Hỏi Bác Sĩ - Gặp ác mộng thường xuyên trong giấc ngủ được nhiều người lo ngại do ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe. Dưới đây là những lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa về hiện tượng này.
Rối loạn giấc ngủ, hay mơ ác mộng phải chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: quan444
Chào bác sĩ!
Cháu là nam năm nay 23 tuổi. Khi tối ngủ cháu rất khó vào giấc và đặc biệt cháu thường xuyên mơ ngủ. Cứ ngủ là mơ, chủ yếu là mơ thấy ác mộng. Mỗi lần mơ là cháu đều tỉnh dậy và rơi vào trạng thái hoảng sợ. Một đêm cháu mơ rất nhiều lần. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị cận giấc ngủ hay không ạ và bệnh này nên chữa trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Hiện tượng khó vào giấc ngủ, ngủ hay mơ, hoảng sợ khi ác mộng. Đó là tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ bao gồm:
Mất ngủ: mất ngủ làm bộ não không được nghỉ ngơi sinh ra rối loạn các chức năng hoạt động của não dẫn tới các bệnh lý rối loạn trí nhớ, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, rối loạn tri giác và tư duy rất nguy hiểm. Mất ngủ trước hết sinh ra mệt mỏi, chán ăn, giảm khả năng học tập và làm việc…
Ngủ nhiều: ngược lại với mất ngủ là ngủ quá nhiều cũng làm bệnh nhân mệt mỏi, cảm trở rất lớn tới sinh hoạt, học tập và công việc hàng ngày.
Cận giấc ngủ: hiếm gặp, đây là hiện tượng nửa thức nửa ngủ. Cận giấc ngủ có thể xuất hiện lúc chuẩn bị đi vào giấc ngủ, lúc chuẩn bị thức giấc hay ở giai đoạn 3 và 4 của nhịp giấc ngủ. Cận giấc ngủ triệu chứng nằm mơ thấy các mộng, hoảng sợ, mộng du – miên hành…
Rối loạn thời gian ngủ: muốn ngủ nằm không ngủ được, thiếu tỉnh táo khi cần thiết.
Tất cả các vấn đề trên gọi chung là rối loạn giấc ngủ. Hiện tượng khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay ác mộng tỉnh giấc và hoảng sợ đều là rối loạn giấc ngủ mà thôi. Ngủ hay mơ, ác mộng là do khi ngủ vỏ não không bị ức chế hoàn toàn nên sinh ngủ mơ. Cận giấc ngủ cũng là rối loạn giấc ngủ, là hiện tượng mơ ác mộng, hoảng sợ do ác mộng đó mà thôi.
Điều trị rối loạn giấc ngủ: Cần tạo thói quen ngủ đúng giờ, không sử dụng các chất kích thích thần kinh như rượu, bia, trà, cà phê, thuốc lá và các gia vị cay nóng, tránh căng thẳng tâm lý. Thực hiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày. Trước khi đi ngủ tập bài tập có tính chất thư giãn nhẹ nhàng, tắm nước nóng tạo cảm giác thư giãn trước khi ngủ tối, không ăn thức ăn khó tiêu trước khi đi ngủ, bố trí phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát, vừa đủ ánh sáng. Ngoài ra có thể áp dụng các liệu pháp tâm lý trị liệu như liệu pháp thư giãn luyện tập, âm nhạc…
Chúc cháu có giấc ngủ ngon!
Nửa đêm hay thức giấc và nằm mơ thấy ác mộng thì phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em năm nay 15 tuổi là học sinh trung học, gần đây cứ tầm từ 1 đến 4 giờ sáng em hay bị thức giấc giữa chừng, có đêm còn mơ thấy ác mộng, một hai lần đầu tiên thức giấc là em ngủ lại được, nhưng lần thứ 3 trở lên thì không thể ngủ tiếp, phải thức gần một tiếng mới ngủ lại được, bản tính em khá nhát nên thức dậy giữa đêm như vậy em thấy sợ và suy nghĩ lung tung. Vậy em phải làm thế nào để có giấc ngủ kéo dài suốt đêm mà không phải thức giấc ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Ngủ mơ là một hiện tượng rất bình thường và xảy ra khá phổ biến với mọi người. Tuy nhiên ngủ mơ nhiều, thậm chí ngày nào cũng ngủ mơ gây tác động rất nhiều đến sức khỏe, tinh thần, công việc, học tập thì là điều đáng phải quan tâm. Nguyên nhân :
Do tâm lý mà người đó đang gặp phải: stress, trầm cảm, sau trấn thương, nghiện rượu…
Do rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt..
Tuy nhiên, ở một số tình huống là biểu hiện của bệnh như: rối loạn giấc ngủ, tim mạch, tuần hoàn máu không tốt… Khi nào thì ngủ mơ do bệnh lý:
Ngủ quá mức, ngủ mê mệt.
Một số tình huống gây đái dầm, vung tay vung chân, mộng du, nói mơ…
Để hạn chế ngủ mơ:
Tránh những căng thẳng về thể lực, tâm lý trước khi đi ngủ.
Đảm bảo chế độ ăn điều độ, luyện tập thể thao thường xuyên.
Không lạm dụng những chất kích thích: rượu, chè, café, thuốc ngủ..
Không nên ăn quá no hoặc quá đói trước khi đi ngủ.
Tư thế ngủ không nên để tay lên ngực, nhất là phần tim bời vì tư thế ngủ sẽ làm tim bị chèn ép, khi đó, tim sẽ co bóp chậm tác động đến việc lưu thông máu nên não.
Không nên ngủ quá nhiều (chỉ nên ngủ từ 7h đến 8h/1 ngày) Nếu như đã tuân thủ chế độ trên mà tình trạng của em không thuyên giảm thì em nên đi khám loại trừ các bệnh lý mắc phải nhé.
Chúc em mạnh khỏe!
Đau đầu, khó ngủ, hay gặp ác mộng la hét, rụng tóc rất nhiều là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Hồng Hồng
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 26 tuổi. Khoảng 1 năm nay cháu bị mất ngủ, khi nằm xuống nhắm mắt nhưng đầu óc rất tỉnh thức gần sáng mới ngủ được, đầu thì đau thường xuyên dù ban ngày hay đêm, có khi đau đến toát mồ hôi, tối thường bị giật mình khi mới ngủ, có khi mơ thấy ác mộng phải la hét, khi ngủ dậy rất mệt và khó thở, người không có sức lực. Tóc cháu cũng bị rụng nhiều ngày càng nhiều, cả nắm tóc khi chải đầu (cháu sắp bị hói luôn). Xin bác sĩ có thể cho cháu biết là cháu đang bị bệnh gì và cách chữa khỏi tình trạng lúc này được không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Theo trình bày của cháu thì một năm nay cháu có những biểu hiện triệu chứng sau đây:
Mất ngủ
Đau đầu
Mệt mỏi
Khó thở
Cảm giác không còn sinh lực
Rụng tóc nhiều
Trước khi bị những biểu hiện trên cháu có gặp phải những vấn đề căng thẳng và bất ổn trong cuộc sống không? Ví dụ trong gia đình gặp phải những sự cố bất ổn như chia li, sa sút về kinh tế, mâu thuẫn về tình cảm,… Trong mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp có những rạn nứt hay những bất đồng căng thẳng không thể hàn gắn. Thông thường trong cuộc sống gia đình, cơ quan và xã hội bản thân gặp phải những vấn đề trên không thể tháo gỡ được làm cho họ luôn phải suy tư và gây tâm lý căng thẳng và sinh ra stress. Người bị stress có các biểu hiện sau đây:
Tinh thần thường xuyên không thoải mái, lo lắng, buồn phiền
Mất ngủ và mệt mỏi cảm giác như không còn sinh lực sống
Mất mọi hứng thú với những sở thích và các hoạt động hàng ngày.
Phản ứng tư duy chậm chạp, thiếu sự quyết đoán
Tự ti, mất niềm tin vào tương lai
Trí nhớ giảm sút, hay bị quên, khó tập trung
Dễ nóng giận vô cớ
Chán ăn, ăn không ngon miệng
Đau đầu
Ngại ở chỗ đông, ngại giao lưu tiếp xúc với mọi người
Mất hứng thú với cuộc sống
Giảm hứng thú tình dục
Giảm cân, khô da, rụng tóc
Như vậy tất cả các biểu hiện xuất hiện ở cháu đều có triệu chứng biểu hiện của stress. Bác nghĩ là cháu đã bị stress do lí do sang chấn tâm lý nào đó mà thôi. Stress do chuyên khoa Tâm thần khám và chữa trị. Cháu hãy tới Bệnh viện Tâm thần tỉnh hoặc Bệnh viện Tâm thần tuyến Trung ương để khám và chữa trị. Stress nếu chữa trị tích cực bệnh có thể ổn định và khỏi trở lại bình thường. Cháu hãy tích cực khám và chữa trị bệnh ngay nhé.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Hay gặp ác mộng và khó ngủ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ ơi cháu dạo này nằm ngủ hay gặp ác mộng, khó ngủ. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Ác mộng là những giấc mơ có tính chất sợ hãi, khó chịu, thường xảy ra vào ban đêm (đôi khi là ban ngày) khi đang ngủ. Ác mộng thường gây lo lắng và khiến người gặp ác mộng bị mất ngủ.
Ác mộng được chia thành hai dạng:
Ác mộng lặp đi lặp lại nhiều lần với cùng một hiện tượng giống nhau. Ác mộng mỗi lần một kiểu khác nhau.
Có rất nhiều lí do làm cháu gặp ác mộng khi ngủ:
Do suy nhược cơ thể, do căng thẳng thần kinh, do trải qua các sang chấn tinh thần, trầm cảm; quá tức giận, đau khổ, vui sướng. Sốt và bệnh tật, do tác dụng phụ của một vài loại thuốc… Cũng có khi chỉ đơn giản là do ăn quá no trước khi đi ngủ dẫn đến cung cấp rất nhiều năng lượng cho não làm não hoạt động tích cực hơn ngay cả khi ngủ… Ác mộng hay tái phát có thể là triệu chứng của xung đột nội tâm. Cơn ác mộng cũng hay gặp ở tuổi mới lớn do sự thay đổi nội tiết, tâm sinh lý. Ngoài ra, cháu khó ngủ dẫn đến không ngủ đủ giấc thường khiến người luôn cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, có thể gây ra nhiều cơn ác mộng về đêm hơn. Đó là một vòng lẩn quẩn mà nhiều người chưa phá vỡ được. Các biện pháp xử lý: Đi bộ thư giãn trước khi đi ngủ 30 phút. Không thức quá khuya, tránh xem phim ảnh gây những ấn tượng hoặc xúc động mạnh. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Tránh các căng thẳng do môi trường và gia đình mang lại. Cần thay đổi lối sống, phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn, tham gia các hoạt động lành mạnh. Cháu nên tập thể đều đặn nhiều hơn. Có thể tập yoga và thiền. Các bài tập thở cũng hết sức hữu ích trong việc chế ngự các cơn ác mộng.
Áp dụng các biện pháp trên mà cháu không có đỡ, để yên tâm cháu nên đi khám bác sĩ Tâm thần để được giải đáp và chữa trị.
Chúc cháu vui vẻ!
Chữa bệnh mất ngủ kéo dài kèm theo ác mộng ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào các bác sĩ!
Em có một câu hỏi xin nhờ các bác sĩ giải đáp giúp liên quan đến bệnh mất ngủ kéo dài kèm theo ác mộng. Em năm nay 28 tuổi, em bị bệnh mất ngủ này được 3-4 năm rồi, em đã từng chữa trị ở bệnh viện Y học cổ truyền Hà nội nhưng bệnh mất ngủ vẫn không khỏi.
Triệu chứng bệnh của em là thường xuyên bị mất ngủ, ngủ hôn mê, gặp nhiều ác mộng. Bệnh mất ngủ của em chia làm 2 giai đoạn: Có giai đoạn em chỉ ngủ được lúc 10h tối đến 12h đêm rồi tỉnh đến sáng (có kèm theo ác mộng), có giai đoạn em thức cả đêm không ngủ được.
Tháng trước em đã đi viện Lão khoa Trung ương Hà Nội khám, được bác sĩ chẩn đoán là “TD mất ngủ không rõ lí do thực thể”. Em đã uống theo đơn thuốc bác sĩ kê như sau:
Drexler 7.5 mg ngày 1 viên/ tối
Myatamet 500mg ngày 1 viên/sáng
Thực phẩm chức năng MT- Safliva ngày 2 viên/sáng-tối
Em đã uống hết đơn thuốc của bác sĩ kê, ác mộng có giảm đi 1 chút nhưng bệnh mất ngủ vẫn không đỡ, em vẫn bị tỉnh giấc lúc 12-1h đêm, không ngủ lại được. Có hôm cả đêm không ngủ được. Xin hỏi bác sĩ bệnh của em chữa trị theo đơn thuốc trên có đúng phác đồ không ạ? Em có nên tiếp tục chữa trị nữa không ạ? Nếu muốn khám bệnh của em ngoài viện Lão khoa Trung ương còn bệnh viện nào chuyên về Tâm – Thần kinh ở Hà nội không ạ? Xin các bác sĩ giúp em với ạ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Bệnh viện Lão khoa Trung ương cũng là một trong những bệnh viện hàng đầu về chuyên ngành Thần kinh của cả nước nên bạn có thể tin tưởng vào chữa trị. Ngoài ra, để chữa trị chứng mất ngủ này bạn có thể khám và chữa trị tại viện Tâm thần Trung ương nhé.
Chúc bạn sớm có giấc ngủ ngon!
Rối loạn giấc ngủ, hay mơ ác mộng phải chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: quan444
Chào bác sĩ!
Cháu là nam năm nay 23 tuổi. Khi tối ngủ cháu rất khó vào giấc và đặc biệt cháu thường xuyên mơ ngủ. Cứ ngủ là mơ, chủ yếu là mơ thấy ác mộng. Mỗi lần mơ là cháu đều tỉnh dậy và rơi vào trạng thái hoảng sợ. Một đêm cháu mơ rất nhiều lần. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị cận giấc ngủ hay không ạ và bệnh này nên chữa trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Hiện tượng khó vào giấc ngủ, ngủ hay mơ, hoảng sợ khi ác mộng. Đó là tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ bao gồm:
Mất ngủ: mất ngủ làm bộ não không được nghỉ ngơi sinh ra rối loạn các chức năng hoạt động của não dẫn tới các bệnh lý rối loạn trí nhớ, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, rối loạn tri giác và tư duy rất nguy hiểm. Mất ngủ trước hết sinh ra mệt mỏi, chán ăn, giảm khả năng học tập và làm việc…
Ngủ nhiều: ngược lại với mất ngủ là ngủ quá nhiều cũng làm bệnh nhân mệt mỏi, cảm trở rất lớn tới sinh hoạt, học tập và công việc hàng ngày.
Cận giấc ngủ: hiếm gặp, đây là hiện tượng nửa thức nửa ngủ. Cận giấc ngủ có thể xuất hiện lúc chuẩn bị đi vào giấc ngủ, lúc chuẩn bị thức giấc hay ở giai đoạn 3 và 4 của nhịp giấc ngủ. Cận giấc ngủ triệu chứng nằm mơ thấy các mộng, hoảng sợ, mộng du – miên hành…
Rối loạn thời gian ngủ: muốn ngủ nằm không ngủ được, thiếu tỉnh táo khi cần thiết.
Tất cả các vấn đề trên gọi chung là rối loạn giấc ngủ. Hiện tượng khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay ác mộng tỉnh giấc và hoảng sợ đều là rối loạn giấc ngủ mà thôi. Ngủ hay mơ, ác mộng là do khi ngủ vỏ não không bị ức chế hoàn toàn nên sinh ngủ mơ. Cận giấc ngủ cũng là rối loạn giấc ngủ, là hiện tượng mơ ác mộng, hoảng sợ do ác mộng đó mà thôi.
Điều trị rối loạn giấc ngủ: Cần tạo thói quen ngủ đúng giờ, không sử dụng các chất kích thích thần kinh như rượu, bia, trà, cà phê, thuốc lá và các gia vị cay nóng, tránh căng thẳng tâm lý. Thực hiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày. Trước khi đi ngủ tập bài tập có tính chất thư giãn nhẹ nhàng, tắm nước nóng tạo cảm giác thư giãn trước khi ngủ tối, không ăn thức ăn khó tiêu trước khi đi ngủ, bố trí phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát, vừa đủ ánh sáng. Ngoài ra có thể áp dụng các liệu pháp tâm lý trị liệu như liệu pháp thư giãn luyện tập, âm nhạc…
Chúc cháu có giấc ngủ ngon!
Nửa đêm hay thức giấc và nằm mơ thấy ác mộng thì phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em năm nay 15 tuổi là học sinh trung học, gần đây cứ tầm từ 1 đến 4 giờ sáng em hay bị thức giấc giữa chừng, có đêm còn mơ thấy ác mộng, một hai lần đầu tiên thức giấc là em ngủ lại được, nhưng lần thứ 3 trở lên thì không thể ngủ tiếp, phải thức gần một tiếng mới ngủ lại được, bản tính em khá nhát nên thức dậy giữa đêm như vậy em thấy sợ và suy nghĩ lung tung. Vậy em phải làm thế nào để có giấc ngủ kéo dài suốt đêm mà không phải thức giấc ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Ngủ mơ là một hiện tượng rất bình thường và xảy ra khá phổ biến với mọi người. Tuy nhiên ngủ mơ nhiều, thậm chí ngày nào cũng ngủ mơ gây tác động rất nhiều đến sức khỏe, tinh thần, công việc, học tập thì là điều đáng phải quan tâm. Nguyên nhân :
Do tâm lý mà người đó đang gặp phải: stress, trầm cảm, sau trấn thương, nghiện rượu…
Do rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt..
Tuy nhiên, ở một số tình huống là biểu hiện của bệnh như: rối loạn giấc ngủ, tim mạch, tuần hoàn máu không tốt… Khi nào thì ngủ mơ do bệnh lý:
Ngủ quá mức, ngủ mê mệt.
Một số tình huống gây đái dầm, vung tay vung chân, mộng du, nói mơ…
Để hạn chế ngủ mơ:
Tránh những căng thẳng về thể lực, tâm lý trước khi đi ngủ.
Đảm bảo chế độ ăn điều độ, luyện tập thể thao thường xuyên.
Không lạm dụng những chất kích thích: rượu, chè, café, thuốc ngủ..
Không nên ăn quá no hoặc quá đói trước khi đi ngủ.
Tư thế ngủ không nên để tay lên ngực, nhất là phần tim bời vì tư thế ngủ sẽ làm tim bị chèn ép, khi đó, tim sẽ co bóp chậm tác động đến việc lưu thông máu nên não.
Không nên ngủ quá nhiều (chỉ nên ngủ từ 7h đến 8h/1 ngày) Nếu như đã tuân thủ chế độ trên mà tình trạng của em không thuyên giảm thì em nên đi khám loại trừ các bệnh lý mắc phải nhé.
Chúc em mạnh khỏe!
Đau đầu, khó ngủ, hay gặp ác mộng la hét, rụng tóc rất nhiều là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Hồng Hồng
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 26 tuổi. Khoảng 1 năm nay cháu bị mất ngủ, khi nằm xuống nhắm mắt nhưng đầu óc rất tỉnh thức gần sáng mới ngủ được, đầu thì đau thường xuyên dù ban ngày hay đêm, có khi đau đến toát mồ hôi, tối thường bị giật mình khi mới ngủ, có khi mơ thấy ác mộng phải la hét, khi ngủ dậy rất mệt và khó thở, người không có sức lực. Tóc cháu cũng bị rụng nhiều ngày càng nhiều, cả nắm tóc khi chải đầu (cháu sắp bị hói luôn). Xin bác sĩ có thể cho cháu biết là cháu đang bị bệnh gì và cách chữa khỏi tình trạng lúc này được không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Theo trình bày của cháu thì một năm nay cháu có những biểu hiện triệu chứng sau đây:
Mất ngủ
Đau đầu
Mệt mỏi
Khó thở
Cảm giác không còn sinh lực
Rụng tóc nhiều
Trước khi bị những biểu hiện trên cháu có gặp phải những vấn đề căng thẳng và bất ổn trong cuộc sống không? Ví dụ trong gia đình gặp phải những sự cố bất ổn như chia li, sa sút về kinh tế, mâu thuẫn về tình cảm,… Trong mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp có những rạn nứt hay những bất đồng căng thẳng không thể hàn gắn. Thông thường trong cuộc sống gia đình, cơ quan và xã hội bản thân gặp phải những vấn đề trên không thể tháo gỡ được làm cho họ luôn phải suy tư và gây tâm lý căng thẳng và sinh ra stress. Người bị stress có các biểu hiện sau đây:
Tinh thần thường xuyên không thoải mái, lo lắng, buồn phiền
Mất ngủ và mệt mỏi cảm giác như không còn sinh lực sống
Mất mọi hứng thú với những sở thích và các hoạt động hàng ngày.
Phản ứng tư duy chậm chạp, thiếu sự quyết đoán
Tự ti, mất niềm tin vào tương lai
Trí nhớ giảm sút, hay bị quên, khó tập trung
Dễ nóng giận vô cớ
Chán ăn, ăn không ngon miệng
Đau đầu
Ngại ở chỗ đông, ngại giao lưu tiếp xúc với mọi người
Mất hứng thú với cuộc sống
Giảm hứng thú tình dục
Giảm cân, khô da, rụng tóc
Như vậy tất cả các biểu hiện xuất hiện ở cháu đều có triệu chứng biểu hiện của stress. Bác nghĩ là cháu đã bị stress do lí do sang chấn tâm lý nào đó mà thôi. Stress do chuyên khoa Tâm thần khám và chữa trị. Cháu hãy tới Bệnh viện Tâm thần tỉnh hoặc Bệnh viện Tâm thần tuyến Trung ương để khám và chữa trị. Stress nếu chữa trị tích cực bệnh có thể ổn định và khỏi trở lại bình thường. Cháu hãy tích cực khám và chữa trị bệnh ngay nhé.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Hay gặp ác mộng và khó ngủ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ ơi cháu dạo này nằm ngủ hay gặp ác mộng, khó ngủ. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Ác mộng là những giấc mơ có tính chất sợ hãi, khó chịu, thường xảy ra vào ban đêm (đôi khi là ban ngày) khi đang ngủ. Ác mộng thường gây lo lắng và khiến người gặp ác mộng bị mất ngủ.
Ác mộng được chia thành hai dạng:
Ác mộng lặp đi lặp lại nhiều lần với cùng một hiện tượng giống nhau. Ác mộng mỗi lần một kiểu khác nhau.
Có rất nhiều lí do làm cháu gặp ác mộng khi ngủ:
Do suy nhược cơ thể, do căng thẳng thần kinh, do trải qua các sang chấn tinh thần, trầm cảm; quá tức giận, đau khổ, vui sướng. Sốt và bệnh tật, do tác dụng phụ của một vài loại thuốc… Cũng có khi chỉ đơn giản là do ăn quá no trước khi đi ngủ dẫn đến cung cấp rất nhiều năng lượng cho não làm não hoạt động tích cực hơn ngay cả khi ngủ… Ác mộng hay tái phát có thể là triệu chứng của xung đột nội tâm. Cơn ác mộng cũng hay gặp ở tuổi mới lớn do sự thay đổi nội tiết, tâm sinh lý. Ngoài ra, cháu khó ngủ dẫn đến không ngủ đủ giấc thường khiến người luôn cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, có thể gây ra nhiều cơn ác mộng về đêm hơn. Đó là một vòng lẩn quẩn mà nhiều người chưa phá vỡ được. Các biện pháp xử lý: Đi bộ thư giãn trước khi đi ngủ 30 phút. Không thức quá khuya, tránh xem phim ảnh gây những ấn tượng hoặc xúc động mạnh. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Tránh các căng thẳng do môi trường và gia đình mang lại. Cần thay đổi lối sống, phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn, tham gia các hoạt động lành mạnh. Cháu nên tập thể đều đặn nhiều hơn. Có thể tập yoga và thiền. Các bài tập thở cũng hết sức hữu ích trong việc chế ngự các cơn ác mộng.
Áp dụng các biện pháp trên mà cháu không có đỡ, để yên tâm cháu nên đi khám bác sĩ Tâm thần để được giải đáp và chữa trị.
Chúc cháu vui vẻ!
Chữa bệnh mất ngủ kéo dài kèm theo ác mộng ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào các bác sĩ!
Em có một câu hỏi xin nhờ các bác sĩ giải đáp giúp liên quan đến bệnh mất ngủ kéo dài kèm theo ác mộng. Em năm nay 28 tuổi, em bị bệnh mất ngủ này được 3-4 năm rồi, em đã từng chữa trị ở bệnh viện Y học cổ truyền Hà nội nhưng bệnh mất ngủ vẫn không khỏi.
Triệu chứng bệnh của em là thường xuyên bị mất ngủ, ngủ hôn mê, gặp nhiều ác mộng. Bệnh mất ngủ của em chia làm 2 giai đoạn: Có giai đoạn em chỉ ngủ được lúc 10h tối đến 12h đêm rồi tỉnh đến sáng (có kèm theo ác mộng), có giai đoạn em thức cả đêm không ngủ được.
Tháng trước em đã đi viện Lão khoa Trung ương Hà Nội khám, được bác sĩ chẩn đoán là “TD mất ngủ không rõ lí do thực thể”. Em đã uống theo đơn thuốc bác sĩ kê như sau:
Drexler 7.5 mg ngày 1 viên/ tối
Myatamet 500mg ngày 1 viên/sáng
Thực phẩm chức năng MT- Safliva ngày 2 viên/sáng-tối
Em đã uống hết đơn thuốc của bác sĩ kê, ác mộng có giảm đi 1 chút nhưng bệnh mất ngủ vẫn không đỡ, em vẫn bị tỉnh giấc lúc 12-1h đêm, không ngủ lại được. Có hôm cả đêm không ngủ được. Xin hỏi bác sĩ bệnh của em chữa trị theo đơn thuốc trên có đúng phác đồ không ạ? Em có nên tiếp tục chữa trị nữa không ạ? Nếu muốn khám bệnh của em ngoài viện Lão khoa Trung ương còn bệnh viện nào chuyên về Tâm – Thần kinh ở Hà nội không ạ? Xin các bác sĩ giúp em với ạ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Bệnh viện Lão khoa Trung ương cũng là một trong những bệnh viện hàng đầu về chuyên ngành Thần kinh của cả nước nên bạn có thể tin tưởng vào chữa trị. Ngoài ra, để chữa trị chứng mất ngủ này bạn có thể khám và chữa trị tại viện Tâm thần Trung ương nhé.
Chúc bạn sớm có giấc ngủ ngon!
Theo ViCare