Hỏi Bác Sĩ - Cùng tham khảo phương pháp điều trị tê cứng chân tay của bác sĩ với tuyển chọn câu hỏi sau đây để bổ sung thêm kiến thức hữu ích về vấn đề phổ biến này.
Đau nhức khớp và tê cóng chân tay chữa trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Mẹ em năm nay 39 tuổi. Mẹ em làm công việc phải thường xuyên đi lại. Mẹ em hay bị đau nhức khớp và hay tê cóng tay chân. Bác sĩ cho em hỏi có món ăn hay những bài tập nào giúp mẹ em bớt đau nhức và không thường tê tay chân nữa không ạ? Em rất mong nhận được câu trả lời.
Em cám ơn bác sĩ ạ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Theo như em kể mẹ hay bị đau nhức khớp và tê cóng tay chân nhưng không nói đến có bị bệnh gì kèm theo không nên chúng tôi cũng khó giải đáp cho em được. Ở tuổi này, đau nhức khớp, hay tê cóng tay chân có nhiều lí do như thiếu canxi, do chèn ép dây thần kinh… Em nên khuyên mẹ đi khám Nội khoa để được làm thêm một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm đường máu, chụp X-quang xương khớp… để có chẩn đoán chính xác và biện pháp chữa trị hợp lý.
Chúc hai mẹ con khỏe!
Chân phải bị tê, cảm giác như dây thun thắt cổ chân chữa trị ra sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em tên Dũng, vừa qua em ngồi chéo chân làm việc trên máy tính thời gian dài. Chân phải em bị tê, cảm giác như có dây thun thắt cổ chân vậy. Bác sĩ bảo em bị viêm khớp dạng thấp. Xin bác sĩ cho em lời khuyên!
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Bệnh viêm khớp dạng thấp chủ yếu xảy ra ở nữ giới tuổi trung niên, triệu chứng là sưng đau các khớp nhỏ ngoại vi như khớp liên đốt ngón tay, khớp bàn ngón, khớp cổ tay. Đặc điểm nữa của bệnh là sưng khớp đối xứng, cứng khớp buổi sáng sau khi ngủ dậy thường kéo dài trên 30 phút, đau nhức nhiều vào thời điểm nửa đêm về sáng, chụp X-quang có phá hủy sụn khớp, xét nghiệm máu yếu tố thấp dương tính.
Trường hợp của em có thể bị căng dây thần kinh hoặc máu lưu thông kém khi ngồi sai tư thế, em cần thay đổi thói quen ngồi làm việc, tích cực vận động đi lại, nếu hiện tượng đau mỏi kéo dài em có thể đến các trung tâm Vật lý trị liệu để luyện tập.
Chúc em mạnh khỏe.
Tê nhức chân sau sinh thì chữa như thế nào?
Câu hỏi bởi: Huyen Nguyen
Xin chào bác sĩ.
Em năm nay 30 tuổi, mới sinh cháu thứ 2 cách đây 5 tháng. Em xin hỏi về hiện tượng của mình như sau: Em bị tê nhức mỏi cả đôi bàn chân từ bắp chân xuống tới bàn chân, ngày thì không sao nhưng cứ đến đêm là bị, không sao ngủ được. Em có bóp dầu nóng kết hợp ngâm nước nóng thì thấy đỡ, nhưng xong rồi lại thấy nhức mỏi trở lại. Đặc biệt là bàn chân. Mong bác sĩ giúp em.
Em cảm ơn.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Hiện tượng của bạn là thiếu canxi. Bạn cần uống bổ sung canxi D, uống theo hướng dẫn có trên toa thuốc hoặc hướng dẫn của dược sĩ. Mẹ đang cho con 5 tháng tuổi bú, nhu cầu canxi trong thành phần sữa rất cao, nếu mẹ ăn uống hấp thu canxi thiếu so với nhu cầu cần thiết của thời kỳ cho con bú, cơ thể sẽ huy động canxi ở xương ra dẫn tới loãng xương hoặc nồng độ canxi trong máu giảm dẫn đến tê bì chân tay.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Tê cánh tay bên phải, không duỗi ra được chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Phước Nguyễn
Chào bác sĩ!
Em tên là Phước 37 tuổi. Sáng nay ngủ dậy em thấy cánh tay bên phải của em bị tê, ngón tay áp út không duỗi ra được, cầm nắm khó khăn, đứng lên thấy chóng mặt. Em đi khám ở bệnh viện tư, bác sĩ cho đơn thuốc Meloxican 750mg, Gabapentin. Xin hỏi bác sĩ có phải em bị thần kinh ngoại biên không ạ? Em nên chữa trị ra sao ạ?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có nhiều lí do gây tê nhức chân tay:
1. Do quá trình lão hóa: Ở người cao tuổi, hệ xương khớp càng trở nên lão hóa, sức đề kháng trong cơ thể cũng bị suy giảm, khí huyết kém lưu thông làm tác động đến sự tuần hoàn máu. Ở lứa tuổi từ 65 đến 80, thường hay bị chứng thiếu máu não do sự suy giảm lượng máu nuôi dưỡng não. Điều này gây tác động nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, rối loạn tiền đình, hay không nhớ và kèm theo các cơn đau đầu kết hợp với cảm giác ù tai, tê nhức chân tay.
2. Do bệnh lý
Thoái hóa đốt sống cổ: Căn bệnh này sẽ khiến cho các dây thần kinh tê, nhức và là lí do dẫn đến thoát vị đĩa đệm, chèn vào tủy sống. Những điều này gây ảnh hưởng lên các dây thần kinh khiến người bệnh có cảm giác chân tay hơi tê vào sáng sớm sau đó tự khỏi, hay cứng cổ, đau sang vai, cánh tay,… khi nặng hơn, bạn sẽ có cảm giác tê nhức chân tay kéo dài, đồng thời có cảm giác đau buốt ở cổ, sau gáy,..
Đau ống cổ tay: Căn bệnh này cũng khiến người bệnh có cảm giác đau buốt như kim chích ở đầu ngón tay, sau đó là cảm giác đau ở vùng cổ tay, trong lòng bàn tay hoặc đau khuỷu tay.
Các bệnh tim, mạch: Tác động của các bệnh này cũng sẽ khiến ngón tay sẽ bị sưng, tê, ngoài ra ở cơ mặt và bàn chân cũng sẽ bị phù nề, gây nên tình trạng tê nhức. Nguyên nhân là do cơ tim hoạt động không được hiệu quả, tác động đến vận chuyển các mạch máu trong cơ thể, tê nhức chân tay cũng có thể diễn ra thường xuyên và kéo dài, lâu khỏi, khiến cho mọi hoạt động bị ngưng trệ.
Bên cạnh đó, tác động của các căn bệnh đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì, thiếu vitamin và khoáng chất… gây rối loạn chuyển hóa của cơ thể cũng gây nên tình trạng tê nhức chân tay.
3. Các yếu tố ngoại cảnh: Chế độ ăn uống, làm việc không khoa học hay những biến đổi của thời tiết cũng là một trong những nhân tố khiến bệnh tê nhức tay chân bùng phát.
Hiện tại bạn nên nghỉ ngơi, uống thuốc theo đơn, ăn uống đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các chất vi lượng. Nếu bệnh không tiến triển tốt bạn nên đi khám chuyên khoa Thần kinh tại các bệnh viện uy tín nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Tê tay, viêm cơ, có dịch ở cổ tay chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 21 tuổi. Khi đá bóng bị ngã và đã chống cổ tay xuống. Cháu đi nắn lại nhưng 4 tháng sau còn bị nặng hơn. Sau đó cháu đi chụp X-quang. Bác sĩ kết luận cháu bị viêm cơ, có dịch ở cổ tay và được kê đơn thuốc về uống. Nhưng đến nay cháu vẫn thấy tê mỏi cả cánh tay, nhói nhói buốt buốt ở cổ tay, tay khó cử động. Mong bác sĩ giải đáp ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
U nang bao hoạt dịch là hiện tượng dịch ở khớp thoát vào các chẽ gân vùng khớp tương ứng, thường hay gặp do các lí do:
Sau chấn thương vùng cổ tay, cổ chân, khớp gối
Sau cử động vận động đột ngột các vùng khớp trên
Sau khi xách nặng, mang vác nặng đột ngột
Trường hợp của cháu có thể là bị u nang bao hoạt dịch sau chấn thương cổ tay. Cháu đi siêu âm và được kết luận có dịch ở cổ tay, dùng thuốc không khỏi. Tình trạng của cháu có thể do khối u phát triển gây chèn ép các tổ chức xung quanh. Cháu cần đi chích hút dịch trong nang, sau đó bơm thuốc để gây dính và băng ép, hạn chế vận động cổ tay 3 tuần. Cũng có thể cần phẫu thuật. Cháu cần đi khám lại để được bác sĩ giải đáp thêm.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Đau nhức khớp và tê cóng chân tay chữa trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Mẹ em năm nay 39 tuổi. Mẹ em làm công việc phải thường xuyên đi lại. Mẹ em hay bị đau nhức khớp và hay tê cóng tay chân. Bác sĩ cho em hỏi có món ăn hay những bài tập nào giúp mẹ em bớt đau nhức và không thường tê tay chân nữa không ạ? Em rất mong nhận được câu trả lời.
Em cám ơn bác sĩ ạ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Theo như em kể mẹ hay bị đau nhức khớp và tê cóng tay chân nhưng không nói đến có bị bệnh gì kèm theo không nên chúng tôi cũng khó giải đáp cho em được. Ở tuổi này, đau nhức khớp, hay tê cóng tay chân có nhiều lí do như thiếu canxi, do chèn ép dây thần kinh… Em nên khuyên mẹ đi khám Nội khoa để được làm thêm một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm đường máu, chụp X-quang xương khớp… để có chẩn đoán chính xác và biện pháp chữa trị hợp lý.
Chúc hai mẹ con khỏe!
Chân phải bị tê, cảm giác như dây thun thắt cổ chân chữa trị ra sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em tên Dũng, vừa qua em ngồi chéo chân làm việc trên máy tính thời gian dài. Chân phải em bị tê, cảm giác như có dây thun thắt cổ chân vậy. Bác sĩ bảo em bị viêm khớp dạng thấp. Xin bác sĩ cho em lời khuyên!
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Bệnh viêm khớp dạng thấp chủ yếu xảy ra ở nữ giới tuổi trung niên, triệu chứng là sưng đau các khớp nhỏ ngoại vi như khớp liên đốt ngón tay, khớp bàn ngón, khớp cổ tay. Đặc điểm nữa của bệnh là sưng khớp đối xứng, cứng khớp buổi sáng sau khi ngủ dậy thường kéo dài trên 30 phút, đau nhức nhiều vào thời điểm nửa đêm về sáng, chụp X-quang có phá hủy sụn khớp, xét nghiệm máu yếu tố thấp dương tính.
Trường hợp của em có thể bị căng dây thần kinh hoặc máu lưu thông kém khi ngồi sai tư thế, em cần thay đổi thói quen ngồi làm việc, tích cực vận động đi lại, nếu hiện tượng đau mỏi kéo dài em có thể đến các trung tâm Vật lý trị liệu để luyện tập.
Chúc em mạnh khỏe.
Tê nhức chân sau sinh thì chữa như thế nào?
Câu hỏi bởi: Huyen Nguyen
Xin chào bác sĩ.
Em năm nay 30 tuổi, mới sinh cháu thứ 2 cách đây 5 tháng. Em xin hỏi về hiện tượng của mình như sau: Em bị tê nhức mỏi cả đôi bàn chân từ bắp chân xuống tới bàn chân, ngày thì không sao nhưng cứ đến đêm là bị, không sao ngủ được. Em có bóp dầu nóng kết hợp ngâm nước nóng thì thấy đỡ, nhưng xong rồi lại thấy nhức mỏi trở lại. Đặc biệt là bàn chân. Mong bác sĩ giúp em.
Em cảm ơn.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Hiện tượng của bạn là thiếu canxi. Bạn cần uống bổ sung canxi D, uống theo hướng dẫn có trên toa thuốc hoặc hướng dẫn của dược sĩ. Mẹ đang cho con 5 tháng tuổi bú, nhu cầu canxi trong thành phần sữa rất cao, nếu mẹ ăn uống hấp thu canxi thiếu so với nhu cầu cần thiết của thời kỳ cho con bú, cơ thể sẽ huy động canxi ở xương ra dẫn tới loãng xương hoặc nồng độ canxi trong máu giảm dẫn đến tê bì chân tay.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Tê cánh tay bên phải, không duỗi ra được chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Phước Nguyễn
Chào bác sĩ!
Em tên là Phước 37 tuổi. Sáng nay ngủ dậy em thấy cánh tay bên phải của em bị tê, ngón tay áp út không duỗi ra được, cầm nắm khó khăn, đứng lên thấy chóng mặt. Em đi khám ở bệnh viện tư, bác sĩ cho đơn thuốc Meloxican 750mg, Gabapentin. Xin hỏi bác sĩ có phải em bị thần kinh ngoại biên không ạ? Em nên chữa trị ra sao ạ?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có nhiều lí do gây tê nhức chân tay:
1. Do quá trình lão hóa: Ở người cao tuổi, hệ xương khớp càng trở nên lão hóa, sức đề kháng trong cơ thể cũng bị suy giảm, khí huyết kém lưu thông làm tác động đến sự tuần hoàn máu. Ở lứa tuổi từ 65 đến 80, thường hay bị chứng thiếu máu não do sự suy giảm lượng máu nuôi dưỡng não. Điều này gây tác động nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, rối loạn tiền đình, hay không nhớ và kèm theo các cơn đau đầu kết hợp với cảm giác ù tai, tê nhức chân tay.
2. Do bệnh lý
Thoái hóa đốt sống cổ: Căn bệnh này sẽ khiến cho các dây thần kinh tê, nhức và là lí do dẫn đến thoát vị đĩa đệm, chèn vào tủy sống. Những điều này gây ảnh hưởng lên các dây thần kinh khiến người bệnh có cảm giác chân tay hơi tê vào sáng sớm sau đó tự khỏi, hay cứng cổ, đau sang vai, cánh tay,… khi nặng hơn, bạn sẽ có cảm giác tê nhức chân tay kéo dài, đồng thời có cảm giác đau buốt ở cổ, sau gáy,..
Đau ống cổ tay: Căn bệnh này cũng khiến người bệnh có cảm giác đau buốt như kim chích ở đầu ngón tay, sau đó là cảm giác đau ở vùng cổ tay, trong lòng bàn tay hoặc đau khuỷu tay.
Các bệnh tim, mạch: Tác động của các bệnh này cũng sẽ khiến ngón tay sẽ bị sưng, tê, ngoài ra ở cơ mặt và bàn chân cũng sẽ bị phù nề, gây nên tình trạng tê nhức. Nguyên nhân là do cơ tim hoạt động không được hiệu quả, tác động đến vận chuyển các mạch máu trong cơ thể, tê nhức chân tay cũng có thể diễn ra thường xuyên và kéo dài, lâu khỏi, khiến cho mọi hoạt động bị ngưng trệ.
Bên cạnh đó, tác động của các căn bệnh đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì, thiếu vitamin và khoáng chất… gây rối loạn chuyển hóa của cơ thể cũng gây nên tình trạng tê nhức chân tay.
3. Các yếu tố ngoại cảnh: Chế độ ăn uống, làm việc không khoa học hay những biến đổi của thời tiết cũng là một trong những nhân tố khiến bệnh tê nhức tay chân bùng phát.
Hiện tại bạn nên nghỉ ngơi, uống thuốc theo đơn, ăn uống đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các chất vi lượng. Nếu bệnh không tiến triển tốt bạn nên đi khám chuyên khoa Thần kinh tại các bệnh viện uy tín nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Tê tay, viêm cơ, có dịch ở cổ tay chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 21 tuổi. Khi đá bóng bị ngã và đã chống cổ tay xuống. Cháu đi nắn lại nhưng 4 tháng sau còn bị nặng hơn. Sau đó cháu đi chụp X-quang. Bác sĩ kết luận cháu bị viêm cơ, có dịch ở cổ tay và được kê đơn thuốc về uống. Nhưng đến nay cháu vẫn thấy tê mỏi cả cánh tay, nhói nhói buốt buốt ở cổ tay, tay khó cử động. Mong bác sĩ giải đáp ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
U nang bao hoạt dịch là hiện tượng dịch ở khớp thoát vào các chẽ gân vùng khớp tương ứng, thường hay gặp do các lí do:
Sau chấn thương vùng cổ tay, cổ chân, khớp gối
Sau cử động vận động đột ngột các vùng khớp trên
Sau khi xách nặng, mang vác nặng đột ngột
Trường hợp của cháu có thể là bị u nang bao hoạt dịch sau chấn thương cổ tay. Cháu đi siêu âm và được kết luận có dịch ở cổ tay, dùng thuốc không khỏi. Tình trạng của cháu có thể do khối u phát triển gây chèn ép các tổ chức xung quanh. Cháu cần đi chích hút dịch trong nang, sau đó bơm thuốc để gây dính và băng ép, hạn chế vận động cổ tay 3 tuần. Cũng có thể cần phẫu thuật. Cháu cần đi khám lại để được bác sĩ giải đáp thêm.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Theo ViCare