Hỏi Bác Sĩ - Bắp chân, bắp đùi to được nhiều chị em phụ nữ cho là không gợi cảm. Làm thế nào để giảm kích cỡ bắp chân, cùng đọc những lời khuyên sau từ bác sĩ.
Giúp đùi và bắp chân thon gọn bằng cách nào?
Câu hỏi bởi: My
Thưa bác sĩ!
Năm nay cháu 15 tuổi, cao 1m64 nặng 52 kg, vòng đùi của cháu là 56 và bắp chân là 36 nhìn to khủng khiếp. Phần trên của cháu thì ốm gầy nữa, mẹ cháu bảo do di truyền từ ba nên vậy đó, chân cháu cũng chắc nữa, không có nhão tí nào, nhìn tổng thể vì đôi chân này nên nhìn cháu mập vô cùng. Cháu mong bác sĩ cho cháu lời khuyên để có thể giảm vòng đùi và bắp chân. Cháu có đang đi bộ nhẹ (mẹ cháu bảo đi nhẹ thôi không lại to cơ đấy) có làm chân to thật không ạ? Bác cho cháu lời khuyên và hướng dẫn cho cháu cách giải quyết với ạ!
Cháu cảm ơn rất nhiều.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Hình dáng cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó có yếu tố di truyền, chế độ tập luyện và lối sống. Qua thông tin cháu mô tả, thì rất có thể cháu có yếu tố di truyền trong gia đình (bắp đùi to và chân to). Tuy nhiên có thể hạn chế tình trạng này bằng cách điều tiết các yếu tố còn lại. Mặc dù dựa vào cân nặng và chiều cao của cháu thì không có béo phì, chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức bình thường, nhưng vẫn cần lưu ý tới chế độ ăn: hạn chế ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, nên ăn nhiều rau xanh, uống nước trái cây để tăng cường các vitamin. Bên cạnh đó, cháu nên tập luyện thường xuyên, tập luyện toàn thân để có cơ thể cân đối, tốt nhất là bơi lội, hoặc tập các bài tập săn chắc cơ đùi, chân giúp chân thon gọn. Cháu có thể tập một số động tác, hoạt động như: nhảy dây, nâng chân, đi cầu thang bộ, ngồi xổm, đi bộ.
Thân mến!
Bị béo đùi và bắp chân quá to phải cải thiện thế nào?
Câu hỏi bởi: Hung
Chào bác sĩ!
Cháu là nam, năm nay cháu 17 tuổi. Hồi trước bắp chân và đùi cháu rất bình thường, nhưng kể tư năm lớp 8 cháu đi đá bóng thường xuyên vào buổi chiều nên giờ bắp chân của cháu bị to lúc nào không hay. Giờ cháu để ý mới thấy, cháu cao 1m65 nặng 58kg, vòng đùi 56cm, bắp chân của cháu 40cm. Chân cháu dài 96cm nhưng do bắp chân và đùi quá to nên nhìn chân khá ngắn so với những thằng bạn cao khoảng trên 1m7 cùng lớp và nặng khoảng 60kg trở lên thì bắp chân của cháu còn to hơn. Nếu so sánh với những đứa thấp và trọng lượng cỡ ngang cháu thì chân chúng nó nhỏ hơn rất nhiều. Dạo này cháu đã không đi đá bóng nữa và chuyển sang đánh cầu. Vậy mong bác sĩ giải đáp cho cháu là làm sao để đùi và bắp chân nhỏ lại? Chân cháu bị to do cơ chứ không phải do mỡ. Liệu cháu giảm cân đi thì có tác động tới sự phát triển chiều cao không? Nếu giảm cân đi thì bắp chân cháu có nhỏ lại không? Vài năm gần đây chiều cao của cháu cũng tăng khá nhanh do cháu thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt, chơi thể thao, ngủ đủ giấc vì cháu muốn có 1 đôi chân dài ra nhưng cứ dài ra thì đồng nghĩa với việc chân cháu lại bị to ra trong khi phần trên của cháu lại không to lắm. Mong bác sĩ giải đáp giúp ạ!
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Bắp chân to có thể là do yếu tố di truyền, do gen của gia đình hoặc cũng có thể do chế độ ăn uống không phù hợp hoặc do luyện tập một môn thể thao ảnh hưởng quá mạnh để bắp chân, làm cơ vùng này phát triển nhanh chóng hơn so với các khu vực khác…
Theo như cháu mô tả, thì bắp chân của cháu phát triển to có thể là do cháu vận động chân thường xuyên (đá bóng). Cháu không nên quá lo lắng vì chân cháu to do cơ chứ không phải do mỡ, nghĩa là nó rất săn chắc.
Cháu năm nay mới 17 tuổi, còn đang trong độ tuổi phát triển, và như cháu nói thì vài năm gần đây chiều cao của cháu cũng tăng khá nhanh do cháu thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt, chơi thể thao, ngủ đủ giấc. Đây là dấu hiệu đáng mừng. Việc cháu cần làm bây giờ là tập luyện để cơ thể phát triển đều cả phần trên cho cân đối thì cháu sẽ có cơ thể rất đẹp.
Cháu cần biết là nhiều người phải tập luyện để có được được bắp đùi săn chắc như của cháu. Nếu vẫn không hài lòng với đôi chân của mình, cháu có thể tập một số môn thể dục giúp thu nhỏ bắp chân như bơi lội, kéo cơ chân bằng xà đơn, nhảy dây, đi bộ nhanh hoặc tập kiễng chân 15 – 20 phút mỗi ngày.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Làm sao để đôi chân thon nhỏ?
Câu hỏi bởi: LINH LAN
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ, cháu năm nay 14 tuổi, là nữ giới. Nhưng chân cháu hơi to vậy làm sao để chân thon nhỏ ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Lê Thị Kim Trang
Chào cháu!
Không rõ ý cháu nói “chân to” là bàn chân, bắp chân, bắp đùi hay toàn bộ chân? Cho nên, chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin chung về vấn đề này, có nhấn mạnh đến “bắp chân to” vì đây là tình trạng mà nhiều phụ nữ châu Á mắc phải. Hơn nữa, về lí do và cách xử lý bắp chân to trong nhiều tình huống áp dụng được cho tình trạng chân to nói chung.
Một số lí do và cách xử trí khi bị chân to:
Thừa cân và béo phì ngoài tình trạng tích mỡ khắp cơ thể thì thừa cân cũng sẽ làm cho đùi và bắp chân to hơn. Khi đó, giảm béo chung toàn thân bằng chế độ ăn và tập luyện cũng đồng thời làm mất lớp mỡ thừa ở chân, giúp chân nhỏ lại.
Có thể kết hợp massage chân hằng ngày để đốt mỡ thừa và giúp quá trình lưu thông máu được dễ dàng hơn. Nếu các biện pháp trên không cải thiện được, người ta sẽ cân nhắc sử dụng kỹ thuật hút mỡ.
Tập luyện thể thao không khoa học: luyện tập liên tục không ngừng nghỉ với cường độ cao khiến cho phần cơ bắp ở đùi và ở bắp chân to ra nhanh hơn. Trường hợp này nên điều chỉnh lại các bài tập của mình.
Do yếu tố di truyền: bẩm sinh, sự phát triển cơ bắp ở chân của một số người đã có sự không cân đối. Có một số người bị “bắp chân hình củ cải” là do sự phì đại của cơ bắp chân. Khi đó, việc hút mỡ không hiệu quả mà phải dựa vào những phương pháp chuyên biệt hơn như: tiêm botulinum A toxin làm teo cơ, mổ cắt một phần hoặc cắt toàn bộ cơ sinh đôi ở bụng chân…
Cháu năm nay 14 tuổi và chân cháu chỉ là “hơi to” theo chủ quan cháu đánh giá, vậy cháu đừng quá băn khoăn. Vì cháu còn đang ở độ tuổi phát triển, cơ thể còn nhiều điều chỉnh. Khi cháu cao vượt thêm, thì có thể chân cháu sẽ có sự cân đối lại với cơ thể để trở nên thon nhỏ hơn. Hiện tại, cháu nên chú ý chế độ ăn lành mạnh, đủ chất và chú ý đến các bài tập phát triển chiều cao (nếu thấy cần thiết). Kể cả sau này mà cháu vẫn thấy mình bị chân to thì hoàn toàn có thể cân nhắc đến việc sử dụng các kỹ thuật của chuyên ngành thẩm mỹ.
Chúc cháu luôn khỏe đẹp!
Bị béo đùi và bắp chân quá to thì phải làm thế nào?
Câu hỏi bởi: Phương
Chào bác sĩ.
Cháu là nữ, năm nay 20 tuổi, cao 1m65, đùi to 50cm, bắp to 35 cm. Khi ngồi chân cháu rất nhão nhưng khi đứng thì chân chắc, trông rất to. Khi béo lên chủ yếu là béo phần chân. Chân cháu có giảm được không ạ? Nếu muốn giảm thì dùng phương pháp nào cho phù hợp? Mong bác sĩ giải đáp giúp.
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu.
Là nữ giới sở hữu chiều cao 1m65 cũng là đáng tự hào đấy cháu ạ. Tuy nhiên để có một bắp chân thon, gọn, không còn mỡ đùi thì đó cũng là ước muốn của nhiều người. Vì cháu không nói rõ cân nặng của mình để xác định xem có bị thừa cân hay không mà chỉ nói tới phần mỡ ở chân nên có một số lời khuyên cho cháu như sau:
Nhìn chung, để giảm mỡ vùng đùi cần tuân theo nguyên tắc giảm cân chung, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng hợp lý và vận động nhiều hơn, thường xuyên hơn. Nếu muốn giảm mỡ phần hông và đùi hãy luyện tập những môn thể thao để giúp tiêu hao phần mỡ thừa tại những bộ phận này.
Chế độ dinh dưỡng:
1. Cắt giảm hấp thụ chất béo:
Hạn chế chất béo hoặc chuyển sang dùng các loại dầu ô liu hoặc dầu thực vật.
Tránh ăn những món rán quá nhiều dầu như khoai tây rán, ngũ cốc trộn dầu…
Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống của cháu với các loại rau xanh, trái cây… Nên ăn nhiều táo, củ cải trắng hoặc chè xanh có tác dụng đánh tan mỡ đùi.
2. Cắt giảm hấp thụ carbohydrat:
Thay đổi tỷ lệ carbohydrat và protein trong chế độ ăn để giảm lượng tinh bột và bổ sung protein nhiều hơn.
Nên ăn thêm bánh bột mì, các món ăn từ lúa mì nguyên chất hay ngũ cốc…
Cháu có thể ăn các loại thực phẩm như cá và thịt gà bỏ da với một lượng vừa phải
3. Uống nhiều nước lọc, đảm bảo 2.5 – 3l/ngày. Nếu có thể uống nước chanh thay nước lọc hàng ngày.
Chế độ tập luyện: Cháu nên tập luyện các động tác giúp cho giảm mỡ đùi. Sau đây là một số động tác đơn giản giúp giảm mỡ đùi:
1. Đứng trên mũi chân:
Đứng với hai chân mở rộng hơn chiều rộng của vai, hai tay chống nạnh, mũi bàn chân hướng ra ngoài.
Hạ thấp dần cho đến khi đùi cháu ở vị trí song song với sàn nhà, sau đó nhấc cao cả hai gót chân, có thể lặp đi lặp lại bằng cách nâng cao và hạ thấp chân.
Phần mông, đùi và bắp chân của cháu sẽ được hoạt động tối đa.
Thực hiện bài tập giảm mỡ đùi nhanh nhất với động tắc đứng trên 2 mũi chân giúp các cơ vùng đùi hoạt động, đốt cháy mỡ thừa tại vùng da này. Thực hiện động tác này mỗi lần 5 phút, tối thiểu 3 lần/1 ngày.
2. Cúi người về phía trước:
Để hai chân rộng hơn vai, thực hiện gập người sao cho các ngón tay giữ nhẹ trên sàn nhà phía trước bàn chân.
Giữ các ngón tay trên sàn nhà, với phần đầu gối hơi thấp xuống, cháu có thể di chuyển phần hông linh hoạt để mông và đùi được vận động tích cực.
3. Giữ thăng bằng:
Đứng giữ một chân làm trọng tâm, chân còn lại hơi hướng ra ngoài.
Ngồi xổm sâu, mở rộng cánh tay về phía sau thân, dần đứng thẳng, nâng cao chân trái và giữ ngực thấp hơn cho đến khi toàn thân song song với sàn nhà, di chuyển cánh tay mở rộng về phía trước.
Đổi chỗ vị trí chân và tay sau đó lặp lại để tạo thành một động tác hoàn chỉnh có tác dụng lên vùng mông, chân, vai, lưng và phần cơ bụng.
4. Động tác đá bóng
5. Động tác ngồi xổm
6. Leo cầu thang
7. Chạy bộ, đạp xe
8. Massage đùi bằng muối
Chúc cháu mau thực hiện được như ý muốn!
Giúp đùi và bắp chân thon gọn bằng cách nào?
Câu hỏi bởi: My
Thưa bác sĩ!
Năm nay cháu 15 tuổi, cao 1m64 nặng 52 kg, vòng đùi của cháu là 56 và bắp chân là 36 nhìn to khủng khiếp. Phần trên của cháu thì ốm gầy nữa, mẹ cháu bảo do di truyền từ ba nên vậy đó, chân cháu cũng chắc nữa, không có nhão tí nào, nhìn tổng thể vì đôi chân này nên nhìn cháu mập vô cùng. Cháu mong bác sĩ cho cháu lời khuyên để có thể giảm vòng đùi và bắp chân. Cháu có đang đi bộ nhẹ (mẹ cháu bảo đi nhẹ thôi không lại to cơ đấy) có làm chân to thật không ạ? Bác cho cháu lời khuyên và hướng dẫn cho cháu cách giải quyết với ạ!
Cháu cảm ơn rất nhiều.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Hình dáng cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó có yếu tố di truyền, chế độ tập luyện và lối sống. Qua thông tin cháu mô tả, thì rất có thể cháu có yếu tố di truyền trong gia đình (bắp đùi to và chân to). Tuy nhiên có thể hạn chế tình trạng này bằng cách điều tiết các yếu tố còn lại. Mặc dù dựa vào cân nặng và chiều cao của cháu thì không có béo phì, chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức bình thường, nhưng vẫn cần lưu ý tới chế độ ăn: hạn chế ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, nên ăn nhiều rau xanh, uống nước trái cây để tăng cường các vitamin. Bên cạnh đó, cháu nên tập luyện thường xuyên, tập luyện toàn thân để có cơ thể cân đối, tốt nhất là bơi lội, hoặc tập các bài tập săn chắc cơ đùi, chân giúp chân thon gọn. Cháu có thể tập một số động tác, hoạt động như: nhảy dây, nâng chân, đi cầu thang bộ, ngồi xổm, đi bộ.
Thân mến!
Bị béo đùi và bắp chân quá to phải cải thiện thế nào?
Câu hỏi bởi: Hung
Chào bác sĩ!
Cháu là nam, năm nay cháu 17 tuổi. Hồi trước bắp chân và đùi cháu rất bình thường, nhưng kể tư năm lớp 8 cháu đi đá bóng thường xuyên vào buổi chiều nên giờ bắp chân của cháu bị to lúc nào không hay. Giờ cháu để ý mới thấy, cháu cao 1m65 nặng 58kg, vòng đùi 56cm, bắp chân của cháu 40cm. Chân cháu dài 96cm nhưng do bắp chân và đùi quá to nên nhìn chân khá ngắn so với những thằng bạn cao khoảng trên 1m7 cùng lớp và nặng khoảng 60kg trở lên thì bắp chân của cháu còn to hơn. Nếu so sánh với những đứa thấp và trọng lượng cỡ ngang cháu thì chân chúng nó nhỏ hơn rất nhiều. Dạo này cháu đã không đi đá bóng nữa và chuyển sang đánh cầu. Vậy mong bác sĩ giải đáp cho cháu là làm sao để đùi và bắp chân nhỏ lại? Chân cháu bị to do cơ chứ không phải do mỡ. Liệu cháu giảm cân đi thì có tác động tới sự phát triển chiều cao không? Nếu giảm cân đi thì bắp chân cháu có nhỏ lại không? Vài năm gần đây chiều cao của cháu cũng tăng khá nhanh do cháu thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt, chơi thể thao, ngủ đủ giấc vì cháu muốn có 1 đôi chân dài ra nhưng cứ dài ra thì đồng nghĩa với việc chân cháu lại bị to ra trong khi phần trên của cháu lại không to lắm. Mong bác sĩ giải đáp giúp ạ!
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Bắp chân to có thể là do yếu tố di truyền, do gen của gia đình hoặc cũng có thể do chế độ ăn uống không phù hợp hoặc do luyện tập một môn thể thao ảnh hưởng quá mạnh để bắp chân, làm cơ vùng này phát triển nhanh chóng hơn so với các khu vực khác…
Theo như cháu mô tả, thì bắp chân của cháu phát triển to có thể là do cháu vận động chân thường xuyên (đá bóng). Cháu không nên quá lo lắng vì chân cháu to do cơ chứ không phải do mỡ, nghĩa là nó rất săn chắc.
Cháu năm nay mới 17 tuổi, còn đang trong độ tuổi phát triển, và như cháu nói thì vài năm gần đây chiều cao của cháu cũng tăng khá nhanh do cháu thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt, chơi thể thao, ngủ đủ giấc. Đây là dấu hiệu đáng mừng. Việc cháu cần làm bây giờ là tập luyện để cơ thể phát triển đều cả phần trên cho cân đối thì cháu sẽ có cơ thể rất đẹp.
Cháu cần biết là nhiều người phải tập luyện để có được được bắp đùi săn chắc như của cháu. Nếu vẫn không hài lòng với đôi chân của mình, cháu có thể tập một số môn thể dục giúp thu nhỏ bắp chân như bơi lội, kéo cơ chân bằng xà đơn, nhảy dây, đi bộ nhanh hoặc tập kiễng chân 15 – 20 phút mỗi ngày.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Làm sao để đôi chân thon nhỏ?
Câu hỏi bởi: LINH LAN
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ, cháu năm nay 14 tuổi, là nữ giới. Nhưng chân cháu hơi to vậy làm sao để chân thon nhỏ ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Lê Thị Kim Trang
Chào cháu!
Không rõ ý cháu nói “chân to” là bàn chân, bắp chân, bắp đùi hay toàn bộ chân? Cho nên, chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin chung về vấn đề này, có nhấn mạnh đến “bắp chân to” vì đây là tình trạng mà nhiều phụ nữ châu Á mắc phải. Hơn nữa, về lí do và cách xử lý bắp chân to trong nhiều tình huống áp dụng được cho tình trạng chân to nói chung.
Một số lí do và cách xử trí khi bị chân to:
Thừa cân và béo phì ngoài tình trạng tích mỡ khắp cơ thể thì thừa cân cũng sẽ làm cho đùi và bắp chân to hơn. Khi đó, giảm béo chung toàn thân bằng chế độ ăn và tập luyện cũng đồng thời làm mất lớp mỡ thừa ở chân, giúp chân nhỏ lại.
Có thể kết hợp massage chân hằng ngày để đốt mỡ thừa và giúp quá trình lưu thông máu được dễ dàng hơn. Nếu các biện pháp trên không cải thiện được, người ta sẽ cân nhắc sử dụng kỹ thuật hút mỡ.
Tập luyện thể thao không khoa học: luyện tập liên tục không ngừng nghỉ với cường độ cao khiến cho phần cơ bắp ở đùi và ở bắp chân to ra nhanh hơn. Trường hợp này nên điều chỉnh lại các bài tập của mình.
Do yếu tố di truyền: bẩm sinh, sự phát triển cơ bắp ở chân của một số người đã có sự không cân đối. Có một số người bị “bắp chân hình củ cải” là do sự phì đại của cơ bắp chân. Khi đó, việc hút mỡ không hiệu quả mà phải dựa vào những phương pháp chuyên biệt hơn như: tiêm botulinum A toxin làm teo cơ, mổ cắt một phần hoặc cắt toàn bộ cơ sinh đôi ở bụng chân…
Cháu năm nay 14 tuổi và chân cháu chỉ là “hơi to” theo chủ quan cháu đánh giá, vậy cháu đừng quá băn khoăn. Vì cháu còn đang ở độ tuổi phát triển, cơ thể còn nhiều điều chỉnh. Khi cháu cao vượt thêm, thì có thể chân cháu sẽ có sự cân đối lại với cơ thể để trở nên thon nhỏ hơn. Hiện tại, cháu nên chú ý chế độ ăn lành mạnh, đủ chất và chú ý đến các bài tập phát triển chiều cao (nếu thấy cần thiết). Kể cả sau này mà cháu vẫn thấy mình bị chân to thì hoàn toàn có thể cân nhắc đến việc sử dụng các kỹ thuật của chuyên ngành thẩm mỹ.
Chúc cháu luôn khỏe đẹp!
Bị béo đùi và bắp chân quá to thì phải làm thế nào?
Câu hỏi bởi: Phương
Chào bác sĩ.
Cháu là nữ, năm nay 20 tuổi, cao 1m65, đùi to 50cm, bắp to 35 cm. Khi ngồi chân cháu rất nhão nhưng khi đứng thì chân chắc, trông rất to. Khi béo lên chủ yếu là béo phần chân. Chân cháu có giảm được không ạ? Nếu muốn giảm thì dùng phương pháp nào cho phù hợp? Mong bác sĩ giải đáp giúp.
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu.
Là nữ giới sở hữu chiều cao 1m65 cũng là đáng tự hào đấy cháu ạ. Tuy nhiên để có một bắp chân thon, gọn, không còn mỡ đùi thì đó cũng là ước muốn của nhiều người. Vì cháu không nói rõ cân nặng của mình để xác định xem có bị thừa cân hay không mà chỉ nói tới phần mỡ ở chân nên có một số lời khuyên cho cháu như sau:
Nhìn chung, để giảm mỡ vùng đùi cần tuân theo nguyên tắc giảm cân chung, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng hợp lý và vận động nhiều hơn, thường xuyên hơn. Nếu muốn giảm mỡ phần hông và đùi hãy luyện tập những môn thể thao để giúp tiêu hao phần mỡ thừa tại những bộ phận này.
Chế độ dinh dưỡng:
1. Cắt giảm hấp thụ chất béo:
Hạn chế chất béo hoặc chuyển sang dùng các loại dầu ô liu hoặc dầu thực vật.
Tránh ăn những món rán quá nhiều dầu như khoai tây rán, ngũ cốc trộn dầu…
Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống của cháu với các loại rau xanh, trái cây… Nên ăn nhiều táo, củ cải trắng hoặc chè xanh có tác dụng đánh tan mỡ đùi.
2. Cắt giảm hấp thụ carbohydrat:
Thay đổi tỷ lệ carbohydrat và protein trong chế độ ăn để giảm lượng tinh bột và bổ sung protein nhiều hơn.
Nên ăn thêm bánh bột mì, các món ăn từ lúa mì nguyên chất hay ngũ cốc…
Cháu có thể ăn các loại thực phẩm như cá và thịt gà bỏ da với một lượng vừa phải
3. Uống nhiều nước lọc, đảm bảo 2.5 – 3l/ngày. Nếu có thể uống nước chanh thay nước lọc hàng ngày.
Chế độ tập luyện: Cháu nên tập luyện các động tác giúp cho giảm mỡ đùi. Sau đây là một số động tác đơn giản giúp giảm mỡ đùi:
1. Đứng trên mũi chân:
Đứng với hai chân mở rộng hơn chiều rộng của vai, hai tay chống nạnh, mũi bàn chân hướng ra ngoài.
Hạ thấp dần cho đến khi đùi cháu ở vị trí song song với sàn nhà, sau đó nhấc cao cả hai gót chân, có thể lặp đi lặp lại bằng cách nâng cao và hạ thấp chân.
Phần mông, đùi và bắp chân của cháu sẽ được hoạt động tối đa.
Thực hiện bài tập giảm mỡ đùi nhanh nhất với động tắc đứng trên 2 mũi chân giúp các cơ vùng đùi hoạt động, đốt cháy mỡ thừa tại vùng da này. Thực hiện động tác này mỗi lần 5 phút, tối thiểu 3 lần/1 ngày.
2. Cúi người về phía trước:
Để hai chân rộng hơn vai, thực hiện gập người sao cho các ngón tay giữ nhẹ trên sàn nhà phía trước bàn chân.
Giữ các ngón tay trên sàn nhà, với phần đầu gối hơi thấp xuống, cháu có thể di chuyển phần hông linh hoạt để mông và đùi được vận động tích cực.
3. Giữ thăng bằng:
Đứng giữ một chân làm trọng tâm, chân còn lại hơi hướng ra ngoài.
Ngồi xổm sâu, mở rộng cánh tay về phía sau thân, dần đứng thẳng, nâng cao chân trái và giữ ngực thấp hơn cho đến khi toàn thân song song với sàn nhà, di chuyển cánh tay mở rộng về phía trước.
Đổi chỗ vị trí chân và tay sau đó lặp lại để tạo thành một động tác hoàn chỉnh có tác dụng lên vùng mông, chân, vai, lưng và phần cơ bụng.
4. Động tác đá bóng
5. Động tác ngồi xổm
6. Leo cầu thang
7. Chạy bộ, đạp xe
8. Massage đùi bằng muối
Chúc cháu mau thực hiện được như ý muốn!
Theo ViCare