Rối loạn tiêu hóa ở nam giới – những điều cần biết


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Nam giới là đối tượng chiếm tỷ lệ cao trong số những người bị mắc bệnh rối loạn tiêu hóa. Cách chữa trị, phòng tránh… sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được phương pháp giảm thiểu căn bệnh này.

Hỏi về rối loạn tiêu hóa?


Câu hỏi bởi: chinhtm1

Chào bác sĩ!

Người thân của tôi năm nay hơn 30 tuổi là nam giới, thường xuyên bị đi ngoài mỗi lần uống bia rượu về. Tôi xin hỏi bác sĩ triệu chứng như vậy có phải là bị rối loạn tiêu hóa không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn!

Những người uống bia lâu năm, sau mỗi cuộc nhậu thường gặp những biểu hiện như: đau bụng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa (đi ngoài, đi đặc, đi lỏng) vào sáng hôm sau. Như vậy, với những gì bạn mô tả thì có thể người thân của bạn bị rối loạn tiêu hóa đấy.

Chúc người thân của bạn mạnh khoẻ!

Điều trị rối loạn tiêu hóa


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 24 tuổi, là nam. Cháu bị đi phân sống và phân lỏng khoảng 1 năm rồi. Đi khám bảo hiểm gần nhà thì các bác sĩ chỉ nói là rối loạn tiêu hóa. Cháu đi khám chi tiết đợt trước thì đi phân khô giờ chuyển hẳn đi phân lỏng (thời gian đi ngoài thì mắc lúc nào đi lúc đó ngày nào cũng đi lâu thì 2 ngày 1 lần). Cháu ở Trảng Bom, Đồng Nai nên khám ở bệnh viện nào là tốt cho bệnh của cháu? Cháu mong sự giải đáp của các bác sĩ.

Cháu cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân


Chào cháu.

Cháu nên đi khám tại bệnh viện tỉnh làm các xét nghiệm: xét nghiệm phân, chụp X-quang, nội soi đại tràng… để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp chữa trị kịp thời. Như các biểu hiện cháu kể, khả năng nhiều cháu bị hội chứng ruột kích thích. Người bệnh bị hội chứng ruột kích thích có thể bị đi lỏng hoặc táo bón, đôi khi bị tiêu chảy xen lẫn từng đợt với táo bón. Đi lỏng thường kèm theo với đau bụng hoặc không, ngày có thể đi 2-3 lần. Thỉnh thoảng những người bị hội chứng ruột kích thích có những cơn đau thắt ruột, gây cảm giác phải đi ngoài nhưng không thể thực hiện được, cảm giác đau bụng thường giảm đi sau khi đại tiện. Bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tác động rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích đến nay vẫn chưa được biết đến và chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu. Việc chữa trị chủ yếu làm giảm biểu hiện giúp cho người bệnh đỡ khó chịu. Chế độ ăn rất quan trọng, nên có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, hạn chế sử dụng những thức ăn dễ kích thích như bia rượu, cà phê, thức ăn cay chua, chất béo, thức ăn dễ tạo men. Tăng cường chất xơ như rau, củ, quả. Hạn chế ăn đồ ăn chưa nấu chín như các loại gỏi, rau sống… Chế độ làm việc điều độ, tăng hoạt động thể lực, cố gắng tạo được giấc ngủ sâu, ngủ đủ, tránh tình trạng căng thẳng… sẽ góp phần làm cho hội chứng ruột kích thích luôn được ổn định và cũng là cách đề phòng hữu hiệu nhất.

Chúc cháu mau khỏi bệnh!

Người bốc mùi hôi vì bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 18 tuổi, là nam giới. Cháu đi khám được chẩn đoán là bị rối loạn tiêu hóa nhưng dùng thuốc gần 4 tháng chưa khỏi. Đợt này cháu đại tiện và trung tiện hôi kinh khủng. Và người hay bốc mùi được nửa tháng rồi ạ. Vậy cháu xin hỏi cháu bị vậy có sao không ạ. Vì cháu bị hay có mùi nên tác động đến cuộc sống lắm.

Cháu xin chân thành cảm ơn và mong bác trả lời giúp cháu ạ.

Bác sĩ Bùi Quang Hưng


Chào cháu!

Những viêm nhiễm đường tiêu hóa có thể có mùi hôi khi thở, có thể sinh hơi nhiều đường tiêu hóa dẫn đến trung tiện và đại tiện nhiều và có mùi khó chịu chứ người chỉ bốc mùi hôi do mồ hôi, hôi lách…. Cháu nên khám bệnh cụ thể để được giải đáp và chữa trị.

Thân chào cháu!

Chuẩn bị làm việc gì quan trọng, đều bị hồi hộp, nhức đầu, khó thở, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ


Câu hỏi bởi: Bá Tùng

Chào bác sĩ!

Em 21 tuổi. Không hiểu sao mỗi lần em chuẩn bị làm việc gì quan trọng, ví dụ như: chuẩn bị thi, chuẩn bị tham gia thi đấu thể thao, em lại bị nôn có khi kèm theo các triệu chứng: hồi hộp, nhức đầu, khó thở, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ và khi ổn định hơn, tức là khi đã thi, hoặc đã thi đấu thì mới hết cảm giác đó. Kính mong bác sĩ cho em lời khuyên.

Chúc bác sĩ nhiều sức khỏe.

Chào em!

Do khi căng thẳng, hệ giao cảm sẽ tăng hoạt động, gây tăng nhịp tim, dẫn đến hồi hộp, đánh trống ngực, kèm run tay, tăng nhu động ruột, gây ra triệu chứng của đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy… Hiện tượng trên là hoàn toàn bình thường, vì vậy em không nên quá lo lắng.

Thân ái!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Bị rối loạn tiêu hoá có nên uống thuốc kháng sinh không?


Câu hỏi bởi: Lê Nam

Chào bác sĩ.

Tôi thường xuyên phải đi công tác cơ sở vùng sâu, vùng xa nên hay phải ăn cơm hàng quán không đảm bảo vệ sinh. Tôi đang dự trữ một số thuốc trị rối loạn tiêu hóa như Loperamid, Motilium, men tiêu hóa… Mới đây, một người bạn bảo tôi khi bị rối loạn tiêu hóa cần phải uống thêm kháng sinh thì mới dứt điểm được. Vậy xin hỏi khi bị đi ngoài có nên uống thuốc kháng sinh không?

Cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn Lê Nam.

Rối loạn tiêu hóa dẫn đến bị tiêu chảy có nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy tùy từng nguyên nhân mà có thuốc khác nhau để điều trị. Một số thuốc trị tiêu chảy chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng chứ không giải quyết được căn nguyên của bệnh nên có thể người bệnh bị tiêu chảy kéo dài. Do đó nếu bị tiêu chảy thường xuyên, cần đến cơ sở khám bệnh để làm đầy đủ các xét nghiệm mới có hướng điều trị đúng bệnh.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh để trị tiêu chảy là cần thiết nếu xác định đúng nguyên nhân gây tiêu chảy là do nhiễm khuẩn đường ruột. Các loại thuốc kháng sinh hay dùng trong các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa có nhiều loại với các cách dùng khác nhau. Sau đây chỉ giới thiệu một số thuốc kháng sinh hay dùng đường uống cho người bị rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy:

Tetraxyclin và Doxicylin: kháng sinh có tác dụng tốt với tiêu chảy do Vibrio cholerae. Vì thức ăn ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc nên phải uống thuốc một giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau ăn. Tránh uống sữa khi dùng thuốc này vì sữa tương kỵ với các tetraxyclin. Nên uống thuốc với nhiều nước, uống ít nhất với 1 cốc nước to để tránh kích ứng thực quản. Cần uống thuốc ở tư thế đứng và không nên nằm ngay sau khi uống thuốc. Không dùng chung tetraxyclin với penicillin, thuốc giảm đau opioid, vitamin nhóm B, các thuốc có ion kim loại như calci, magiê, mangan, nhôm, sắt… Vì lý do đó nên không được uống nước khoáng đóng chai khi dùng nhóm kháng sinh này. Không dùng tetraxyclin cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 8 tuổi vì gây biến màu răng vĩnh viễn và ảnh hưởng tới sự phát triển của xương. Khi dùng thuốc dài ngày cần thực hiện các xét nghiệm định kỳ đánh giá chức năng gan, thận và tạo huyết.

Co-trimoxazol (biseptol, TM, berlocid): đây là thuốc nhóm sulfamid mà thực chất là hai kháng sinh phối hợp gồm sulfamethoxazol và trimethoprim với tỷ lệ 5/1. Trên thị trường có nhiều dạng bào chế với nồng độ tương ứng là 400/80 hoặc 200/40 hoặc 100/20 với các dạng viên nén hoặc hỗn dịch. Thuốc ức chế 2 giai đoạn liên tiếp của chuyển hóa acid folic, có tác dụng diệt vi khuẩn. Thận trọng với bệnh nhân suy thận nặng, suy gan nặng, trẻ em dưới 2 tuổi. Không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, thiếu máu hồng cầu do thiếu acid folic. Thuốc cũng có nhiều tác dụng không mong muốn: như buồn nôn, nôn, viêm lưỡi, ngứa, nổi ban da…

Ciprofloxacin (ciprobay, ciplox): là một đại diện của kháng sinh nhóm quinolon rất nhiều dạng bào chế để uống hoặc tiêm, dạng viên nén có rất nhiều loại với hàm lượng khác nhau từ 100mg đến 1g. Thuốc hấp thụ nhanh và dễ dàng ở ống tiêu hóa. Thức ăn và các thuốc trung hòa acid làm ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc. Thuốc có tác dụng với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột nhưng cần dùng đúng bệnh, đúng liều để tránh kháng thuốc. Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Không dùng cho trẻ dưới 14 tuổi vì thuốc gây thoái hóa sụn ở trẻ đang lớn. Thận trọng dùng thuốc đối với người cao tuổi, người bị động kinh, người bị thương tổn thần kinh trung ương. Nên uống thuốc 2 giờ sau bữa ăn, uống nhiều với nước. Không dùng đồng thời với thuốc có nhôm, magiê, sắt, kẽm, sucrafat, theophyllin … Vì những thuốc này làm giảm hấp thụ ciprofloxacin.

Metronidazol (flagyl, klion): thuốc có tác dụng tốt trong điều trị tiêu chảy kéo dài do nhiễm Giardia, lỵ cấp tính, áp-xe gan nặng do amip. Khi uống, thuốc hấp thu nhanh, độ khả dụng sinh học là 100%. Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Khi tiêm thuốc hấp thụ tương tự như khi uống. Không dùng thuốc khi mang thai (nhất là 3 tháng đầu) và khi đang cho con bú (ngừng cho con bú khi điều trị bằng metronidazol). Không uống rượu khi đang dùng thuốc. Tác dụng phụ thường gặp: buồn nôn, nhức đầu, chán ăn, khô miệng, đau thượng vị, táo bón. Ngừng điều trị khi thấy chóng mặt, lú lẫn tinh thần, bệnh nhân bị bệnh thần kinh trung ương và ngoại biên bệnh có thể nặng thêm.

Trên đây là một số thuốc kháng sinh đường uống hay dùng khi bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, đối với mỗi trường hợp bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa có sự lựa chọn khác nhau tùy tình trạng bệnh. Cũng như tất cả các thuốc kháng sinh khác, người bệnh không được tự ý dùng mà phải có chỉ định của thầy thuốc trong trường hợp xác định đúng các nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn gây ra. Cần sử dụng đúng loại, theo liều lượng được chỉ định để tránh kháng thuốc.

Thân mến.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Bị rối loạn tiêu hoá có nên uống thuốc kháng sinh không?


Câu hỏi bởi: Lê Nam

Chào bác sĩ.

Tôi thường xuyên phải đi công tác cơ sở vùng sâu, vùng xa nên hay phải ăn cơm hàng quán không đảm bảo vệ sinh. Tôi đang dự trữ một số thuốc trị rối loạn tiêu hóa như Loperamid, Motilium, men tiêu hóa… Mới đây, một người bạn bảo tôi khi bị rối loạn tiêu hóa cần phải uống thêm kháng sinh thì mới dứt điểm được. Vậy xin hỏi khi bị đi ngoài có nên uống thuốc kháng sinh không?

Cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn Lê Nam.

Rối loạn tiêu hóa dẫn đến bị tiêu chảy có nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy tùy từng nguyên nhân mà có thuốc khác nhau để điều trị. Một số thuốc trị tiêu chảy chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng chứ không giải quyết được căn nguyên của bệnh nên có thể người bệnh bị tiêu chảy kéo dài. Do đó nếu bị tiêu chảy thường xuyên, cần đến cơ sở khám bệnh để làm đầy đủ các xét nghiệm mới có hướng điều trị đúng bệnh.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh để trị tiêu chảy là cần thiết nếu xác định đúng nguyên nhân gây tiêu chảy là do nhiễm khuẩn đường ruột. Các loại thuốc kháng sinh hay dùng trong các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa có nhiều loại với các cách dùng khác nhau. Sau đây chỉ giới thiệu một số thuốc kháng sinh hay dùng đường uống cho người bị rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy:

Tetraxyclin và Doxicylin: kháng sinh có tác dụng tốt với tiêu chảy do Vibrio cholerae. Vì thức ăn ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc nên phải uống thuốc một giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau ăn. Tránh uống sữa khi dùng thuốc này vì sữa tương kỵ với các tetraxyclin. Nên uống thuốc với nhiều nước, uống ít nhất với 1 cốc nước to để tránh kích ứng thực quản. Cần uống thuốc ở tư thế đứng và không nên nằm ngay sau khi uống thuốc. Không dùng chung tetraxyclin với penicillin, thuốc giảm đau opioid, vitamin nhóm B, các thuốc có ion kim loại như calci, magiê, mangan, nhôm, sắt… Vì lý do đó nên không được uống nước khoáng đóng chai khi dùng nhóm kháng sinh này. Không dùng tetraxyclin cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 8 tuổi vì gây biến màu răng vĩnh viễn và ảnh hưởng tới sự phát triển của xương. Khi dùng thuốc dài ngày cần thực hiện các xét nghiệm định kỳ đánh giá chức năng gan, thận và tạo huyết.

Co-trimoxazol (biseptol, TM, berlocid): đây là thuốc nhóm sulfamid mà thực chất là hai kháng sinh phối hợp gồm sulfamethoxazol và trimethoprim với tỷ lệ 5/1. Trên thị trường có nhiều dạng bào chế với nồng độ tương ứng là 400/80 hoặc 200/40 hoặc 100/20 với các dạng viên nén hoặc hỗn dịch. Thuốc ức chế 2 giai đoạn liên tiếp của chuyển hóa acid folic, có tác dụng diệt vi khuẩn. Thận trọng với bệnh nhân suy thận nặng, suy gan nặng, trẻ em dưới 2 tuổi. Không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, thiếu máu hồng cầu do thiếu acid folic. Thuốc cũng có nhiều tác dụng không mong muốn: như buồn nôn, nôn, viêm lưỡi, ngứa, nổi ban da…

Ciprofloxacin (ciprobay, ciplox): là một đại diện của kháng sinh nhóm quinolon rất nhiều dạng bào chế để uống hoặc tiêm, dạng viên nén có rất nhiều loại với hàm lượng khác nhau từ 100mg đến 1g. Thuốc hấp thụ nhanh và dễ dàng ở ống tiêu hóa. Thức ăn và các thuốc trung hòa acid làm ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc. Thuốc có tác dụng với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột nhưng cần dùng đúng bệnh, đúng liều để tránh kháng thuốc. Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Không dùng cho trẻ dưới 14 tuổi vì thuốc gây thoái hóa sụn ở trẻ đang lớn. Thận trọng dùng thuốc đối với người cao tuổi, người bị động kinh, người bị thương tổn thần kinh trung ương. Nên uống thuốc 2 giờ sau bữa ăn, uống nhiều với nước. Không dùng đồng thời với thuốc có nhôm, magiê, sắt, kẽm, sucrafat, theophyllin … Vì những thuốc này làm giảm hấp thụ ciprofloxacin.

Metronidazol (flagyl, klion): thuốc có tác dụng tốt trong điều trị tiêu chảy kéo dài do nhiễm Giardia, lỵ cấp tính, áp-xe gan nặng do amip. Khi uống, thuốc hấp thu nhanh, độ khả dụng sinh học là 100%. Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Khi tiêm thuốc hấp thụ tương tự như khi uống. Không dùng thuốc khi mang thai (nhất là 3 tháng đầu) và khi đang cho con bú (ngừng cho con bú khi điều trị bằng metronidazol). Không uống rượu khi đang dùng thuốc. Tác dụng phụ thường gặp: buồn nôn, nhức đầu, chán ăn, khô miệng, đau thượng vị, táo bón. Ngừng điều trị khi thấy chóng mặt, lú lẫn tinh thần, bệnh nhân bị bệnh thần kinh trung ương và ngoại biên bệnh có thể nặng thêm.

Trên đây là một số thuốc kháng sinh đường uống hay dùng khi bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, đối với mỗi trường hợp bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa có sự lựa chọn khác nhau tùy tình trạng bệnh. Cũng như tất cả các thuốc kháng sinh khác, người bệnh không được tự ý dùng mà phải có chỉ định của thầy thuốc trong trường hợp xác định đúng các nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn gây ra. Cần sử dụng đúng loại, theo liều lượng được chỉ định để tránh kháng thuốc.

Thân mến.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl