Hỏi Bác Sĩ - Hút thai nhiều lần có thể để lại nhiều biến chứng đến sức khỏe. Vậy chính xác thì hút thai 2 lần có nguy hiểm tiềm ẩn như thế nào?
Tắc 1 bên buồng trứng do đã hút thai 2 lần
Câu hỏi bởi: Xoa Ten Anh Minhchuyen
Chào bác sĩ.
Em 17 tuổi, đã đi hút 2 lần và sau 3 năm em lập gia đình. Hơn 1 năm nay em không có con, em đi khám bác sĩ cho biết là tắc bên phải buồng trứng. Mong bác sĩ tư vấn giúp em.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em.
Tắc vòi trứng bên phải là hậu quả của việc em đã nạo hút thai 2 lần, dẫn đến tình trạng vô sinh.
Các cơ quan sinh sản của phụ nữ bao gồm hai buồng trứng, hai vòi trứng và một tử cung. Hàng tháng, từ hai buồng trứng, một noãn được giải phóng (thời kỳ phóng noãn hay còn gọi là thời kỳ rụng trứng). Noãn này sẽ di chuyển dọc theo vòi trứng, ở đó nó có thể gặp gỡ tinh trùng và được thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh tiếp tục di chuyển về phía tử cung để làm tổ và phát triển thành phôi thai rồi thành thai. Như vậy, để quá trình nêu trên có thể diễn ra, chỉ cần một bên vòi trứng của em không bị tắc là đủ. Tuy nhiên, lúc này cơ hội mang thai của em sẽ giảm so với khi có cả hai vòi trứng. Nguyên nhân là do trong bất cứ chu kỳ nào, hiện tượng phóng noãn cũng chỉ xuất hiện ở một bên buồng trứng mà thôi và noãn được phóng ra thường đi tiếp tới vòi trứng ở cùng bên. Nếu em chỉ còn lại một vòi trứng thì nhiều noãn sẽ không bao giờ có cơ may được thụ tinh. Ngoài ra, chồng em cũng cần đảm bảo sinh lý tốt, tinh trùng đảm bảo về số lượng và chất lượng.
Em không nên lo lắng quá, làm tác động đến quá trình rụng trứng dẫn đến khó thụ thai. Em cũng yên tâm, ngày nay khoa học hiện đại có rất nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản mà. Em nên đi khám chuyên khoa Sản để các bác sĩ cho làm một số xét nghiệm cần thiết và có những phương pháp chữa trị cụ thể.
Chúc em mạnh khoẻ!
Vệ sinh bằng cách nào để không bị viêm nhiễm sau khi nạo hút thai 2 lần?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em năm nay 28 tuổi em đã nạo hút thai 2 lần giờ em bị viêm âm đạo em có đặt thuốc 2 lần và uống thuốc Trinh nữ hoàng cung giờ âm đạo em xuất hiện kiểu dịch như nước theo bác sĩ bệnh của em có thể chữa khỏi không ạ? Không dẫn đến vô sinh chứ ạ và vệ sinh bằng cách nào để không bị viêm nhiễm nữa ạ? Mong bác sĩ tư vấn cho em.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị nhiễm vi khuẩn như tạp khuẩn, nấm, trùng roi… từ đó gây nên tình trạng viêm ngứa, đau, rát… Chẩn đoán viêm âm đạo thông qua việc khám Phụ khoa và làm xét nghiệm soi dịch âm đạo để tìm vi khuẩn, có kết quả khám và xét nghiệm sẽ có chẩn đoán xác định và hướng chữa trị phù hợp. Huyết trắng là theo cách gọi dân gian còn trong y học gọi là dịch tiết âm đạo. Bình thường dịch âm đạo ở phụ nữ trưởng thành ai cũng có, dịch thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt ở đầu chu kỳ kinh thường ít, đến giữa kỳ kinh (xung quanh thời điểm rụng trứng) dịch nhiều hoặc khi có ham muốn tình dục hoặc quan hệ tình dục dịch cũng có nhiều. Bình thường dịch có màu hơi đục hoặc trong, nếu dịch lẫn mủ xanh, vàng, máu có mùi tanh hôi thì đó là dấu hiệu viêm khi đó cần đi khám xét nghiệm soi dịch âm đạo để tìm vi khuẩn rồi mới có thuốc chữa trị phù hợp. Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa hay gặp ở phụ nữ, chữa trị đơn giản và thường không gây di chứng gì. Bạn hãy đi khám kiểm tra lại xem cụ thể như thế nào nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Hút thai 2 lần có dẫn đến vô sinh không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi có chồng 7 tháng mà chưa mang thai, vợ chồng tôi sinh hoạt đều đặn không kiêng cữ. Mà trước khi tôi có chồng thì có có bầu ngoài ý muốn 2 lần, lần đầu tiên tôi hút điều hòa còn lần sau thì dùng thuốc phá thai. Giờ tôi sợ phải đi khám cùng chồng, vậy tôi tự đi khám có được không? Vậy là tôi đã bị vô sinh rồi phải không? Tôi đang rất lo lắng, xin cho tôi lời khuyên.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu bạn đã có thai 2 lần rồi mà hiện nay quá 6 tháng chưa có thai thì có thể coi là hiếm muộn rồi. Tốt nhất bạn hãy đi khám cả 2 vợ chồng thì tốt hơn.
Chồng:
Khám chuyên khoa Nam học kiểm tra bộ phận sinh dục nam có gì bất thường hay không. Làm xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra chất lượng tinh trùng thế nào.
Vợ :
Khám phụ khoa xem có mắc bệnh gì không.
Siêu âm đầu dò âm đạo kiểm tra tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, trứng.
Chụp tử cung vòi trứng xem có bị tắc hay bán tắc hay không?
Xét nghiệm định lượng nội tiết xem có gì bất thường không, làm xét nghiệm máu xem yếu tố RH như thế nào.
Khi có các kết quả mới có thể có hướng chẩn đoán và chữa trị phù hợp được.
Chúc bạn khỏe.
Muốn sinh con ở độ tuổi 40
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ. Năm 1995 vợ chồng tôi có sinh một cháu. Do cuộc sống khó khăn nên kế hoạch, sau đó đi xuất khẩu lao động. Nay muốn sinh thêm 1 cháu nữa nhưng 1 năm nay chưa có. Xin hỏi bác sĩ vợ tôi lâu như thế có sinh cháu được nữa không? ( năm nay vợ tôi 40t)
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn.
Ngày nay, một phụ nữ sinh em bé ở cuối tuổi 30 hay 40+ không còn là điều bất thường nữa. Trong khi hầu hết các ca mang thai diễn ra suôn sẻ, trên thực tế các chuyên gia y khoa về bà mẹ đã xếp những ca này vào dạng “rủi ro cao” bởi những người mẹ lớn tuổi nhiều khả năng phải đối mặt với các biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của họ cũng như của em bé.
Tôi không biết là hai vợ chồng để tự do bao lâu để có con rồi nhưng nếu chị muốn mang thai và sinh nở ở độ tuổi này thì chị cần biết một số những nguy cơ sau để cân nhắc nhé. Đối với những người phụ nữ sinh con ngoài độ tuổi sinh sản có thể xẩy ra một số những vấn đề như:
Khả năng sinh sản của phụ nữ thấp đi một chút ở đầu lứa tuổi 30, và sau tuổi 35, nó thấp hẳn xuống. Phụ nữ 30 tuổi có 20% cơ hội mang thai mỗi chu kỳ, nhưng lúc bước vào tuổi 40, lợi thế mất đi 5% trên mỗi chu kỳ. Nếu chị đã sẵn sàng để có thai trong khoảng 6 tháng nhưng vẫn chưa gặp may thì chị nên đi khám tại các bệnh viện Phụ sản để các bác sĩ kiểm trả xem chị có bất đề gì kèm theo không nhất là chị có hút thai 2 lần mà. Cần kiểm tra xem tử cung và 2 vòi trứng có vấn đề gì không.
Sinh nở khó khăn hơn: Nhiều biến chứng có thể xuất hiện trong khoảng thời gian sắp sinh, chẳng hạn như nhau tiền đạo (nhau thai chặn cổ tử cung), phổ biến hơn ở các bà mẹ lớn tuổi. Phụ nữ trên 35 tuổi cũng có nhiều khả năng đau đẻ kéo dài hơn 20 giờ và chảy máu quá mức trong quá trình sinh con, và sau cùng họ cần một thời gian phục hồi sau khi sinh mổ nhiều hơn so với các bà mẹ trẻ tuổi. vì vậy khi mang thai chị nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để lựa chon ssinh thường hay mổ đẻ nhé!
Thai suy dinh dưỡng: Ở các bà mẹ 40+, nội tiết tố trong cơ thể và khả năng trao đổi chất kém qua nhau thai kém hơn. Do vậy, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng hoặc thiểu ối. Vì vậy ngoài việc phải ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ :sắt, canci, vitamin, chị cần đi khám và theo dõi thai theo lịch của bác sĩ nhé!
Chào bạn.
Tắc 1 bên buồng trứng do đã hút thai 2 lần
Câu hỏi bởi: Xoa Ten Anh Minhchuyen
Chào bác sĩ.
Em 17 tuổi, đã đi hút 2 lần và sau 3 năm em lập gia đình. Hơn 1 năm nay em không có con, em đi khám bác sĩ cho biết là tắc bên phải buồng trứng. Mong bác sĩ tư vấn giúp em.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em.
Tắc vòi trứng bên phải là hậu quả của việc em đã nạo hút thai 2 lần, dẫn đến tình trạng vô sinh.
Các cơ quan sinh sản của phụ nữ bao gồm hai buồng trứng, hai vòi trứng và một tử cung. Hàng tháng, từ hai buồng trứng, một noãn được giải phóng (thời kỳ phóng noãn hay còn gọi là thời kỳ rụng trứng). Noãn này sẽ di chuyển dọc theo vòi trứng, ở đó nó có thể gặp gỡ tinh trùng và được thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh tiếp tục di chuyển về phía tử cung để làm tổ và phát triển thành phôi thai rồi thành thai. Như vậy, để quá trình nêu trên có thể diễn ra, chỉ cần một bên vòi trứng của em không bị tắc là đủ. Tuy nhiên, lúc này cơ hội mang thai của em sẽ giảm so với khi có cả hai vòi trứng. Nguyên nhân là do trong bất cứ chu kỳ nào, hiện tượng phóng noãn cũng chỉ xuất hiện ở một bên buồng trứng mà thôi và noãn được phóng ra thường đi tiếp tới vòi trứng ở cùng bên. Nếu em chỉ còn lại một vòi trứng thì nhiều noãn sẽ không bao giờ có cơ may được thụ tinh. Ngoài ra, chồng em cũng cần đảm bảo sinh lý tốt, tinh trùng đảm bảo về số lượng và chất lượng.
Em không nên lo lắng quá, làm tác động đến quá trình rụng trứng dẫn đến khó thụ thai. Em cũng yên tâm, ngày nay khoa học hiện đại có rất nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản mà. Em nên đi khám chuyên khoa Sản để các bác sĩ cho làm một số xét nghiệm cần thiết và có những phương pháp chữa trị cụ thể.
Chúc em mạnh khoẻ!
Vệ sinh bằng cách nào để không bị viêm nhiễm sau khi nạo hút thai 2 lần?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em năm nay 28 tuổi em đã nạo hút thai 2 lần giờ em bị viêm âm đạo em có đặt thuốc 2 lần và uống thuốc Trinh nữ hoàng cung giờ âm đạo em xuất hiện kiểu dịch như nước theo bác sĩ bệnh của em có thể chữa khỏi không ạ? Không dẫn đến vô sinh chứ ạ và vệ sinh bằng cách nào để không bị viêm nhiễm nữa ạ? Mong bác sĩ tư vấn cho em.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị nhiễm vi khuẩn như tạp khuẩn, nấm, trùng roi… từ đó gây nên tình trạng viêm ngứa, đau, rát… Chẩn đoán viêm âm đạo thông qua việc khám Phụ khoa và làm xét nghiệm soi dịch âm đạo để tìm vi khuẩn, có kết quả khám và xét nghiệm sẽ có chẩn đoán xác định và hướng chữa trị phù hợp. Huyết trắng là theo cách gọi dân gian còn trong y học gọi là dịch tiết âm đạo. Bình thường dịch âm đạo ở phụ nữ trưởng thành ai cũng có, dịch thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt ở đầu chu kỳ kinh thường ít, đến giữa kỳ kinh (xung quanh thời điểm rụng trứng) dịch nhiều hoặc khi có ham muốn tình dục hoặc quan hệ tình dục dịch cũng có nhiều. Bình thường dịch có màu hơi đục hoặc trong, nếu dịch lẫn mủ xanh, vàng, máu có mùi tanh hôi thì đó là dấu hiệu viêm khi đó cần đi khám xét nghiệm soi dịch âm đạo để tìm vi khuẩn rồi mới có thuốc chữa trị phù hợp. Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa hay gặp ở phụ nữ, chữa trị đơn giản và thường không gây di chứng gì. Bạn hãy đi khám kiểm tra lại xem cụ thể như thế nào nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Hút thai 2 lần có dẫn đến vô sinh không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi có chồng 7 tháng mà chưa mang thai, vợ chồng tôi sinh hoạt đều đặn không kiêng cữ. Mà trước khi tôi có chồng thì có có bầu ngoài ý muốn 2 lần, lần đầu tiên tôi hút điều hòa còn lần sau thì dùng thuốc phá thai. Giờ tôi sợ phải đi khám cùng chồng, vậy tôi tự đi khám có được không? Vậy là tôi đã bị vô sinh rồi phải không? Tôi đang rất lo lắng, xin cho tôi lời khuyên.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu bạn đã có thai 2 lần rồi mà hiện nay quá 6 tháng chưa có thai thì có thể coi là hiếm muộn rồi. Tốt nhất bạn hãy đi khám cả 2 vợ chồng thì tốt hơn.
Chồng:
Khám chuyên khoa Nam học kiểm tra bộ phận sinh dục nam có gì bất thường hay không. Làm xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra chất lượng tinh trùng thế nào.
Vợ :
Khám phụ khoa xem có mắc bệnh gì không.
Siêu âm đầu dò âm đạo kiểm tra tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, trứng.
Chụp tử cung vòi trứng xem có bị tắc hay bán tắc hay không?
Xét nghiệm định lượng nội tiết xem có gì bất thường không, làm xét nghiệm máu xem yếu tố RH như thế nào.
Khi có các kết quả mới có thể có hướng chẩn đoán và chữa trị phù hợp được.
Chúc bạn khỏe.
Muốn sinh con ở độ tuổi 40
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ. Năm 1995 vợ chồng tôi có sinh một cháu. Do cuộc sống khó khăn nên kế hoạch, sau đó đi xuất khẩu lao động. Nay muốn sinh thêm 1 cháu nữa nhưng 1 năm nay chưa có. Xin hỏi bác sĩ vợ tôi lâu như thế có sinh cháu được nữa không? ( năm nay vợ tôi 40t)
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn.
Ngày nay, một phụ nữ sinh em bé ở cuối tuổi 30 hay 40+ không còn là điều bất thường nữa. Trong khi hầu hết các ca mang thai diễn ra suôn sẻ, trên thực tế các chuyên gia y khoa về bà mẹ đã xếp những ca này vào dạng “rủi ro cao” bởi những người mẹ lớn tuổi nhiều khả năng phải đối mặt với các biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của họ cũng như của em bé.
Tôi không biết là hai vợ chồng để tự do bao lâu để có con rồi nhưng nếu chị muốn mang thai và sinh nở ở độ tuổi này thì chị cần biết một số những nguy cơ sau để cân nhắc nhé. Đối với những người phụ nữ sinh con ngoài độ tuổi sinh sản có thể xẩy ra một số những vấn đề như:
Khả năng sinh sản của phụ nữ thấp đi một chút ở đầu lứa tuổi 30, và sau tuổi 35, nó thấp hẳn xuống. Phụ nữ 30 tuổi có 20% cơ hội mang thai mỗi chu kỳ, nhưng lúc bước vào tuổi 40, lợi thế mất đi 5% trên mỗi chu kỳ. Nếu chị đã sẵn sàng để có thai trong khoảng 6 tháng nhưng vẫn chưa gặp may thì chị nên đi khám tại các bệnh viện Phụ sản để các bác sĩ kiểm trả xem chị có bất đề gì kèm theo không nhất là chị có hút thai 2 lần mà. Cần kiểm tra xem tử cung và 2 vòi trứng có vấn đề gì không.
Sinh nở khó khăn hơn: Nhiều biến chứng có thể xuất hiện trong khoảng thời gian sắp sinh, chẳng hạn như nhau tiền đạo (nhau thai chặn cổ tử cung), phổ biến hơn ở các bà mẹ lớn tuổi. Phụ nữ trên 35 tuổi cũng có nhiều khả năng đau đẻ kéo dài hơn 20 giờ và chảy máu quá mức trong quá trình sinh con, và sau cùng họ cần một thời gian phục hồi sau khi sinh mổ nhiều hơn so với các bà mẹ trẻ tuổi. vì vậy khi mang thai chị nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để lựa chon ssinh thường hay mổ đẻ nhé!
Thai suy dinh dưỡng: Ở các bà mẹ 40+, nội tiết tố trong cơ thể và khả năng trao đổi chất kém qua nhau thai kém hơn. Do vậy, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng hoặc thiểu ối. Vì vậy ngoài việc phải ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ :sắt, canci, vitamin, chị cần đi khám và theo dõi thai theo lịch của bác sĩ nhé!
Chào bạn.
Theo ViCare