Hỏi Bác Sĩ - Do sỏi niệu quản đa số thường nhỏ nên các biện pháp can thiệp cũng đơn giản, nhẹ nhàng và ít biến chứng sau can thiệp. Tuy nhiên, với tùy tình trạng kích thước sỏi bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
Bị sỏi niệu quản kích thước 10mm có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: Bich Tuyen
Chào bác sĩ.
Mẹ của tôi năm nay 59 tuổi, mấy ngày hôm nay bỗng dưng đau bụng ở dưới rốn rất nhiều. Đi khám bác sĩ và siêu âm kết quả là bị sỏi niệu quản, ứ nước thận phải, sỏi có kích thước 10mm. Như vậy có nguy hiểm và để lại di chứng gì không? Cách nào tốt nhất để sỏi được đưa ra ngoài vậy bác sĩ? Mong nhận được nhiều lời khuyên tư vấn từ các bác sĩ.
Xin cảm ơn.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Tình trạng ứ nước ở đài bể thận là do tắc nghẽn đường dẫn niệu trong hoặc ngoài thận khiến thận giãn to. Nếu các lí do không được phát hiện và xử trí kịp thời, có thể sẽ dẫn tới các biến chứng như suy thận mãn,… Các lí do có thể gây giãn đài bể thận bao gồm: sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm nhiễm đường tiết niệu gây chít hẹp niệu quản, dị dạng bẩm sinh, các khối u đường tiết niệu hoặc lân cận chèn ép,… Trường hợp của mẹ em, đã đi khám xác định thận ứ nước do sỏi niệu quản. Như vậy, việc chữa trị để tránh ứ nước, suy thận thì phải giải quyết sỏi, có thể có nhiều biện pháp giải quyết sỏi như: phẫu thuật mổ mở, mổ nội soi, nội soi gắp sỏi, tán sỏi,… và tùy theo tình hình thực tế (thể trạng, vị trí sỏi, kích thước, tính chất sỏi,…) mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định thích hợp nhất. Do vậy, em nên đưa mẹ tới cơ sở y tế chuyên khoa Ngoại-Tiết niệu để được chữa trị thích hợp nhất.
Thân mến!
Sỏi kích thước từ 3-7 mm nhu mô không thấy khối, niệu quản phải giãn 15 mm
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Em bị đau bụng đi siêu âm, chụp cắt lớp vi tính CT 1 lát hệ tiết niệu không và có tiêm thuốc cản quang lớp cắt 10 mm, hình ảnh trên phim thận phải không to, đài bể thận giãn độ 2 nhóm đài giữa và dưới có vài hình sỏi kích thước từ 3 đến 7 mm nhu mô không có khối, niệu quản phải giãn 15 mm đoạn trong thành bàng quang có hình sỏi kích thước 4x 5 mm. Xin bác sĩ giải đáp ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Như vậy bạn đang bị sỏi thận tiết niệu gây giãn đài bể thận và niệu quản. Lựa chọn phương pháp chữa trị phụ thuộc vào kích thước của sỏi, vị trí sỏi và biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân.
1. Kích thước của sỏi
Là đường kính lớn nhất đo được của sỏi, khi sỏi < 5 mm thì cố gắng ảnh hưởng để sỏi có thể rơi xuống bàng quang một cách tự nhiên. Trong những tình huống này thì sỏi thường xuống trong vòng 2 tuần và khoảng 80% số bệnh nhân không cần can thiệp gì ngoài thuốc giảm đau và giãn cơ trơn niệu quản. Những bệnh nhân có sỏi cản quang mà chọn phương pháp điệu trị bảo tồn này thì nên kiểm tra định kỳ chụp bụng không chuẩn bị 1-2 tuần/lần và nên uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu bài tiết. Cần để ý biến chứng nhiễm khuẩn trong thời gian này cũng như theo dõi sát chức năng thận. Bệnh nhân nên đến chuyên khoa tiết niệu khi kích thước của sỏi lớn hơn 5 mm hoặc kích thước tuy nhỏ hơn 5 mm nhưng sỏi không xuống được bàng quang sau 2- 4 tuần chữa trị bảo tồn để xem xét khả năng lấy sỏi.
2. Vị trí của sỏi.
Sỏi thận với kích thước < 2cm thường được chữa trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu sỏi nằm ở phía đài dưới của thận thì cho kết quả kém hơn. Trong tình huống sỏi nằm ở vị trí này thì giới hạn chỉ định tán sỏi khi < 1cm. Sỏi niệu quản có kích thước dưới 1cm tán sỏi ngoài cơ thể cũng được áp dụng cho một số tình huống. Tuy nhiên ảnh hưởng có hại cho buồng trứng là một trong những trở ngại để chỉ định phương pháp này ở nữ giới trong tuổi sinh đẻ mà có sỏi nằm ở 1/3 giữa hoặc 1/3 dưới. Phương pháp mổ lấy sỏi qua da vẫn là một cách chữa trị tương đối an toàn và hiệu quả nên được chỉ định cho các tình huống sỏi thận có kích thước lớn và sỏi nằm ở niệu quản không có khả năng tán hoặc lấy sỏi qua nội soi. Ngày nay với phát triển của nội soi niệu quản thì ngoài phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cũng cũng có thể lấy sỏi qua nội soi. Chỉ định lấy sỏi qua nội soi phải dựa vào từng tình huống cụ thể, thể trạng bệnh nhân, chức năng thận khi phát hiện sỏi cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và phương tiện của cơ sở điệu trị.
Bạn nên khám chuyên khoa Tiết niệu để được giải đáp và lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp nhé.
Chúc bạn sống khỏe!
Uống thuốc nam chữa sỏi thận xong bị đau lưng dữ dội
Câu hỏi bởi: Thanhhuevu
Em bị sỏi thận dùng thuốc nam hôm nay bị đau lưng dữ dội. Sáng nay đi khám bác sĩ chẩn đoán sỏi niệu quản kích thước 10x7mm, em về uống thuốc nam tiếp có được không? Hay nên vào bệnh viện?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em!
Tình trạng đau lưng dữ dội là do viên sỏi di chuyển trong niệu quản. Với kích thước viên sỏi 10x7cm là khá lớn, khi di chuyển trong niệu quản sẽ gây đau, thậm chí có thể gây đái máu hoặc gây tắc niệu quản. Sỏi niệu quản được xem là một cấp cứu ngoại khoa, do đó em nên vào viện để được các bác sĩ kiểm tra và có hướng xử trí thích hợp.
Chúc em sớm khỏi bệnh!
sỏi niệu quản, sỏi thân
Câu hỏi bởi: Nguyễn Văn Chỉnh
Thưa bác sỹ : Tôi năm nay 36 tuổi có sỏi niệu quản trái 13mm và sỏi thân trái 17mm nên điều trị như thế nào?
Hiện đã có hiện tượng thi thoảng tức ở bể thận.
Nghe nói sỏi liệu quản có thể phẫu thuật bằng tán ngoài. còn sỏi thận (san hô) có tán đc ngoài không?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Đối với sỏi niệu quản thì có thể tán qua nội soi niệu quản ngược dòng (retrograde transureteral nephrolithotripsy)
xem: http://suckhoedoisong.vn/tan-soi-nieu-quan-duoi-qua-noi-soi-bang-sieu-am-n77292.html
Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng xung kích ( laser, khí nén, siêu âm,..) để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi. Laser có thể tán được mọi loại sỏi, kích thước nhỏ hơn 2cm, nếu có polyp bao quanh sỏi có dùng laser để đốt polyp và sau đó tán sỏi. Phương pháp này không tán được Sỏi có đường kính quá lớn (>2 cm), sỏi cystin, sỏi uric quá rắn hoặc sỏi bùn.
Đối với sỏi thận, áp dụng tán sỏi ngoài cơ thể . Quy trình thực hiện như sau:
Trước tiên, người bệnh sẽ được nằm lên bàn của máy tán sỏi.
Bác sĩ sẽ tiền mê nhẹ với Fentanyl tiêm tĩnh mạch cho người bệnh rồi sử dụng hệ thống định vị bằng điện quang để xác định vị trí sỏi.
Sau đó năng lượng tạo nên từ sóng chấn động của máy sẽ được hội tụ vào viên sỏi và làm viên sỏi tan rã mà không gây hại phần mô thận xung quanh.
Thời gian cho một lần tán sỏi kéo dài khoảng 1 giờ. Sau khi tán sỏi, bệnh nhân có thể ra về ngay mà không cần nằm lại bệnh viện.
Những lưu ý sau khi tán sỏi:
Sau khi tán sỏi xong, bệnh nhân cần uống nhiều nước (từ 2 lít nước trở lên) để những mảnh sỏi nhỏ có thể bài tiết theo đường tiểu ra ngoài.
Nếu sỏi cứng hoặc kích thước lớn chưa vỡ hết thì có thể tán lại 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 2 đến 3 tuần.
Tìm hiểu bệnh
sỏi bàng quang, tiết niệu
Hy vọng những tư vấn trên giúp ích cho bạn.
Hình vẽ mô phỏng vị trí sỏi đường tiết niệu và tán sỏi ngoài cơ thể
Bị sỏi niệu quản kích thước 10mm có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: Bich Tuyen
Chào bác sĩ.
Mẹ của tôi năm nay 59 tuổi, mấy ngày hôm nay bỗng dưng đau bụng ở dưới rốn rất nhiều. Đi khám bác sĩ và siêu âm kết quả là bị sỏi niệu quản, ứ nước thận phải, sỏi có kích thước 10mm. Như vậy có nguy hiểm và để lại di chứng gì không? Cách nào tốt nhất để sỏi được đưa ra ngoài vậy bác sĩ? Mong nhận được nhiều lời khuyên tư vấn từ các bác sĩ.
Xin cảm ơn.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Tình trạng ứ nước ở đài bể thận là do tắc nghẽn đường dẫn niệu trong hoặc ngoài thận khiến thận giãn to. Nếu các lí do không được phát hiện và xử trí kịp thời, có thể sẽ dẫn tới các biến chứng như suy thận mãn,… Các lí do có thể gây giãn đài bể thận bao gồm: sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm nhiễm đường tiết niệu gây chít hẹp niệu quản, dị dạng bẩm sinh, các khối u đường tiết niệu hoặc lân cận chèn ép,… Trường hợp của mẹ em, đã đi khám xác định thận ứ nước do sỏi niệu quản. Như vậy, việc chữa trị để tránh ứ nước, suy thận thì phải giải quyết sỏi, có thể có nhiều biện pháp giải quyết sỏi như: phẫu thuật mổ mở, mổ nội soi, nội soi gắp sỏi, tán sỏi,… và tùy theo tình hình thực tế (thể trạng, vị trí sỏi, kích thước, tính chất sỏi,…) mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định thích hợp nhất. Do vậy, em nên đưa mẹ tới cơ sở y tế chuyên khoa Ngoại-Tiết niệu để được chữa trị thích hợp nhất.
Thân mến!
Sỏi kích thước từ 3-7 mm nhu mô không thấy khối, niệu quản phải giãn 15 mm
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Em bị đau bụng đi siêu âm, chụp cắt lớp vi tính CT 1 lát hệ tiết niệu không và có tiêm thuốc cản quang lớp cắt 10 mm, hình ảnh trên phim thận phải không to, đài bể thận giãn độ 2 nhóm đài giữa và dưới có vài hình sỏi kích thước từ 3 đến 7 mm nhu mô không có khối, niệu quản phải giãn 15 mm đoạn trong thành bàng quang có hình sỏi kích thước 4x 5 mm. Xin bác sĩ giải đáp ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Như vậy bạn đang bị sỏi thận tiết niệu gây giãn đài bể thận và niệu quản. Lựa chọn phương pháp chữa trị phụ thuộc vào kích thước của sỏi, vị trí sỏi và biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân.
1. Kích thước của sỏi
Là đường kính lớn nhất đo được của sỏi, khi sỏi < 5 mm thì cố gắng ảnh hưởng để sỏi có thể rơi xuống bàng quang một cách tự nhiên. Trong những tình huống này thì sỏi thường xuống trong vòng 2 tuần và khoảng 80% số bệnh nhân không cần can thiệp gì ngoài thuốc giảm đau và giãn cơ trơn niệu quản. Những bệnh nhân có sỏi cản quang mà chọn phương pháp điệu trị bảo tồn này thì nên kiểm tra định kỳ chụp bụng không chuẩn bị 1-2 tuần/lần và nên uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu bài tiết. Cần để ý biến chứng nhiễm khuẩn trong thời gian này cũng như theo dõi sát chức năng thận. Bệnh nhân nên đến chuyên khoa tiết niệu khi kích thước của sỏi lớn hơn 5 mm hoặc kích thước tuy nhỏ hơn 5 mm nhưng sỏi không xuống được bàng quang sau 2- 4 tuần chữa trị bảo tồn để xem xét khả năng lấy sỏi.
2. Vị trí của sỏi.
Sỏi thận với kích thước < 2cm thường được chữa trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu sỏi nằm ở phía đài dưới của thận thì cho kết quả kém hơn. Trong tình huống sỏi nằm ở vị trí này thì giới hạn chỉ định tán sỏi khi < 1cm. Sỏi niệu quản có kích thước dưới 1cm tán sỏi ngoài cơ thể cũng được áp dụng cho một số tình huống. Tuy nhiên ảnh hưởng có hại cho buồng trứng là một trong những trở ngại để chỉ định phương pháp này ở nữ giới trong tuổi sinh đẻ mà có sỏi nằm ở 1/3 giữa hoặc 1/3 dưới. Phương pháp mổ lấy sỏi qua da vẫn là một cách chữa trị tương đối an toàn và hiệu quả nên được chỉ định cho các tình huống sỏi thận có kích thước lớn và sỏi nằm ở niệu quản không có khả năng tán hoặc lấy sỏi qua nội soi. Ngày nay với phát triển của nội soi niệu quản thì ngoài phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cũng cũng có thể lấy sỏi qua nội soi. Chỉ định lấy sỏi qua nội soi phải dựa vào từng tình huống cụ thể, thể trạng bệnh nhân, chức năng thận khi phát hiện sỏi cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và phương tiện của cơ sở điệu trị.
Bạn nên khám chuyên khoa Tiết niệu để được giải đáp và lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp nhé.
Chúc bạn sống khỏe!
Uống thuốc nam chữa sỏi thận xong bị đau lưng dữ dội
Câu hỏi bởi: Thanhhuevu
Em bị sỏi thận dùng thuốc nam hôm nay bị đau lưng dữ dội. Sáng nay đi khám bác sĩ chẩn đoán sỏi niệu quản kích thước 10x7mm, em về uống thuốc nam tiếp có được không? Hay nên vào bệnh viện?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em!
Tình trạng đau lưng dữ dội là do viên sỏi di chuyển trong niệu quản. Với kích thước viên sỏi 10x7cm là khá lớn, khi di chuyển trong niệu quản sẽ gây đau, thậm chí có thể gây đái máu hoặc gây tắc niệu quản. Sỏi niệu quản được xem là một cấp cứu ngoại khoa, do đó em nên vào viện để được các bác sĩ kiểm tra và có hướng xử trí thích hợp.
Chúc em sớm khỏi bệnh!
sỏi niệu quản, sỏi thân
Câu hỏi bởi: Nguyễn Văn Chỉnh
Thưa bác sỹ : Tôi năm nay 36 tuổi có sỏi niệu quản trái 13mm và sỏi thân trái 17mm nên điều trị như thế nào?
Hiện đã có hiện tượng thi thoảng tức ở bể thận.
Nghe nói sỏi liệu quản có thể phẫu thuật bằng tán ngoài. còn sỏi thận (san hô) có tán đc ngoài không?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Đối với sỏi niệu quản thì có thể tán qua nội soi niệu quản ngược dòng (retrograde transureteral nephrolithotripsy)
xem: http://suckhoedoisong.vn/tan-soi-nieu-quan-duoi-qua-noi-soi-bang-sieu-am-n77292.html
Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng xung kích ( laser, khí nén, siêu âm,..) để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi. Laser có thể tán được mọi loại sỏi, kích thước nhỏ hơn 2cm, nếu có polyp bao quanh sỏi có dùng laser để đốt polyp và sau đó tán sỏi. Phương pháp này không tán được Sỏi có đường kính quá lớn (>2 cm), sỏi cystin, sỏi uric quá rắn hoặc sỏi bùn.
Đối với sỏi thận, áp dụng tán sỏi ngoài cơ thể . Quy trình thực hiện như sau:
Trước tiên, người bệnh sẽ được nằm lên bàn của máy tán sỏi.
Bác sĩ sẽ tiền mê nhẹ với Fentanyl tiêm tĩnh mạch cho người bệnh rồi sử dụng hệ thống định vị bằng điện quang để xác định vị trí sỏi.
Sau đó năng lượng tạo nên từ sóng chấn động của máy sẽ được hội tụ vào viên sỏi và làm viên sỏi tan rã mà không gây hại phần mô thận xung quanh.
Thời gian cho một lần tán sỏi kéo dài khoảng 1 giờ. Sau khi tán sỏi, bệnh nhân có thể ra về ngay mà không cần nằm lại bệnh viện.
Những lưu ý sau khi tán sỏi:
Sau khi tán sỏi xong, bệnh nhân cần uống nhiều nước (từ 2 lít nước trở lên) để những mảnh sỏi nhỏ có thể bài tiết theo đường tiểu ra ngoài.
Nếu sỏi cứng hoặc kích thước lớn chưa vỡ hết thì có thể tán lại 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 2 đến 3 tuần.
Tìm hiểu bệnh
sỏi bàng quang, tiết niệu
Hy vọng những tư vấn trên giúp ích cho bạn.
Hình vẽ mô phỏng vị trí sỏi đường tiết niệu và tán sỏi ngoài cơ thể
Theo ViCare