Bệnh lao phổi và những thông tin cơ bản


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gặp nhất ở phổi. Lao phổi là một bệnh lây truyền từ người này sang người qua không khí, vi khuẩn lao có trong đờm rãi của bệnh nhân khi ho, khạc, hắt hơi. Người lành hít phải sẽ bị nhiễm lao. Hầu hết người bị nhiễm lao không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào.

Lao phổi


Câu hỏi bởi: Jenny Nguyen

Chào bác sĩ.

Cách đây không lâu cháu có chữa trị lao phổi 6 tháng. Nhưng từ hôm giao thừa Tết Bính Thân 2016 tới giờ. Cháu vẫn hay bị sốt nặng hơn về đêm. Hai ngày vừa rồi cháu thường đổ mồ hôi khi đi ngủ, cháu không ho nhiều không thấy đờm gì cả. Chỉ cảm thấy đau tức ngực và khó thở. Uống thuốc gì vào cháu đều buồn nôn. Liệu cháu có phải bị lao tái phát không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Biểu hiện như bạn mô tả thường là bị bệnh viêm phế quản.

Chúc bạn mạnh khỏe!

hỏi về bệnh lao phổi


Câu hỏi bởi: Nguyễn Thị Hia

thưa bác sỹ.! tôi có người chị gái, năm nay 64 tuổi. chị đã điều trị lao phổi 2đợt . đợt1vào năm 1986 bằng thuốc chích xtep tô my xin thời gian 10 tháng.đợt2 vào năm 1997 bằng thuốc uống ba loại thuốc thời gian 12tháng .tù đó đến nay bệnh ho giam nhưng mổi lần bị cảm cúm chị tôi hay bị viêm phế quản, không ho nhiều nhu trước nhưng bị khò khè và khac nhiều đờm. cứ mổi lần như vậy bác sỹ vẩn điều trị cho chi từ trước tới giờ lại cho chi mọt đơn thuốc kháng sinh uống trong 7 ngày thì lại khỏi.nhưng thòi gian gần 2năm nay viêc điều trị có khó khăn hơn, thời gian điều trị thường kéo dài đến 14 ngày bằng 2đơn thuốc , và lượng thuốc củng tăng hơn.đặc biệt nhât là đợt này bệnh keo dài từ ngày1/5’2016 cho đến nay đã gần 3tháng, bác sỹ đã cho chị uống 4đơn thuốc có đợt 2đơn uống liên tục 14ngày mà bệnh chỉ đỡ,khi hết thuốc là lai trở lại và nặng thêm.chụp phổi lại thì bác sỹ đọc phim và bảo phổi bình thường .vậy xin bác sỹ tư vấn cho chị tôi phải khám ở đâu và điều trị như thế nào,hiện giờ chi tôi đang ỏ nha trang .xin cám ơn bac sỹ

Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân


Chào bạn,

Với trường hợp của chị gái bạn, sức đề kháng của phổi đã yếu đi. Vì vậy cần phải tăng cường sức khỏe và thể lực thì tình hình mới khá lên được. Sau đợt điều trị kháng sinh, bệnh nhân nên dùng thuốc bổ và có chế đọ ăn uống phù hợp. Đồng thời, bệnh nhân nhất định phải tập yoga hoặc thái cực quyền thì sức khỏe mới tốt lên được.

Nếu bệnh quá nặng thì bạn nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện lao Phạm Ngọc Thạch để được điều trị.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Những dấu hiệu mắc bệnh lao phổi?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bệnh lao phổi có những dấu hiệu gì ạ? Em đang rất lo mình mắc bệnh lao phổi. Em rất mong nhận được câu trả lời từ bác sĩ.

Em chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào bạn!

Một số biểu hiện lâm sàng của lao phổi thường gặp là: ho khạc đờm kéo dài, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, gầy sút cân, trên phim chụp X-quang thấy có hình ảnh của tổn thương lao, xét nghiệm đờm dương tính. Nếu bạn có biểu hiện ho kéo dài, khuyên bạn khám bác sĩ chuyên khoa Hô hấp.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Lao phổi bội nhiễm có phải là phải lao phổi đã tái phát lại không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Người nhà em 25 tuổi, là nam, điều trị lao phổi 6 tháng kết thúc 19/6. Đến 3/7 đến bệnh viện Phạm Ngọc Thạch khám lại, đã hết bệnh lao phổi, còn hơi mệt do bệnh về hô hấp. Uống thuốc 2 tuần thì khỏi. Nhưng thời gian gần đây lại bị ho ít và hơi có đàm. Đến bệnh viện khám thì chẩn đoán là bệnh lao phổi còn bội nhiễm. Bác sĩ cho em hỏi lao phổi bội nhiễm là phải lao phổi đã tái phát lại phải không? Hay là một bệnh khác?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Bội là nhiều, nhiễm là nhiễm trùng, lây sang, thấm vào. Có thể hiểu bội nhiễm là ngoài bệnh lý chính, người bệnh còn nhiễm thêm một hay nhiều vi trùng, vi khuẩn hay virus khác trên bệnh lý nền. Người thân của bạn bị lao phổi bội nhiễm nghĩa là một nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra trên một bệnh nền là lao phổi. Người thân bạn nên điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm, tác động đến chức năng hô hấp.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Điều trị bệnh lao phổi


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sỹ, người thân của tôi là anh Kiên năm nay 28 tuổi vừa khám ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, thì được chẩn đoán là bị bệnh lao phổi. Hiện tại anh ấy đang làm việc ở công ty K ở Sài Gòn. Quá trình khám bệnh anh ấy đã xin chuyển điều trị ở bệnh viện X ở quê. Nhưng sau khi trao đổi với công ty cùng thông tin bác sỹ cho hay thì thời gian 1 tháng đầu anh ấy phải cách ly với mọi người để điều trị. Tháng thứ 2 trở đi thì có thể nc với mọi người mà không cần đeo khẩu trang. Anh ấy có mong muốn tiếp tục làm việc ở công ty. Không biết là liệu với bệnh này anh ấy có thể tiếp tục làm việc không và bao lâu anh ấy có thể làm việc được bình thường.

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào bạn.

Đầu tiên điều trị bệnh lao phổi chủ yếu sử dụng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn lao như Isoniazid, Rifampin, Pyrazinamide, Ethambutol, Strpetomycin… Uống thuốc đều đặn và làm đúng theo lời khuyên của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị bệnh. Sử dụng nhiều loại thuốc lao cùng một lúc để tiêu diệt vi khuẩn lao hiệu quả nhất và tránh việc nhờn thuốc. Trong suốt quá trình điều trị lao, người bệnh cần ở cách li so với người nhà và những người xung quanh để điều trị bệnh hiệu quả nhất, tránh lây lan cho người khác, sau vài tuần lễ bạn thấy khá hơn, nhưng vẫn phải tiếp tục uống thuốc đều đặn để vi khuẩn lao được tiêu diệt hết, thời gian vi khuẩn lao bị tiêu diệt hết là khoảng 6 tháng hoặc nhiều hơn nữa, khi nào kiểm tra thấy không còn vi khuẩn lao trong cơ thể, bạn có thể quay trở lại làm việc như bình thường, tránh được việc tái mắc bệnh lao. Như vậy, anh Kiên của bạn vẫn có thể tiếp tục làm việc ở công ty sau một thời gian điều trị bệnh lao,bệnh lao đã ổn định và khỏi.Thời gian là khoảng 6 tháng hoặc nhiều hơn nữa dựa vào kết quả điều trị bệnh lao.

Chúc bạn và người thân sức khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl