Tuyển tập câu hỏi hay liên quan đến triệu chứng của bệnh giảm hồng cầu


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Bệnh giảm hồng cầu rất dễ mắc phải ở nhiều đối tượng. Vậy triệu chứng của nó là gì – liệu bạn có biết?

Triệu chứng của đột quỵ hay thiếu máu não là như thế nào?


Câu hỏi bởi: Lien

Kính thưa bác sĩ.

Khoảng nửa tháng nay tôi luôn có cảm giác giống như sắp nổi da gà nhưng chỉ rần rần trên đầu và hai cánh tay. Xin hỏi bác sĩ đó là triệu chứng gì ạ? Tôi rất lo sợ mình bị đột quỵ hay thiếu máu não gì đó. Tôi đã khám tổng quát nhưng kết quả hoàn toàn bình thường. Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Tôi cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn.

Theo cảm giác bạn mô tả, chúng tôi chưa nhận thấy có bệnh lý nào liên quan. Nếu bạn có cảm giác như da dày lên, giảm cảm giác đau, không phân biệt được vật nóng-lạnh, hoặc yếu tay chân, méo miệng, nói khó,… thì có thể là biểu hiện của đột quỵ (tai biến mạch máu não). Khi đó, bạn cần đi khám ngay, tốt nhất là tại bệnh viện có chuyên khoa Nội thần kinh (như bệnh viện Đại học Y Dược, 115, Chợ Rẫy, Nguyễn Tri Phương,…). Ngoài ra, cảm giác tê rần có thể do chèn ép dây thần kinh, bạn cũng nên đi khám, nhưng tình trạng này không cấp cứu.

Khi đi khám, bạn cần trình bày rõ mình có triệu chứng gì để nhân viên y tế chuyển đến đúng chuyên khoa, không cần khám tổng quát vì như vậy sẽ khó tìm được đúng bệnh. Khám tổng quát nên được thực hiện hàng năm, nhưng chỉ có ý nghĩa tầm soát một số bệnh thường gặp, chứ không có nghĩa là chẩn đoán được tất cả các bệnh, bạn nhé. Tuy nhiên, kết quả khám của bạn bình thường cũng là điều đáng mừng.

Chúc bạn sức khỏe.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Triệu chứng của thiếu máu cơ tim


Câu hỏi bởi: Phan Hiep

Chào bác sĩ.

Em 24 tuổi. Qua đợt khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ chẩn đoán em bị thiếu máu cơ tim và tăng vành thất trái, nhưng em không đau ngực và khó thở, chỉ cảm nhận tim đập nhanh hơn những lúc vận động nhiều thôi. Mong bác sĩ cho em cách điều trị và liệu có trị được dứt điểm không ạ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Chào Phan Hiep.

Thông tin em cung cấp cho bác sĩ quá ít. Em khám sức khỏe định kỳ được kiểm tra những gì? Em làm siêu âm Doppler tim chưa?… Triệu chứng tim đập nhanh khi vận động nhiều cũng là dấu hiệu bình thường ở tất cả mọi người.

Như vậy, muốn biết rõ và chính xác hơn, em cần khám lần nữa tại bác sĩ chuyên khoa Tim mạch, làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn nếu cần. Có chẩn đoán chính xác thì việc điều trị mới hiệu quả, em nhé.

Chúc em luôn vui- khỏe.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ, xanh xao có phải là biểu hiện thiếu máu?


Câu hỏi bởi: Yên

Chào bác sĩ.

Thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ, xanh xao… có phải là biểu hiện của tình hình thiếu máu không, thưa bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn.

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết cầu tố (hemoglobin) trong máu. Những người bị thiếu máu có các biểu hiện: dễ mệt mỏi, hay ngủ gà ngủ gật, trống ngực đập mạnh khi gắng sức; da niêm mạc xanh xao, móng tay khô, dễ gãy, nhợt nhạt; hay bị ngất, hoa mắt, chóng mặt khi đang ngồi mà đứng dậy. Nếu thiếu máu kéo dài, bệnh nhân bị phù hai chân, phụ nữ bế kinh, nam giới bất lực.

Y học chia thiếu máu thành 3 dạng:

Thiếu máu hồng cầu to, ưu sắc, do thiếu vitamin B12 hoặc axit Folic.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, thường gặp sau các bệnh mất máu như trĩ, loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày, u xơ tử cung, ho ra máu, ung thư phế quản, giãn phế quản, giun móc, phụ nữ có thai, trẻ em dinh dưỡng kém.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ đẳng sắc do suy tủy, do hồng cầu bị hủy hoại (trong bệnh tan huyết, sốt rét, sốt vàng da, liên cầu tan huyết; nhiễm độc), do mất máu cấp (đứt mạch máu, vỡ phủ tạng, vỡ chửa ngoài dạ con, vỡ tử cung…).

Bạn nên đi khám, làm xét nghiệm để xem tình trạng thiếu máu của mình thuộc dạng nào, để từ đó có hướng điều trị triệt để.

Thân mến.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

daxanh xao và tối màu, nhìn xám xịt nữa sau khi bị tại nan


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Xin chào bác sĩ!

Em là Tuấn. Em có vấn đề cần hỏi bác sĩ. Chẳng may là cách đây 6 tuần em bị té xe máy, chân chống xe quẹt vào mu bàn chân của em. làm chân em sưng lên, em nghĩ nó bình thường nên để vậy nhưng sau 2 ngày thấy nó vẫn sưng và đau. Em tới phòng khám đa khoa Tiêm mũi SAT (uốn ván) sau đó uống thuốc uống nữa. Đến nay nó chưa khỏi mà lại còn đau thêm nhiều nói khác trong cơ thể nữa. Ban đầu đau ở chổ vấp chân chống, giờ đau các ngon chân xung quanh, sau đó đau lên đầu gối, rồi cánh tay, lưng, cổ, có lúc ở trên hay ngực. lúc thì đau chỗ này, lúc đau chỗ khác. Người thường hay bị sốt nhẹ và da của em từ khi bị nó xanh xao và tối màu, nhìn xám xịt nữa. giờ em rất hoang mang. Bác sĩ có thể giải đáp dùm em được không?

Chân thành cảm ơn bác sĩ nhiều!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Em có thể có biểu hiện của thiếu máu, nhiễn khuẩn và không loại trừ cả nhiễm khuẩn huyết nếu sốt cao kéo dài, thiếu máu, tổn thương đa cơ quan…v.v. Qua thông tin mô tả thì không thể xác định chính xác tính chất, mức độ vết thương, các biểu hiện thiếu máu có hay không thấy, các tổn thương các cơ quan khác có hay không có, biểu hiện sốt cáo kéo dài không có được mô tả… Do vậy em cần đến khám bác sĩ, kiểm tra các xét nghiệm cần thiết để đánh giá chính xác và có hướng chữa trị phù hợp.

Chúc em mạnh khỏe.

Bé 14 tháng tuổi da quá trắng có phải thiếu máu?


Câu hỏi bởi: huu nghiaø

Thưa bác sĩ!

Con cháu được 14 tháng tuổi, da bé rất trắng cháu có đưa con đi bệnh viện 2 lần bác sĩ lấy máu xét nghiệm nhưng không thấy kết quả gì. Bác sĩ thấy da bé trắng quá nên nghi ngờ bé bị thiếu máu, bác sĩ bảo đi xuống bệnh viện lớn để kiểm tra nhưng đến nay cháu vẫn chưa đi được và bé cũng được 15 tháng tuổi, vừa mới tập đi, liệu bé có phải bị thiếu máu không?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng


Thân chào bạn.

Trường hợp con bạn cũng có thể bị thiếu máu. Nếu thiếu máu da thường trắng nhợt. Tuy nhiên, đôi khi rất khó nhận biết vì thiếu máu thường không thấy biểu hiện nào rõ rệt. Các dấu hiệu thiếu máu mà bạn khó nhận thấy được như: da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mệt hơn những trẻ khác.

Các lí do gây thiếu máu bao gồm: Hồng cầu sinh ra không đủ: có nhiều lý do tạo không đủ hồng cầu nhưng thường gặp nhất là do thiếu sắt. Khi không thấy sắt, cơ thể không tạo được hemoglobin, nên cũng không tạo được hồng cầu. Acid folic và vitamin B12 cũng là nguyên liệu cần thiết để tạo hồng cầu. Có thể bổ sung vitamin B12 từ trong thức ăn (thịt, sữa, trứng) và acid folic có nhiều trong các loại thịt cá, rau đậu, ngũ cốc.

Những người ăn chay (không ăn thịt) sẽ bị thiếu vitamin B12, vì loại vitamin này không thấy trong rau xanh. Thiếu máu có thể do tủy xương sản sinh hồng cầu không phù hợp. Những trẻ thường bị suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, có bệnh lý mãn tính tủy xương sản sinh hồng cầu ít hơn bình thường. Những tình huống rất hiếm gặp, tủy xương không thấy khả năng sản sinh hồng cầu. Hồng cầu chết quá nhiều: một trong những lý do đó là bệnh lý làm thay đổi hình dạng hồng cầu. Một bệnh lý di truyền làm biến đổi hình dạng hồng cầu thường gặp là bệnh hồng cầu hình liềm. Hồng cầu hình liềm khi đi qua những mạch máu nhỏ, hẹp sẽ bị vỡ gây thiếu máu. Đây là bệnh lý thường gặp nhất trong những bệnh lý thay đổi hình dạng hồng cầu.

Điều trị thiếu máu phụ thuộc vào lí do. Ở trẻ em lí do thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt trong chế độ ăn. Vì vậy bạn cần cho trẻ chế độ ăn giàu sắt như: thịt, trứng, các loại đậu, rau màu xanh đậm. Bạn cần phải bổ sung sắt( biệt dược là Ferlin có dạng si rô) cho trẻ uống để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn . Trường hợp chưa chắc chắn bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ và cần thiết phải làm xét nghiệm kiểm tra trước khi chữa trị.

Chúc bạn và cháu mạnh khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl