Hỏi Bác Sĩ -
Chúng ta đều biết sùi mào gà là một bệnh truyền nhiễm do virus. Tuyển chọn câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về loại virus này!
Đối tượng nhiễm virus sùi mào gà
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, em là đặng thế an, sinh năm 1995 tại mộc châu sơn la và đang học tại hà nội. Gần đay em thấy trong bao quy đầu và dưới khe của dương vật có xuất hiện 1 số mụn nhỏ có 1 cái mụn to thì có các mụn nhỏ xung quang cái mụn to đấy nó gần rống cái xúp nơ, em đã hỏi các phòng khám ngoài và họ cho biết e đã mắc bệnh sùi mào gà, và theo như em tìm hiểu trên mạng thì bệnh này do virus hpv gây ra và hiện tại bệnh này vẫn chưa có biện pháp chữa trị tận gốc, vậy thưa bác sĩ em bị tại một chỗ nhạy cảm như thế này thì cóc các phương pháp chữa trị nào và có ảnh hưởng gì đến chuyện con cái sau này không ạ, em cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Phạm Văn Tâm
Chào bạn,
Trường hợp của bạn nên điều trị thường xuyên ở các giai đoạn cấp, dùng các biện pháp bên ngoài như vệ sinh sạch sẽ. Bệnh sùi mào gà có ảnh hưởng đến khả năng có con và lây cho đối tác.
Chúc bạn sức khỏe.
Cơ thể khỏe mạnh có tự đào thải virus sùi mào gà được không?
Câu hỏi bởi: Alone
Chào bác sĩ!
Em có quan hệ không an toàn với nhiều bạn gái. Bạn gái mới đây của em bị sùi mào gà (đã phát bệnh, xuất hiện các nốt sùi). Em đã đến bệnh viện Da Liễu để khám và bác sĩ nói chưa có triệu chứng gì. Liệu cơ thể khoẻ mạnh thì có tự đào thải được virus không ạ? Và nếu bị phát bệnh sùi mào gà nếu chữa trị mất các triệu trứng thì nguy cơ phát lại có cao không ạ? Lúc đó cơ thể có đào được virus không ạ?
Cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Nhiễm HPV khá phổ biến, một số chủng HPV gây nên bệnh sùi mào gà. Không phải tất cả các tình huống nhiễm HPV đều có triệu chứng biểu hiện. Khoảng 90% những người nhiễm HPV cơ thể sẽ tự “làm sạch” virus, chỉ có 10% có triệu chứng biểu hiện. Khi bị sùi mào gà, việc chữa trị làm hết các biểu hiện vẫn có nguy cơ tái phát do việc chữa trị chỉ làm hết các tổn thương chứ không thực sự làm mất hoàn toàn HPV, virus vẫn tồn tại và có khả năng tái phát, khoảng 30% các tình huống chữa trị có khả năng tái phát. Sau khi đã chữa trị hết các biểu hiện, khi hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh thì virus HPV sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, nguy cơ tái nhiễm HPV sẽ tăng lên khi có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình. Việc mang bao cao su khi quan hệ tình dục chỉ làm giảm nguy cơ lây nhiễm chứ không thấy hiệu quả bảo vệ 100%.
Chúc em mạnh khỏe.
Virus sùi mào gà có trong nước bọt người bệnh không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Nếu phụ nữ có virus bệnh sùi mào gà trong máu nhưng chưa có nốt sùi triệu chứng ra ngoài thì trong nước bọt tiết ra có virus này không? (trong trường hợp không bị chảy máu chân răng)
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Bệnh sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh do Papilloma virus (HPV) gây ra. Vì thời gian ủ bệnh sùi mào gà thường rất dài tầm 3-8 tháng nên rất khó để phát hiện ra bệnh nên lúc đi chữa thì hầu như người bệnh đã ở giai đoạn mãn tính. Các con đường lây nhiễm của bệnh sùi mào gà gồm có:
Mắc sùi mào gà qua quan hệ tình dục: đây là đường lây chủ yếu, do quan hệ tình dục không an toàn.
Do lây truyền từ mẹ sang con: sùi mào gà ở trẻ sơ sinh có thể là do thai nhi bị viêm nhiễm HPV virus thông qua đường sinh sản của mẹ hoặc thông qua các tiếp xúc mật thiết với người mẹ bị sùi mào gà sau sinh.
Lây nhiễm gián tiếp: có thể viêm nhiễm sùi mào gà gián tiếp qua các vật dụng hàng ngày của người bệnh như quần lót, bồn tắm, khăn tắm…
Nhiễm HPV gây bệnh sùi mào gà ở miệng do quan hệ tình dục bằng miệng.
Tuy nhiên bệnh cũng có thể lây lan do hôn và dùng chung sản phẩm vệ sinh răng miệng với người bệnh nhiễm bệnh. Do đó, bệnh sùi mào gà có thể có trong nước bọt của người bệnh nếu người bệnh đó bị nhiễm bệnh HPV ở miệng. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.
Bị sùi mào gà có thai thường được không?
Câu hỏi bởi: Yeuthuongquayve
Chào bác sĩ.
Cháu hiện đang có bầu còn 3 tuần nữa là sinh. Tháng 1 cháu có đốt sùi mào gà nhưng đến bây giờ cháu không có mọc nữa ạ. Vậy cháu có nên đẻ thường không ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus Human Papova (HPV) gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại trực tiếp lên cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là do virus Human Papova (HPV). Virus này có tính năng độc lập, chúng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh thông qua niêm mạc da. Sùi mào gà chủ yếu lây truyền qua 4 con đường sau:
Qua đường tình dục: đây là con đường trực tiếp và chủ yếu dẫn tới nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà. Những người có quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ qua đường miệng, hậu môn với người đang nhiễm virus sùi mào gà đều dễ bị lây bệnh.
Qua tiếp xúc: những người có sức đề kháng yếu có thể lây bệnh qua việc tiếp xúc với các đồ dùng hằng ngày có chứa virus sùi mào gà.
Lây truyền từ mẹ sang con: người mẹ bị sùi mào gà khi sinh nở bằng đường âm đạo dễ lây nhiễm bệnh sang con.
Lây nhiễm qua đường máu: truyền và sử dụng máu của người bệnh, dùng chung bơm kim tiêm.
Đối với bạn phải khám trực tiếp, có kết quả khám mới xác định đẻ thường hay đẻ mổ, bạn hãy trao đổi với bác sĩ khám nhé.
Chúc bạn khỏe.
Chúng ta đều biết sùi mào gà là một bệnh truyền nhiễm do virus. Tuyển chọn câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về loại virus này!
Đối tượng nhiễm virus sùi mào gà
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, em là đặng thế an, sinh năm 1995 tại mộc châu sơn la và đang học tại hà nội. Gần đay em thấy trong bao quy đầu và dưới khe của dương vật có xuất hiện 1 số mụn nhỏ có 1 cái mụn to thì có các mụn nhỏ xung quang cái mụn to đấy nó gần rống cái xúp nơ, em đã hỏi các phòng khám ngoài và họ cho biết e đã mắc bệnh sùi mào gà, và theo như em tìm hiểu trên mạng thì bệnh này do virus hpv gây ra và hiện tại bệnh này vẫn chưa có biện pháp chữa trị tận gốc, vậy thưa bác sĩ em bị tại một chỗ nhạy cảm như thế này thì cóc các phương pháp chữa trị nào và có ảnh hưởng gì đến chuyện con cái sau này không ạ, em cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Phạm Văn Tâm
Chào bạn,
Trường hợp của bạn nên điều trị thường xuyên ở các giai đoạn cấp, dùng các biện pháp bên ngoài như vệ sinh sạch sẽ. Bệnh sùi mào gà có ảnh hưởng đến khả năng có con và lây cho đối tác.
Chúc bạn sức khỏe.
Cơ thể khỏe mạnh có tự đào thải virus sùi mào gà được không?
Câu hỏi bởi: Alone
Chào bác sĩ!
Em có quan hệ không an toàn với nhiều bạn gái. Bạn gái mới đây của em bị sùi mào gà (đã phát bệnh, xuất hiện các nốt sùi). Em đã đến bệnh viện Da Liễu để khám và bác sĩ nói chưa có triệu chứng gì. Liệu cơ thể khoẻ mạnh thì có tự đào thải được virus không ạ? Và nếu bị phát bệnh sùi mào gà nếu chữa trị mất các triệu trứng thì nguy cơ phát lại có cao không ạ? Lúc đó cơ thể có đào được virus không ạ?
Cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Nhiễm HPV khá phổ biến, một số chủng HPV gây nên bệnh sùi mào gà. Không phải tất cả các tình huống nhiễm HPV đều có triệu chứng biểu hiện. Khoảng 90% những người nhiễm HPV cơ thể sẽ tự “làm sạch” virus, chỉ có 10% có triệu chứng biểu hiện. Khi bị sùi mào gà, việc chữa trị làm hết các biểu hiện vẫn có nguy cơ tái phát do việc chữa trị chỉ làm hết các tổn thương chứ không thực sự làm mất hoàn toàn HPV, virus vẫn tồn tại và có khả năng tái phát, khoảng 30% các tình huống chữa trị có khả năng tái phát. Sau khi đã chữa trị hết các biểu hiện, khi hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh thì virus HPV sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, nguy cơ tái nhiễm HPV sẽ tăng lên khi có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình. Việc mang bao cao su khi quan hệ tình dục chỉ làm giảm nguy cơ lây nhiễm chứ không thấy hiệu quả bảo vệ 100%.
Chúc em mạnh khỏe.
Virus sùi mào gà có trong nước bọt người bệnh không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Nếu phụ nữ có virus bệnh sùi mào gà trong máu nhưng chưa có nốt sùi triệu chứng ra ngoài thì trong nước bọt tiết ra có virus này không? (trong trường hợp không bị chảy máu chân răng)
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Bệnh sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh do Papilloma virus (HPV) gây ra. Vì thời gian ủ bệnh sùi mào gà thường rất dài tầm 3-8 tháng nên rất khó để phát hiện ra bệnh nên lúc đi chữa thì hầu như người bệnh đã ở giai đoạn mãn tính. Các con đường lây nhiễm của bệnh sùi mào gà gồm có:
Mắc sùi mào gà qua quan hệ tình dục: đây là đường lây chủ yếu, do quan hệ tình dục không an toàn.
Do lây truyền từ mẹ sang con: sùi mào gà ở trẻ sơ sinh có thể là do thai nhi bị viêm nhiễm HPV virus thông qua đường sinh sản của mẹ hoặc thông qua các tiếp xúc mật thiết với người mẹ bị sùi mào gà sau sinh.
Lây nhiễm gián tiếp: có thể viêm nhiễm sùi mào gà gián tiếp qua các vật dụng hàng ngày của người bệnh như quần lót, bồn tắm, khăn tắm…
Nhiễm HPV gây bệnh sùi mào gà ở miệng do quan hệ tình dục bằng miệng.
Tuy nhiên bệnh cũng có thể lây lan do hôn và dùng chung sản phẩm vệ sinh răng miệng với người bệnh nhiễm bệnh. Do đó, bệnh sùi mào gà có thể có trong nước bọt của người bệnh nếu người bệnh đó bị nhiễm bệnh HPV ở miệng. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.
Bị sùi mào gà có thai thường được không?
Câu hỏi bởi: Yeuthuongquayve
Chào bác sĩ.
Cháu hiện đang có bầu còn 3 tuần nữa là sinh. Tháng 1 cháu có đốt sùi mào gà nhưng đến bây giờ cháu không có mọc nữa ạ. Vậy cháu có nên đẻ thường không ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus Human Papova (HPV) gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại trực tiếp lên cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là do virus Human Papova (HPV). Virus này có tính năng độc lập, chúng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh thông qua niêm mạc da. Sùi mào gà chủ yếu lây truyền qua 4 con đường sau:
Qua đường tình dục: đây là con đường trực tiếp và chủ yếu dẫn tới nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà. Những người có quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ qua đường miệng, hậu môn với người đang nhiễm virus sùi mào gà đều dễ bị lây bệnh.
Qua tiếp xúc: những người có sức đề kháng yếu có thể lây bệnh qua việc tiếp xúc với các đồ dùng hằng ngày có chứa virus sùi mào gà.
Lây truyền từ mẹ sang con: người mẹ bị sùi mào gà khi sinh nở bằng đường âm đạo dễ lây nhiễm bệnh sang con.
Lây nhiễm qua đường máu: truyền và sử dụng máu của người bệnh, dùng chung bơm kim tiêm.
Đối với bạn phải khám trực tiếp, có kết quả khám mới xác định đẻ thường hay đẻ mổ, bạn hãy trao đổi với bác sĩ khám nhé.
Chúc bạn khỏe.
Theo ViCare