Hỏi Bác Sĩ - Trật khớp là chấn thương khớp, trong đó khớp rời khỏi vị trí bình thường. Chấn thương làm khớp tạm thời bị biến dạng và không vận động được, có thể gây đau đột ngột và nghiêm trọng.
Trật khớp Lisfranc
Câu hỏi bởi: Trần Tuấn Kiệt
Chào bác sĩ! Cháu bị trật khớp Lisfranc từ đầu năm tới giờ nhưng vẫn chưa đi mổ, cháu có chơi thể thao là bóng đá. Bác sĩ cho cháu hỏi là cháu có thể dùng bình xịt lạnh giảm đau trong lúc đá được không ạ vì cháu không thể chạy bình thường như trước đây. Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Quang Anh
Chào bạn.
Khớp này rất quan trọng vì nó là đỉnh của vòm bàn chân. Hình vòm tạo ra độ nhún của bàn chân khi chạy nhảy, đi lại. Trước mắt bạn không nên chơi thể thao cần nhiều độ nhún của bàn chân. Bạn nên đến khám lại chuyên khoa ngoại chấn thương để có lời khuyên tốt nhất.
Chúc bạn sớm bình phục .
Trật khớp đầu gối
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ ! Năm nay cháu đẫ 19t, cách đây 4 năm cháu có bị trật khớp đầu gối, cụ thể là trật xương bánh chè. Gần 2 năm nay cháu có hay bị trật lại vài lần, trước mối lần trật cháu không hoạt động mạnh gì cả mà chỉ đứng thẳng hoặc là khi cháu nằm thẳng thì có người đè mạnh lên đầu gối cháu thì chân cũng bị trật. Vậy chân cháu là do nguyên nhân gì ạ ? Và có cách nào phòng tránh hay khắc phục không? Nếu phải mổ thì bao lâu cháu mới có thể đi lại bình thường ạ? Xin cảm ơn bác sĩ !
Bác sĩ Dương Quang Huy
Chào bạn,
Tinh hoàn ở nam giới có 02 nhiệm vụ:
1. Sản sinh tinh trùng giúp duy trì nòi giống
2. Sản sinh Testosterone duy trì các đặc tính nam giới (cơ bắp, râu tóc, sinh lý tình dục).
Việc teo tinh hoàn sẽ ảnh hưởng trên 02 vấn đề trên. Các bệnh lý gây teo tinh hoàn như giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh hoàn ẩn, hậu quai bị, Klinefelter, suy sinh dục… hay các tổn thương vỡ tinh hoàn… Tùy theo nguyên nhân gây teo tinh hoàn mà có thể điều trị hồi phục (về kích thước và 02 chức năng trên) hay không.
Hiện nay khoa học phát triển nên ngay cả khi không thể hồi phục về kích thước và chức năng như tự nhiên thì vẫn có thể giúp người bệnh có con (hỗ trợ sinh sản) hay duy trì các đặc điểm sinh lý nam giới bằng nội tiết thay thế.
Hi vọng thông tin hữu ích đối với bạn. Chúc bạn sức khỏe!
Trật khớp tay
Câu hỏi bởi: Giấu tên
E năm nay 26 t.e bi trât khop tay khi da bong .da nắm lai khớp duoc 3 tuan.chi dinh cua bac sy treo tay 10 ngay.sau 10 ngay thao ra den nay viêc co hết vào vẫn còn khó.và vẫn còn sưng.theo bác sy e cần phải làm gi ah.cam on bac sy
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn cần chườm lạnh vào vùng sưng và tập co duỗi nhẹ nhàng khớp khuỷu tay. Tập chủ động (tức là tự co duỗi cẳng tay) hoặc tập thụ động, dùng tay lành gấp và duỗi từ từ tay bị chấn thương đến mức độ đau già thì dừng lại giữ nguyên ở tư thế đó chừng 5-6 phút thì thả ra, làm như thế nhiều lần trong ngày.
Bạn còn trẻ nếu sau 2 tháng mà tay vẫn không gấp được vào hết hoặc không duỗi được hết là cố tật mãi như vậy, cho nên bạn phải kiên trì tập theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu khớp khuỷu sưng rất to kèm theo nóng đỏ thì bạn nên đi chụp phim lại xem có tổn thương khớp kèm theo hay không? Có tràn dịch khớp hay không?. Nếu chỉ sưng vừa phải thì một thời gian tổn thương do dãn dây chằng sẽ thoái lui dần.
Chúc bạn mau lành chấn thương.
Điều trị trật khớp vai ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ.
Em tên là Dương, năm nay em 22 tuổi chưa lập gia đình. Em bị trật khớp vai, do em không biết, giờ em phát hiện cảm thấy lo và tự ti, em không biết chữa ở đâu và thành công không? Em đang ở Cần Thơ. Mong bác sĩ tư vấn.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Nếu em bị trật khớp vai thì chỉ cần nắn chỉnh sẽ trở lại bình thường. Trật khớp vai hay gặp thể ra trước vào trong xuống dưới, biểu hiện của trật khớp vai là tay luôn dạng tạo với thân người một góc 20 độ hoặc tay luôn khép vào trong với thể trật ra sau. Em cần đến các bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp để nắn chỉnh.
Chúc em mạnh khỏe.
Trật khớp ngón tay (ngón tay áp út bàn tay phải)
Câu hỏi bởi: Văn Đình Hoàng Vũ
Thưa bác sĩ, cháu là sinh viên năm 2, cách đây tầm 5 tháng cháu đi đá bòng thì bị ngã đè lên làm trật khớp ngón tay, 2 đốt trên lệch hẳn với đốt dưới. Do chủ quan và xem nhẹ nên cháu ko quan tâm đến nó lắm, cứ nghĩ là sưng rồi sau nó khỏi. Nhưng đến giờ tuy ngón tay cử động tương đối linh hoạt nhưng vẫn hơi đâu. Vậy bác cho cháu hỏi có thể khắc phục được tình trạng này nữa ko ạ? và cách thức khắc phục như thế nào ạ? cháu xin cảm ơn.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Khớp ngón tay là khớp không ôm khít như khớp vai, khớp háng: có hõm ở một xương và lồi ở một xương mà cả hai bên đều lồi, việc giữ cho khớp thăng bằng dựa hoàn toàn vào các dây chằng bên. Vì vậy trật khớp ngón tay có hai trạng thái rõ ràng: Một là trật khớp làm hai xương lệch rời xa hẳn nhau, ngón tay không thể cử động được nữa, phải kéo nắn lại ngay, Hai là: ở mức độ di lệch ít, khớp sưng nề, ngón tay vẫn nhúc nhắc cử động được, chỉ có tổn thương dãn dây chằng
Như vậy bạn có thể ở trường hợp thứ 2 tuy hai đốt ngón tay có thể lệch trục rõ ràng nhưng khớp vẫn tì sát hai xương vào nhau, các cơ co vẫn làm duỗi hoặc gấp ngón tay được.
Để khắc phục tình trạng này bạn chỉ còn cách tập luyện co duỗi ngón tay thụ động tức là dùng bàn tay lành co gấp ngón đau đến mức đau già thì dừng lại giữ nguyên tư thế đó chứng 4-5 phút mới thả ra, nếu khớp sưng nhiều thì chườm đá lạnh.
Chúc bạn mạnh khỏe
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Do khớp tì không đúng điểm giải phẫu , nên cử động khó khăn và đau đồng thời bị sưng khớp bị lệch theo cơ chế bù trừ, Hiện tượng đau theo thời gian sẽ hết dần, nhưng khớp bị sưng trồi to ra là không hết và chức năng ngón tay đó bị hạn chế do khớp bị lệch
Thân ái.
Trật khớp Lisfranc
Câu hỏi bởi: Trần Tuấn Kiệt
Chào bác sĩ! Cháu bị trật khớp Lisfranc từ đầu năm tới giờ nhưng vẫn chưa đi mổ, cháu có chơi thể thao là bóng đá. Bác sĩ cho cháu hỏi là cháu có thể dùng bình xịt lạnh giảm đau trong lúc đá được không ạ vì cháu không thể chạy bình thường như trước đây. Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Quang Anh
Chào bạn.
Khớp này rất quan trọng vì nó là đỉnh của vòm bàn chân. Hình vòm tạo ra độ nhún của bàn chân khi chạy nhảy, đi lại. Trước mắt bạn không nên chơi thể thao cần nhiều độ nhún của bàn chân. Bạn nên đến khám lại chuyên khoa ngoại chấn thương để có lời khuyên tốt nhất.
Chúc bạn sớm bình phục .
Trật khớp đầu gối
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ ! Năm nay cháu đẫ 19t, cách đây 4 năm cháu có bị trật khớp đầu gối, cụ thể là trật xương bánh chè. Gần 2 năm nay cháu có hay bị trật lại vài lần, trước mối lần trật cháu không hoạt động mạnh gì cả mà chỉ đứng thẳng hoặc là khi cháu nằm thẳng thì có người đè mạnh lên đầu gối cháu thì chân cũng bị trật. Vậy chân cháu là do nguyên nhân gì ạ ? Và có cách nào phòng tránh hay khắc phục không? Nếu phải mổ thì bao lâu cháu mới có thể đi lại bình thường ạ? Xin cảm ơn bác sĩ !
Bác sĩ Dương Quang Huy
Chào bạn,
Tinh hoàn ở nam giới có 02 nhiệm vụ:
1. Sản sinh tinh trùng giúp duy trì nòi giống
2. Sản sinh Testosterone duy trì các đặc tính nam giới (cơ bắp, râu tóc, sinh lý tình dục).
Việc teo tinh hoàn sẽ ảnh hưởng trên 02 vấn đề trên. Các bệnh lý gây teo tinh hoàn như giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh hoàn ẩn, hậu quai bị, Klinefelter, suy sinh dục… hay các tổn thương vỡ tinh hoàn… Tùy theo nguyên nhân gây teo tinh hoàn mà có thể điều trị hồi phục (về kích thước và 02 chức năng trên) hay không.
Hiện nay khoa học phát triển nên ngay cả khi không thể hồi phục về kích thước và chức năng như tự nhiên thì vẫn có thể giúp người bệnh có con (hỗ trợ sinh sản) hay duy trì các đặc điểm sinh lý nam giới bằng nội tiết thay thế.
Hi vọng thông tin hữu ích đối với bạn. Chúc bạn sức khỏe!
Trật khớp tay
Câu hỏi bởi: Giấu tên
E năm nay 26 t.e bi trât khop tay khi da bong .da nắm lai khớp duoc 3 tuan.chi dinh cua bac sy treo tay 10 ngay.sau 10 ngay thao ra den nay viêc co hết vào vẫn còn khó.và vẫn còn sưng.theo bác sy e cần phải làm gi ah.cam on bac sy
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn cần chườm lạnh vào vùng sưng và tập co duỗi nhẹ nhàng khớp khuỷu tay. Tập chủ động (tức là tự co duỗi cẳng tay) hoặc tập thụ động, dùng tay lành gấp và duỗi từ từ tay bị chấn thương đến mức độ đau già thì dừng lại giữ nguyên ở tư thế đó chừng 5-6 phút thì thả ra, làm như thế nhiều lần trong ngày.
Bạn còn trẻ nếu sau 2 tháng mà tay vẫn không gấp được vào hết hoặc không duỗi được hết là cố tật mãi như vậy, cho nên bạn phải kiên trì tập theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu khớp khuỷu sưng rất to kèm theo nóng đỏ thì bạn nên đi chụp phim lại xem có tổn thương khớp kèm theo hay không? Có tràn dịch khớp hay không?. Nếu chỉ sưng vừa phải thì một thời gian tổn thương do dãn dây chằng sẽ thoái lui dần.
Chúc bạn mau lành chấn thương.
Điều trị trật khớp vai ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ.
Em tên là Dương, năm nay em 22 tuổi chưa lập gia đình. Em bị trật khớp vai, do em không biết, giờ em phát hiện cảm thấy lo và tự ti, em không biết chữa ở đâu và thành công không? Em đang ở Cần Thơ. Mong bác sĩ tư vấn.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Nếu em bị trật khớp vai thì chỉ cần nắn chỉnh sẽ trở lại bình thường. Trật khớp vai hay gặp thể ra trước vào trong xuống dưới, biểu hiện của trật khớp vai là tay luôn dạng tạo với thân người một góc 20 độ hoặc tay luôn khép vào trong với thể trật ra sau. Em cần đến các bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp để nắn chỉnh.
Chúc em mạnh khỏe.
Trật khớp ngón tay (ngón tay áp út bàn tay phải)
Câu hỏi bởi: Văn Đình Hoàng Vũ
Thưa bác sĩ, cháu là sinh viên năm 2, cách đây tầm 5 tháng cháu đi đá bòng thì bị ngã đè lên làm trật khớp ngón tay, 2 đốt trên lệch hẳn với đốt dưới. Do chủ quan và xem nhẹ nên cháu ko quan tâm đến nó lắm, cứ nghĩ là sưng rồi sau nó khỏi. Nhưng đến giờ tuy ngón tay cử động tương đối linh hoạt nhưng vẫn hơi đâu. Vậy bác cho cháu hỏi có thể khắc phục được tình trạng này nữa ko ạ? và cách thức khắc phục như thế nào ạ? cháu xin cảm ơn.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Khớp ngón tay là khớp không ôm khít như khớp vai, khớp háng: có hõm ở một xương và lồi ở một xương mà cả hai bên đều lồi, việc giữ cho khớp thăng bằng dựa hoàn toàn vào các dây chằng bên. Vì vậy trật khớp ngón tay có hai trạng thái rõ ràng: Một là trật khớp làm hai xương lệch rời xa hẳn nhau, ngón tay không thể cử động được nữa, phải kéo nắn lại ngay, Hai là: ở mức độ di lệch ít, khớp sưng nề, ngón tay vẫn nhúc nhắc cử động được, chỉ có tổn thương dãn dây chằng
Như vậy bạn có thể ở trường hợp thứ 2 tuy hai đốt ngón tay có thể lệch trục rõ ràng nhưng khớp vẫn tì sát hai xương vào nhau, các cơ co vẫn làm duỗi hoặc gấp ngón tay được.
Để khắc phục tình trạng này bạn chỉ còn cách tập luyện co duỗi ngón tay thụ động tức là dùng bàn tay lành co gấp ngón đau đến mức đau già thì dừng lại giữ nguyên tư thế đó chứng 4-5 phút mới thả ra, nếu khớp sưng nhiều thì chườm đá lạnh.
Chúc bạn mạnh khỏe
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Do khớp tì không đúng điểm giải phẫu , nên cử động khó khăn và đau đồng thời bị sưng khớp bị lệch theo cơ chế bù trừ, Hiện tượng đau theo thời gian sẽ hết dần, nhưng khớp bị sưng trồi to ra là không hết và chức năng ngón tay đó bị hạn chế do khớp bị lệch
Thân ái.
Theo ViCare