Hỏi Bác Sĩ - Giãn dây chằng khớp gối là một chấn thương phổ biến do dây chằng ở đầu gối bị kéo dài và rách nhưng xương không bị gãy. Những lý giải dưới đây sẽ phần nào giải đáp cho bạn về mức độ nguy hiểm của bệnh,
Giãn dây chằng bên, kẹt khớp gối phải điều trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Linda Tran
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 24 tuổi, là nữ giới. Tháng 9 năm 2013 cháu bị chấn thương giãn dây chằng bên phía trong chân phải do tập luyện thể thao. Nhưng nửa năm sau đó do cháu không giữ được nên cháu thường xuyên bị tái phát. Khoảng 6 tháng trước cháu đi khám, có chụp X-quang, bác sĩ bảo không sao chỉ cần nghỉ ngơi chừng 1 tháng là ổn. Cháu đã nghỉ chơi thể thao 6 tháng rồi và cũng lâu không bị trật chân lại nhưng chân cháu vẫn rất yếu, chỉ cần sai tư thế một chút là lại bị khụy gối, leo cầu thang thỉnh thoảng vẫn bị đau và có tiếng khục khặc ở gối phải. Gần đây cháu còn bị co cơ phía sau gối phải, nắn một lúc mới có thể đi lại bình thường. Hôm trước cháu còn bị kẹt khớp, đầu tiên cơ hơi co, đi hơi đau đau, sau đó cháu ngồi một lúc thì không duỗi chân ra được, cảm giác có cái gì đó vướng vướng phía trước đầu gối gây đau. Sau khi cháu nắn thì chân bắt đầu duỗi ra được nhưng việc gập duỗi vẫn rất khó và đau. Cháu tiếp tục nắn và làm lỏng khớp gối thêm. Hôm sau tỉnh dậy thì cháu lại gập duỗi bình thường và chỉ hơi nhức gối một chút. Xin bác sĩ chẩn đoán và cho cháu lời khuyên nên đi bệnh viện nào khám và làm những xét nghiệm gì? Cháu ở khu vực Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Sau chấn thương vào vùng gối khoảng 4 tháng nay mà khớp gối của bạn bị mất vững như bạn mô tả thì tôi nghĩ nhiều tới khả năng tổn thương dây chằng chéo của khớp gối (đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau). Để chẩn đoán chính xác tổn thương dây chằng chéo thì cần phải chụp phim cộng hưởng từ khớp gối. Nếu có đứt dây chằng chéo thì cần phải phẫu thuật nội soi khớp gối để tái tạo lại dây chằng chéo.
Hiện nay, máy chụp cộng hưởng từ khá đắt tiền, không phải cơ sở y tế nào cũng có và kĩ thuật mổ nội soi khớp gối là một kĩ thuật khó nên thường chỉ những cơ sở y tế lớn, có chuyên khoa sâu về chấn thương chỉnh hình mới có thể thực hiện được phẫu thuật này. Nếu bạn đang ở khu vực Hai Bà Trưng, Hà Nội thì bạn nên đến khám tại Bệnh viện Việt Đức, xin khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Cảm giác 2 khớp gối lệch có phải bị đứt dây chằng không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Mẹ tôi 63 tuổi. Mẹ đi xe đạp bị va chạm đã vội chống chân mạnh xuống đất. Bác sĩ thuốc nam phán đoán má tôi bị giãn dây chằng ở đầu gối. Bó thuốc hơn 1 tháng mà đầu gối vẫn đau. Ngồi xuống đứng lên không nhẹ nhàng cảm giác 2 khớp gối bị lệch làm dây chằng căng hơn, mỗi lần vậy rất đau, chỉ còn cách ngồi lắc đầu gối cho đúng khớp rồi mới đứng dậy di chuyển được. Tôi muốn mẹ đến viện chụp CT nhưng bà không đi. Có phải má tôi bị đứt dây chằng đầu gối không ạ? Rất mong được bác sĩ giải đáp.
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn!
Nếu tư thế của mẹ bạn khi bị tai nạn là chống mạnh chân xuống đất thì rất khó có khả năng dẫn đến đứt hoặc giãn dây chẳng ở đầu gối. Có thể do va chạm mạnh nên mẹ em bị tổn thương phần sụn hoặc đầu xương trong khớp gối, dẫn đến đau. Tốt nhất bạn nên thuyết phục mẹ đi khám ở chuyên khoa ngoại để được các bác sĩ kiểm tra kỹ tình trạng chấn thương, từ đó mới có hướng chữa trị hiệu quả.
Chúc mẹ bạn chóng khỏe!
Cách luyện tập sau khi bị giãn dây chằng đầu gối
Câu hỏi bởi: namkhang97
Chào bác sĩ.
Em đi bệnh viện chấn thương chỉnh hình của Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi chụp MRI thì em được chuẩn đoán bị giãn dây chằng chéo ở đầu gối. Sau hơn 2 tháng dùng thuốc và dùng miếng bó để nẹp chân thì chân em đã hết đau, bây giờ bác sĩ cho em thuốc và kêu không cần đeo miếng bó nữa, chỉ cần luyện tập bằng cách co đầu gối lại thật mạnh để hồi phục. Cho em hỏi rõ cách luyện tập chính xác nhất ạ, và em cảm thấy khi xoay chân vẫn còn cảm thấy như khớp gối bị lỏng, khi xoay nghe tiếng khực nhưng không hề đau gì hết. Cho em hỏi như vậy là bình thường hay bất thường ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Duyên
Chào em.
Trong chấn thương giãn dây chằng chéo khớp gối thì cần phải đeo nẹp cố định khớp gối trong một thời gian, uống các thuốc giảm đau, giảm nề. Sau khi tháo nẹp thì cần tập vật lý trị liệu, tập vận động co duỗi khớp gối tích cực. Mục đích là giảm viêm, giảm nề và tăng sức cơ giúp bù lại sự giãn của dây chằng để làm vững khớp gối. Tuy nhiên, tuyệt đối em không được tập động tác xoay chân, cho đến khi có thể đi, chạy nhanh được. Tốt nhất em nên đến các trung tâm Vật lý trị liệu để luyện tập.
Chúc em mạnh khỏe.
Bị giãn dây chằng gối chéo trước, chân đau, yếu, có hiện tượng teo cơ phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Ngọc nga
Thưa bác sĩ.
1 năm trước em bị té xe đi khám và chụp X-quang thì bác sĩ chẩn đoán em bị giãn dây chằng gối chéo trước và kêu em phải mổ gấp. Vì lúc đó nhà em không có điều kiện nên em không thể mổ. Bây giờ chân em đau, đi hoặc đứng thì rất đuối và có dấu hiệu bị teo cơ. Vậy giờ em phải làm sao? Bác sĩ cho em lời khuyên ạ.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn bị đuối chân và bị teo cơ là triệu chứng của lỏng gối do đứt hoặc dãn dây chằng chéo trước. Đặc điểm của đứt (hoặc dãn) dây chằng chéo trước khớp gối là không bao giờ tự khỏi mà càng ngày các triệu chứng mất chức năng khớp gối càng tăng dần dù không có thêm chấn thương nữa.
Đứt dây chằng khớp gối nếu không được phẫu thuật sẽ dẫn đến lỏng gối và dần tiến tới mất chức năng khớp gối bệnh nhân phải đi có nạng hỗ trợ. Dấu hiệu của lỏng gối là:
Có cảm giác chân yếu khi đi lại.
Khó khăn khi phải đứng trụ bằng chân bị lỏng gối.
Lực đá bị suy giảm rõ rệt, nhất là với các vận động viên bóng đá: sút không còn mạnh như xưa, đường banh đi không còn chính xác, bị chệch hướng.
Khi chạy nhanh có cảm giác ríu chân nên dễ vấp ngã.
Khi đi nhanh trên đường không bằng phẳng dễ có cảm giác trẹo gối, mất cảm giác bám đường, giảm khả năng giữ vững chân để tránh ngã khi vấp phải những vật cản nhỏ trên đường như viên đá, hố nhỏ. Vì thế người bị lỏng gối dễ bị ngã trẹo gối khi đi nhanh.
Cảm giác bất thường khi lên xuống dốc hay cầu thang. Sự nhanh nhẹn bình thường không còn, thay vào đó là việc khó điều khiển chân mình như ý muốn. Biểu hiện rõ ràng nhất là khi người bệnh không thể bước hoặc xuống mỗi hai bậc thang như trước đây.
Sau chấn thương một thời gian, người bệnh phát hiện đùi bị teo cơ.
Bạn nên đi mổ nội soi tái tạo dây chằng khớp gối, dù bị chấn thương đã lâu, để tránh tổn thương thêm các bộ phận khác của khớp gối dẫn đến mất hẳn khả năng đi lại. Kỹ thuật mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối hiện nay đã triển khai tốt ở một số bệnh viện tuyến tỉnh, không phải đi Việt Đức nữa.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Giãn dây chằng bên, kẹt khớp gối phải điều trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Linda Tran
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 24 tuổi, là nữ giới. Tháng 9 năm 2013 cháu bị chấn thương giãn dây chằng bên phía trong chân phải do tập luyện thể thao. Nhưng nửa năm sau đó do cháu không giữ được nên cháu thường xuyên bị tái phát. Khoảng 6 tháng trước cháu đi khám, có chụp X-quang, bác sĩ bảo không sao chỉ cần nghỉ ngơi chừng 1 tháng là ổn. Cháu đã nghỉ chơi thể thao 6 tháng rồi và cũng lâu không bị trật chân lại nhưng chân cháu vẫn rất yếu, chỉ cần sai tư thế một chút là lại bị khụy gối, leo cầu thang thỉnh thoảng vẫn bị đau và có tiếng khục khặc ở gối phải. Gần đây cháu còn bị co cơ phía sau gối phải, nắn một lúc mới có thể đi lại bình thường. Hôm trước cháu còn bị kẹt khớp, đầu tiên cơ hơi co, đi hơi đau đau, sau đó cháu ngồi một lúc thì không duỗi chân ra được, cảm giác có cái gì đó vướng vướng phía trước đầu gối gây đau. Sau khi cháu nắn thì chân bắt đầu duỗi ra được nhưng việc gập duỗi vẫn rất khó và đau. Cháu tiếp tục nắn và làm lỏng khớp gối thêm. Hôm sau tỉnh dậy thì cháu lại gập duỗi bình thường và chỉ hơi nhức gối một chút. Xin bác sĩ chẩn đoán và cho cháu lời khuyên nên đi bệnh viện nào khám và làm những xét nghiệm gì? Cháu ở khu vực Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Sau chấn thương vào vùng gối khoảng 4 tháng nay mà khớp gối của bạn bị mất vững như bạn mô tả thì tôi nghĩ nhiều tới khả năng tổn thương dây chằng chéo của khớp gối (đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau). Để chẩn đoán chính xác tổn thương dây chằng chéo thì cần phải chụp phim cộng hưởng từ khớp gối. Nếu có đứt dây chằng chéo thì cần phải phẫu thuật nội soi khớp gối để tái tạo lại dây chằng chéo.
Hiện nay, máy chụp cộng hưởng từ khá đắt tiền, không phải cơ sở y tế nào cũng có và kĩ thuật mổ nội soi khớp gối là một kĩ thuật khó nên thường chỉ những cơ sở y tế lớn, có chuyên khoa sâu về chấn thương chỉnh hình mới có thể thực hiện được phẫu thuật này. Nếu bạn đang ở khu vực Hai Bà Trưng, Hà Nội thì bạn nên đến khám tại Bệnh viện Việt Đức, xin khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Cảm giác 2 khớp gối lệch có phải bị đứt dây chằng không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Mẹ tôi 63 tuổi. Mẹ đi xe đạp bị va chạm đã vội chống chân mạnh xuống đất. Bác sĩ thuốc nam phán đoán má tôi bị giãn dây chằng ở đầu gối. Bó thuốc hơn 1 tháng mà đầu gối vẫn đau. Ngồi xuống đứng lên không nhẹ nhàng cảm giác 2 khớp gối bị lệch làm dây chằng căng hơn, mỗi lần vậy rất đau, chỉ còn cách ngồi lắc đầu gối cho đúng khớp rồi mới đứng dậy di chuyển được. Tôi muốn mẹ đến viện chụp CT nhưng bà không đi. Có phải má tôi bị đứt dây chằng đầu gối không ạ? Rất mong được bác sĩ giải đáp.
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn!
Nếu tư thế của mẹ bạn khi bị tai nạn là chống mạnh chân xuống đất thì rất khó có khả năng dẫn đến đứt hoặc giãn dây chẳng ở đầu gối. Có thể do va chạm mạnh nên mẹ em bị tổn thương phần sụn hoặc đầu xương trong khớp gối, dẫn đến đau. Tốt nhất bạn nên thuyết phục mẹ đi khám ở chuyên khoa ngoại để được các bác sĩ kiểm tra kỹ tình trạng chấn thương, từ đó mới có hướng chữa trị hiệu quả.
Chúc mẹ bạn chóng khỏe!
Cách luyện tập sau khi bị giãn dây chằng đầu gối
Câu hỏi bởi: namkhang97
Chào bác sĩ.
Em đi bệnh viện chấn thương chỉnh hình của Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi chụp MRI thì em được chuẩn đoán bị giãn dây chằng chéo ở đầu gối. Sau hơn 2 tháng dùng thuốc và dùng miếng bó để nẹp chân thì chân em đã hết đau, bây giờ bác sĩ cho em thuốc và kêu không cần đeo miếng bó nữa, chỉ cần luyện tập bằng cách co đầu gối lại thật mạnh để hồi phục. Cho em hỏi rõ cách luyện tập chính xác nhất ạ, và em cảm thấy khi xoay chân vẫn còn cảm thấy như khớp gối bị lỏng, khi xoay nghe tiếng khực nhưng không hề đau gì hết. Cho em hỏi như vậy là bình thường hay bất thường ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Duyên
Chào em.
Trong chấn thương giãn dây chằng chéo khớp gối thì cần phải đeo nẹp cố định khớp gối trong một thời gian, uống các thuốc giảm đau, giảm nề. Sau khi tháo nẹp thì cần tập vật lý trị liệu, tập vận động co duỗi khớp gối tích cực. Mục đích là giảm viêm, giảm nề và tăng sức cơ giúp bù lại sự giãn của dây chằng để làm vững khớp gối. Tuy nhiên, tuyệt đối em không được tập động tác xoay chân, cho đến khi có thể đi, chạy nhanh được. Tốt nhất em nên đến các trung tâm Vật lý trị liệu để luyện tập.
Chúc em mạnh khỏe.
Bị giãn dây chằng gối chéo trước, chân đau, yếu, có hiện tượng teo cơ phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Ngọc nga
Thưa bác sĩ.
1 năm trước em bị té xe đi khám và chụp X-quang thì bác sĩ chẩn đoán em bị giãn dây chằng gối chéo trước và kêu em phải mổ gấp. Vì lúc đó nhà em không có điều kiện nên em không thể mổ. Bây giờ chân em đau, đi hoặc đứng thì rất đuối và có dấu hiệu bị teo cơ. Vậy giờ em phải làm sao? Bác sĩ cho em lời khuyên ạ.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn bị đuối chân và bị teo cơ là triệu chứng của lỏng gối do đứt hoặc dãn dây chằng chéo trước. Đặc điểm của đứt (hoặc dãn) dây chằng chéo trước khớp gối là không bao giờ tự khỏi mà càng ngày các triệu chứng mất chức năng khớp gối càng tăng dần dù không có thêm chấn thương nữa.
Đứt dây chằng khớp gối nếu không được phẫu thuật sẽ dẫn đến lỏng gối và dần tiến tới mất chức năng khớp gối bệnh nhân phải đi có nạng hỗ trợ. Dấu hiệu của lỏng gối là:
Có cảm giác chân yếu khi đi lại.
Khó khăn khi phải đứng trụ bằng chân bị lỏng gối.
Lực đá bị suy giảm rõ rệt, nhất là với các vận động viên bóng đá: sút không còn mạnh như xưa, đường banh đi không còn chính xác, bị chệch hướng.
Khi chạy nhanh có cảm giác ríu chân nên dễ vấp ngã.
Khi đi nhanh trên đường không bằng phẳng dễ có cảm giác trẹo gối, mất cảm giác bám đường, giảm khả năng giữ vững chân để tránh ngã khi vấp phải những vật cản nhỏ trên đường như viên đá, hố nhỏ. Vì thế người bị lỏng gối dễ bị ngã trẹo gối khi đi nhanh.
Cảm giác bất thường khi lên xuống dốc hay cầu thang. Sự nhanh nhẹn bình thường không còn, thay vào đó là việc khó điều khiển chân mình như ý muốn. Biểu hiện rõ ràng nhất là khi người bệnh không thể bước hoặc xuống mỗi hai bậc thang như trước đây.
Sau chấn thương một thời gian, người bệnh phát hiện đùi bị teo cơ.
Bạn nên đi mổ nội soi tái tạo dây chằng khớp gối, dù bị chấn thương đã lâu, để tránh tổn thương thêm các bộ phận khác của khớp gối dẫn đến mất hẳn khả năng đi lại. Kỹ thuật mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối hiện nay đã triển khai tốt ở một số bệnh viện tuyến tỉnh, không phải đi Việt Đức nữa.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare