa trị kịp thời. Và lời khuyên dành cho bạn về ăn uống hàng ngày như sau:
Không nên có thói quen đi ngoài lâu, đọc sách báo khi đi ngoài.
Không ăn quá no, ăn đồ cay nóng và các chất kích thích (như rượu, ớt, mù tạp, hạt tiêu…) vì nó dễ dàng dẫn tới táo bón, khó đại tiện làm tăng áp lực ổ bụng dẫn đến bệnh trĩ sẽ nặng lên.
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa chất xơ, có tính mát, có tác dụng chống táo bón như rau diếp cá, mồng tơi, rau má, đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, rau lang, khoai lang, bơ, chuối, thanh long, cam, quýt, dưa hấu, quả nho đỏ và đen. Nên ăn thức ăn dạng luộc chín, nấu canh, hấp, tránh dạng chiên xào nhiều dầu mỡ.
Nên tăng cường các thức ăn có tác dụng nhuận tràng, tiêu hóa tốt, giảm đại tiện ra máu, làm mát cơ thể như: đậu đỏ (nên nấu chung với gạo); mè đen; mật ong.
Ăn ngũ cốc nguyên hạt vì nó có chứa tất cả các phần dinh dưỡng của hạt, nó cung cấp nhiều chất xơ, protein và các vi chất dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc tinh chế.
Bổ sung sữa chua bởi sữa chua cung cấp thêm các phế phẩm sinh học mang lại lợi ích cho tiêu hóa, các lợi khuẩn trong sữa chua giúp bộ máy tiêu hóa của bạn tốt hơn và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chế phẩm sinh học trong sữa chua cũng có thể giúp ngăn ngừa và chữa trị bệnh trĩ.
Đồng thời, uống nhiều nước hoặc chất lỏng khác thêm mỗi ngày. Chất lỏng có thể có nguồn gốc từ sữa, nước, nước tinh khiết (nên uống ít nhất 2-3 lít nước/ngày.
Chúc bạn mau khỏe!
cho em hoi benh tri can kien an nhung thu gi?
Câu hỏi bởi: do xuan thanh
bac co the cho em nhung y kien de em ko con di ta bon
Bác sĩ Phạm Văn Tâm
Chào bạn,
Bạn có thể lên mạng để tìm hiểu thêm. Bạn nên kiêng đồ cay nóng, kiêng rau củ quả có nhiều chất xơ, chất kích thích, dầu mỡ, rượu bia. Ăn nhiều rau củ quả có tính chất nhuận tràng như rau lang, mùng tơi, khoai lang.
Thân ái
Chế độ ăn cho người bệnh trĩ.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Xin bác sĩ giải đáp cho em biết chế độ dinh dưỡng tốt cho người bị bệnh trĩ ạ.
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Hiện nay lí do, cơ chế bệnh sinh của bệnh trĩ còn chưa được làm sáng tỏ. Đa số cho rằng trĩ xuất hiện trên những cơ địa như: Sự suy yếu của tổ chức nâng đỡ, rối loạn lưu thông tiêu hoá: táo bón, tiêu chảy, yếu tố nội tiết, yếu tố gia đình, chế độ ăn và có thể liên quan đến một số nghề nghiệp.
Người bị bệnh trĩ nội hay là trĩ ngoại, đã được chữa trị bằng phẫu thuật hay chưa hoặc vẫn đang chữa trị nội khoa hay bằng đông y đều cần có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Xin cung cấp cho em cách bổ sung cho cơ thể những thực phẩm có lợi người bị bệnh trĩ như sau:
Nước trái cây: Đặc biệt là nước của các loại quả mọng có màu đậm sẽ giúp ích cho người bị bệnh trĩ như anh đào, dâu đen và dâu xanh chứa các chất anthocyanin và proanthocyanidin vốn có thể làm giảm đau sưng do bệnh trĩ gây ra bằng cách củng cố các tĩnh mạch trĩ. Uống ít nhất 1 ly nước trái cây hỗn hợp nói trên mỗi ngày.
Thực phẩm nhiều chất sắt: Do bệnh trĩ gây mất máu mãn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu. Những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ…
Gừng, tỏi, củ hành: Bổ sung 3 loại củ này vào chế độ ăn. Mỗi loại củ này giúp phân hủy fibrin. Fibrin giúp xử lý thương tổn ở mô, nội tạng và động mạch. Tuy nhiên, cần lưu ý là dư thừa chất này có thể gây viêm ở động và tĩnh mạch, đặc biệt là khu vực hậu môn.
Các loại dầu: Trong mỗi bữa ăn, nên dùng dầu ô liu, dầu lanh và giấm táo trong món rau trộn. Trong món súp hay bất kỳ món ăn nào thích hợp, hãy dùng dầu ô liu và dầu lanh. Vào cuối mỗi bữa ăn nên uống bổ sung dầu cá, đây là một trong những loại dầu quan trọng nhất cần dùng thường xuyên.
Ngoài ra, người mắc bệnh trĩ nên hạn chế ăn muối do nó có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, khiến cho các tế bào và mạch máu trương căng, làm trầm trọng hơn các biểu hiện bệnh trĩ.
Cũng nên siêng năng vận động, không ngồi lâu một chỗ, hằng ngày nên tập thể dục nhẹ nhàng.
Chúc em sức khỏe.
Điều trị bệnh trĩ thế nào, chế độ ăn uống để bệnh thuyên giảm?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Mẹ tôi năm nay 47 tuổi bị mắc bệnh trĩ, mỗi khi ngồi thi bị lòi trĩ ra khoảng 1 cm, rất ngứa ngáy khó chiu. Vậy xin hỏi có cách nào giúp trị bệnh? Liệu có phẫu thuật được không? Nên ăn những loại thực phẩm nào để bệnh thuyên giảm bệnh trĩ?
Xin cám ơn Bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Khối trĩ thực chất không phải là tổ chức bệnh lý mà là đám rối động tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Khối này có thể nằm ở phía trên đường lược (trĩ nội) hoặc bắt nguồn từ khoang cạnh hậu môn dưới da (trĩ ngoại). Bệnh nhân bị bệnh trĩ sẽ có những bất thường ở tổ chức này: cương tụ, giãn thành búi, gây đau, chảy máu hoặc sa ra ngoài.
Viêm đại tràng và táo bón lâu ngày là các lí do gây bệnh chủ yếu. Ngoài ra, nguy cơ bị bệnh trĩ cũng tăng cao ở những người đứng, ngồi lâu, rất hay cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy đường dài, ăn nhiều chất kích thích, ít chất xơ… Người ta chỉ chữa trị khi trĩ gây những rối loạn tác động đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh.
1. Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:
Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.
Điều chỉnh thói quen ăn uống
Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà
Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu
Uống nước đầy đủ
Ăn nhiều chất xơ
Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ
2. Điều trị nội khoa:
Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút
Thuốc uống: gồm các thuốc có tác dụng làm vững bền thành mạch, hỗ trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chữa trị bệnh trĩ, tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng với trĩ độ 1 và độ 2
Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và thuốc đặt hậu môn các thành phần kháng viêm, giảm đau và dẫn xuất trợ tĩnh mạch
3. Điều trị bằng thủ thuật:
Chích xơ: Chích xơ được chỉ định trong trĩ độ 1 và trĩ độ 2
Thắt trĩ bằng vòng cao su: Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định chữa trị trĩ nội độ 1 và 2
Quang đông hồng ngoại: Quang đông hồng ngoại được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2
Phẫu thuật cắt trĩ: Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, phẫu thuật cắt từng búi trĩ, phẫu thuật Longo, khâu treo trĩ bằng tay, khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler…
– Trĩ nội:
Độ 1: chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt
Độ 2: làm đông bằng nhiệt, thắt bằng dây thun hay cắt trĩ
Độ 3: thắt bằng dây thun hay cắt trĩ
Độ 4: cắt trĩ, trĩ sa nghẹt: uống thuốc chữa trị nội khoa và ngâm nước ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới mổ cắt trĩ
– Trĩ ngoại: Đối với trĩ ngoại không có chỉ định chữa trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Phẫu thuật chữa trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông.
4. Những thực phẩm thích hợp cho người bị bệnh trĩ:
Các loại đậu đỗ: cung cấp protein, vi chất dinh dưỡng, như vitamin B và sắt, và chất xơ, giúp phân mềm và đại tiện dễ hơn
Ngũ cốc nguyên cám (như gạo lứt) chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: selen và folat, protein và chất xơ hơn các loại ngũ cốc tinh chế. Vì vậy, nên sử dụng ngũ cốc nguyên cám để có lượng chất xơ cao hơn, giảm táo bón và bệnh trĩ
Trái cây và rau quả: là nguồn chất chống oxy hóa hàng đầu, chẳng hạn như vitamin C và beta-caroten, trong đó thúc đẩy hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Ví dụ xoài vừa cung cấp gần 4g chất xơ. Rau giàu chất xơ bao gồm súp lơ xanh, rau lá xanh, bắp cải và cà rốt luộc. Đặc biệt các loại quả như: cam, quýt, cà chua, dưa chuột, cần tây đều rất tốt cho đường tiêu hóa.
Uống nhiều nước: Nên uống ít nhất 2 lít nước/ngày để giúp phân mềm mại hơn, giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ
Để có thể chữa trị bệnh hiệu quả, bạn hãy đưa mẹ đến bệnh viện khám và chữa trị theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc mẹ bạn mau khỏi bệnh!
Bệnh trĩ nên ăn uống thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Hiện tôi bị bệnh trĩ, búi trĩ to khoảng 1cm, có lúc có lúc không. Vậy xin cho biết tôi nên ăn uống và uống thuốc nào để chữa trị?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân
Xin chào bạn.
Bệnh trĩ không nguy hiểm tính mạng nhưng gây ra các biểu hiện rất khó chịu. Nếu bạn đã bị bệnh trĩ thì bạn nên đi khám để xác định đúng đó là trĩ hay là các bệnh khác và mức độ bị trĩ có cần phải phẫu thuật không hay chỉ uống thuốc là khỏi. Trước mắt bạn nên dùng các lạo thuốc như Daflon, hoặc thuốc đặt hậu môn Proctolog. Không nên ăn các chất kích thích như cay, nóng nó sẽ làm cho mức độ bị trĩ nặng lên.
Chúc bạn mau lành bệnh.
Ăn uống và chữa trị bệnh trĩ như thế nào?
Câu hỏi bởi: kẹo mặn
Thưa bác sĩ!
Gần đây em bị đi ngoài ra máu tươi. Nhưng không có cảm giác đau đớn gì chỉ bị đau bụng nhẹ. Hậu môn có lồi ra ngoài khá nhiều. Em xin được hỏi có phải em bị bệnh trĩ hay không? Và nếu bị bệnh trĩ thì em nên ăn uống và chữa trị như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Bùi Quang Hưng
Chào bạn!
Biểu hiện của bạn rất nhiều khả năng do bệnh trĩ gây ra, bạn cần được khám bác sĩ sớm để chẩn đoán xác định bệnh và được chữa trị kịp thời. Và lời khuyên dành cho bạn về ăn uống hàng ngày như sau:
Không nên có thói quen đi ngoài lâu, đọc sách báo khi đi ngoài.
Không ăn quá no, ăn đồ cay nóng và các chất kích thích (như rượu, ớt, mù tạp, hạt tiêu…) vì nó dễ dàng dẫn tới táo bón, khó đại tiện làm tăng áp lực ổ bụng dẫn đến bệnh trĩ sẽ nặng lên.
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa chất xơ, có tính mát, có tác dụng chống táo bón như rau diếp cá, mồng tơi, rau má, đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, rau lang, khoai lang, bơ, chuối, thanh long, cam, quýt, dưa hấu, quả nho đỏ và đen. Nên ăn thức ăn dạng luộc chín, nấu canh, hấp, tránh dạng chiên xào nhiều dầu mỡ.
Nên tăng cường các thức ăn có tác dụng nhuận tràng, tiêu hóa tốt, giảm đại tiện ra máu, làm mát cơ thể như: đậu đỏ (nên nấu chung với gạo); mè đen; mật ong.
Ăn ngũ cốc nguyên hạt vì nó có chứa tất cả các phần dinh dưỡng của hạt, nó cung cấp nhiều chất xơ, protein và các vi chất dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc tinh chế.
Bổ sung sữa chua bởi sữa chua cung cấp thêm các phế phẩm sinh học mang lại lợi ích cho tiêu hóa, các lợi khuẩn trong sữa chua giúp bộ máy tiêu hóa của bạn tốt hơn và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chế phẩm sinh học trong sữa chua cũng có thể giúp ngăn ngừa và chữa trị bệnh trĩ.
Đồng thời, uống nhiều nước hoặc chất lỏng khác thêm mỗi ngày. Chất lỏng có thể có nguồn gốc từ sữa, nước, nước tinh khiết (nên uống ít nhất 2-3 lít nước/ngày.
Chúc bạn mau khỏe!
cho em hoi benh tri can kien an nhung thu gi?
Câu hỏi bởi: do xuan thanh
bac co the cho em nhung y kien de em ko con di ta bon
Bác sĩ Phạm Văn Tâm
Chào bạn,
Bạn có thể lên mạng để tìm hiểu thêm. Bạn nên kiêng đồ cay nóng, kiêng rau củ quả có nhiều chất xơ, chất kích thích, dầu mỡ, rượu bia. Ăn nhiều rau củ quả có tính chất nhuận tràng như rau lang, mùng tơi, khoai lang.
Thân ái
Theo ViCare