Hỏi Bác Sĩ - Sỏi niệu quản càng để lâu thì càng có nhiều biến chứng nên điều trị càng khó khăn vì vừa phải lấy sỏi vừa phải điều trị các biến chứng, nên càng khó áp dụng các biện pháp tiên tiến gây tổn hại sức khỏe.
Bệnh sỏi niệu quản có nguy hiểm không, chữa ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bệnh sỏi niệu quản có nguy hiểm không? Cậu của cháu mới đi khám định kì và được bác sĩ thông báo là bị sỏi niệu quản và chỉ định cho dùng thuốc. Nội dung tờ bệnh án như sau:
Chuẩn đoán:
Gan: Kích thước bình thường. Nhu mô gan không có bất thường. Đường mật: Trong và ngoài gan không giãn, không có sỏi, không có cản âm bất thường. Túi mật: Kích thước bình thường. Nhu mô đều, ống tuỵ không giãn, không có dịch quanh tuỵ Lách: Không to, nhu mô đều. Thận phải : Kích thước bình thường. Nhu mô dày bình thường. Đài bể thận giãn độ 1, không có sỏi. Niệu quản đoạn trên 1/3 giãn 6mm có hình tăng âm kèm bóng cản KT 13×6. Thận trái: Kích thước bình thường. Nhu mô dày bình thường. Đài bể thận không giãn, không có sỏi. Niệu quản không giãn. Bàng quang: Thành mỏng đều, dịch trong, không có sỏi. Tiền tuyến liệt: Kích thước bình thường, nhu mô đồng nhất, không có khối, nốt bất thường Không thấy dịch tự do ổ bụng.
Kết luận: Hình ảnh giãn đài bể thận phải độ 1. Sỏi niệu quản phải đoạn 1/3 trên.
Các bác sĩ cho cậu cháu dùng thuốc rồi nói nếu không hết sỏi có thể phải mổ. Bác sĩ giải đáp giúp cháu địa chỉ bệnh viện uy tín về chữa bệnh tiết niệu tại Hà Nội để đưa cậu chữa trị ạ.
Cháu chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trong tất cả sỏi tiết niệu, sỏi niệu quản hay thường gặp và nguy hiểm nhất do sỏi niệu quản là sỏi từ thận di chuyển xuống niệu quản. Niệu quản là con đường độc đạo dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Nếu niệu quản bị tắc do sỏi thì thận sẽ giãn dần, ứ nước, ứ mủ và thận bị hủy hoại dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng.
1. Với sỏi nhỏ 3- 4mm có thể uống thuốc, theo dõi 1- 2 tuần.
2. Với các sỏi lớn gây giãn đài bể thận niệu quản, có thể áp dụng nhiều phương pháp chữa trị như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser hoặc xung hơi, mổ lấy sỏi…
Trường hợp của cậu bạn không biết kích thước sỏi là bao nhiêu. Nếu kích thước sỏi to, chữa trị nội khoa không có kết quả thì có thể phải mổ. Cậu bạn có thể đến khám và chữa trị tại các bệnh viện có chuyên khoa Thận- Tiết niệu như Bệnh viện E, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai..
Chúc cậu bạn mạnh khỏe!
Mổ nội soi sỏi đường niệu quản sau bao lâu mới quan hệ tình dục được?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi xin hỏi bác sĩ sau khi mổ nội soi sỏi đường niệu quản (1 bên trái) bao nhiêu ngày sau mới được quan hệ tình dục với vợ tôi?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Trần Thị Bích Lan
Chào bạn.
Bạn bị sỏi niệu quản trái và đã được mổ nội soi, sau mổ nội soi, sức khỏe sẽ nhanh chóng bình phục vì mổ nội soi có nhiều ưu điểm ít tác động đến các bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên với bất cứ một can thiệp nào của y học vào cơ thể đều để lại những điều cần phải chú ý: sau mổ đau hông lưng, nước tiểu đục hoặc đỏ… Bạn nên tự theo dõi nếu thấy hoàn toàn bình thường, sau 1-2 tháng bạn có thể sinh hoạt bình thường.
Chúc bạn mau chóng phục hồi sức khỏe.
Vùng niệu quản bị đau lại sau khi tán sỏi là làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi tán sỏi niệu quản phải bằng phương pháp nội soi ngược dòng bằng tia Laze. Tôi rút ống đến nay được 2 tuần, nay tôi lại cảm thấy đau nhẹ vùng niệu quản phải đấy. Tôi lo lắng và muốn hỏi bác sĩ về vấn đề của tôi có biến chứng gì không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Sỏi niệu quản là một bệnh thường gặp nhất và cũng nguy hiểm nhất trong sỏi hệ tiết niệu do niệu quản là con đường độc đạo dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu niệu quản bị tắc do sỏi thì thận sẽ giãn dần, ứ nước, ứ mủ làm cho thận bị hủy hoại dẫn đến nguy cơ tử vong. Hiện nay có nhiều phương pháp chữa trị sỏi niệu quản như mổ mở, nội soi, tán sỏi (có thể bằng xung hơi, siêu âm, tán laser).
Đối với một số trường hợp sau tán sỏi niệu quản, người bệnh được đặt một ống thông (ống thông Double J) trong niệu quản nhằm giúp những cặn sỏi còn sót lại trôi ra dễ hơn, khi trôi ra không gây đau nhiều làm cho thận nhanh hết ứ nước hơn và niệu quản chỗ có hòn sỏi nằm không bị hẹp. Ống thông này sẽ được rút ra sau một tháng. Nếu ống thông này để lâu ngày cũng là một nguyên nhân gây đau như bạn đã mô tả.
Ngoài ra, hiện tượng đau này cũng có thể do còn vài mảnh sỏi nhỏ kẹt ở miệng niệu quản hay hốc tuyến tiền liệt hoặc do viêm, hẹp, tăng co thắt cổ bàng quang, niệu đạo. Bạn nên đến bệnh viện khám lại để tìm nguyên nhân chính xác mới có biện pháp chữa trị thích hợp.
Chúc bạn sức khỏe!
Bệnh về đường tiết niệu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, cháu là nữ 21 tuổi. Cháu hiện tại thường xuyên bị đau hố chậu phải, vùng bụng dưới bên phải. Mức độ đau hơn khi nhịn tiểu. Cháu thường xuyên buồn tiểu. Nhưng mỗi lần tiểu chỉ vài giọt. Cảm giác đau bụng dưới thường xuyên và rất khó chịu ạ. Cháu xin hỏi bác sĩ, có thể cháu bị bệnh gì ạ. Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ
Phòng khám Bác sĩ Bùi Chín
Chào em!
Theo như em trình bày có thể e đang bị một viên sỏi đường tiết niệu, cụ thể là sỏi niệu quản đoạn 1/3 dưới bụng.
Em cần đi khám siêu âm và chụp phim hệ tiết niệu, cũng cần khám thêm về phụ khoa để loại trừ bệnh lý phụ khoa nhé.
Thân ái.
Bệnh sỏi niệu quản có nguy hiểm không, chữa ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bệnh sỏi niệu quản có nguy hiểm không? Cậu của cháu mới đi khám định kì và được bác sĩ thông báo là bị sỏi niệu quản và chỉ định cho dùng thuốc. Nội dung tờ bệnh án như sau:
Chuẩn đoán:
Gan: Kích thước bình thường. Nhu mô gan không có bất thường. Đường mật: Trong và ngoài gan không giãn, không có sỏi, không có cản âm bất thường. Túi mật: Kích thước bình thường. Nhu mô đều, ống tuỵ không giãn, không có dịch quanh tuỵ Lách: Không to, nhu mô đều. Thận phải : Kích thước bình thường. Nhu mô dày bình thường. Đài bể thận giãn độ 1, không có sỏi. Niệu quản đoạn trên 1/3 giãn 6mm có hình tăng âm kèm bóng cản KT 13×6. Thận trái: Kích thước bình thường. Nhu mô dày bình thường. Đài bể thận không giãn, không có sỏi. Niệu quản không giãn. Bàng quang: Thành mỏng đều, dịch trong, không có sỏi. Tiền tuyến liệt: Kích thước bình thường, nhu mô đồng nhất, không có khối, nốt bất thường Không thấy dịch tự do ổ bụng.
Kết luận: Hình ảnh giãn đài bể thận phải độ 1. Sỏi niệu quản phải đoạn 1/3 trên.
Các bác sĩ cho cậu cháu dùng thuốc rồi nói nếu không hết sỏi có thể phải mổ. Bác sĩ giải đáp giúp cháu địa chỉ bệnh viện uy tín về chữa bệnh tiết niệu tại Hà Nội để đưa cậu chữa trị ạ.
Cháu chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trong tất cả sỏi tiết niệu, sỏi niệu quản hay thường gặp và nguy hiểm nhất do sỏi niệu quản là sỏi từ thận di chuyển xuống niệu quản. Niệu quản là con đường độc đạo dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Nếu niệu quản bị tắc do sỏi thì thận sẽ giãn dần, ứ nước, ứ mủ và thận bị hủy hoại dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng.
1. Với sỏi nhỏ 3- 4mm có thể uống thuốc, theo dõi 1- 2 tuần.
2. Với các sỏi lớn gây giãn đài bể thận niệu quản, có thể áp dụng nhiều phương pháp chữa trị như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser hoặc xung hơi, mổ lấy sỏi…
Trường hợp của cậu bạn không biết kích thước sỏi là bao nhiêu. Nếu kích thước sỏi to, chữa trị nội khoa không có kết quả thì có thể phải mổ. Cậu bạn có thể đến khám và chữa trị tại các bệnh viện có chuyên khoa Thận- Tiết niệu như Bệnh viện E, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai..
Chúc cậu bạn mạnh khỏe!
Mổ nội soi sỏi đường niệu quản sau bao lâu mới quan hệ tình dục được?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi xin hỏi bác sĩ sau khi mổ nội soi sỏi đường niệu quản (1 bên trái) bao nhiêu ngày sau mới được quan hệ tình dục với vợ tôi?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Trần Thị Bích Lan
Chào bạn.
Bạn bị sỏi niệu quản trái và đã được mổ nội soi, sau mổ nội soi, sức khỏe sẽ nhanh chóng bình phục vì mổ nội soi có nhiều ưu điểm ít tác động đến các bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên với bất cứ một can thiệp nào của y học vào cơ thể đều để lại những điều cần phải chú ý: sau mổ đau hông lưng, nước tiểu đục hoặc đỏ… Bạn nên tự theo dõi nếu thấy hoàn toàn bình thường, sau 1-2 tháng bạn có thể sinh hoạt bình thường.
Chúc bạn mau chóng phục hồi sức khỏe.
Vùng niệu quản bị đau lại sau khi tán sỏi là làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi tán sỏi niệu quản phải bằng phương pháp nội soi ngược dòng bằng tia Laze. Tôi rút ống đến nay được 2 tuần, nay tôi lại cảm thấy đau nhẹ vùng niệu quản phải đấy. Tôi lo lắng và muốn hỏi bác sĩ về vấn đề của tôi có biến chứng gì không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Sỏi niệu quản là một bệnh thường gặp nhất và cũng nguy hiểm nhất trong sỏi hệ tiết niệu do niệu quản là con đường độc đạo dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu niệu quản bị tắc do sỏi thì thận sẽ giãn dần, ứ nước, ứ mủ làm cho thận bị hủy hoại dẫn đến nguy cơ tử vong. Hiện nay có nhiều phương pháp chữa trị sỏi niệu quản như mổ mở, nội soi, tán sỏi (có thể bằng xung hơi, siêu âm, tán laser).
Đối với một số trường hợp sau tán sỏi niệu quản, người bệnh được đặt một ống thông (ống thông Double J) trong niệu quản nhằm giúp những cặn sỏi còn sót lại trôi ra dễ hơn, khi trôi ra không gây đau nhiều làm cho thận nhanh hết ứ nước hơn và niệu quản chỗ có hòn sỏi nằm không bị hẹp. Ống thông này sẽ được rút ra sau một tháng. Nếu ống thông này để lâu ngày cũng là một nguyên nhân gây đau như bạn đã mô tả.
Ngoài ra, hiện tượng đau này cũng có thể do còn vài mảnh sỏi nhỏ kẹt ở miệng niệu quản hay hốc tuyến tiền liệt hoặc do viêm, hẹp, tăng co thắt cổ bàng quang, niệu đạo. Bạn nên đến bệnh viện khám lại để tìm nguyên nhân chính xác mới có biện pháp chữa trị thích hợp.
Chúc bạn sức khỏe!
Bệnh về đường tiết niệu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, cháu là nữ 21 tuổi. Cháu hiện tại thường xuyên bị đau hố chậu phải, vùng bụng dưới bên phải. Mức độ đau hơn khi nhịn tiểu. Cháu thường xuyên buồn tiểu. Nhưng mỗi lần tiểu chỉ vài giọt. Cảm giác đau bụng dưới thường xuyên và rất khó chịu ạ. Cháu xin hỏi bác sĩ, có thể cháu bị bệnh gì ạ. Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ
Phòng khám Bác sĩ Bùi Chín
Chào em!
Theo như em trình bày có thể e đang bị một viên sỏi đường tiết niệu, cụ thể là sỏi niệu quản đoạn 1/3 dưới bụng.
Em cần đi khám siêu âm và chụp phim hệ tiết niệu, cũng cần khám thêm về phụ khoa để loại trừ bệnh lý phụ khoa nhé.
Thân ái.
Theo ViCare