Hỏi Bác Sĩ -
Tiêu hóa kém là bị làm sao? Cần chữa trị như thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc này giúp bạn.
Khi ăn no, bụng khó chịu, đau trong bụng nhưng không đi ngoài, có phải bị tiêu hóa kém?
Câu hỏi bởi: Rin hồ
Xin chào bác sĩ.
Cháu 17 tuổi. Cháu muốn hỏi, những khi cháu ăn no, có lúc ăn 1 chén cơm thì bụng cháu cảm thấy khó chịu, đau trong bụng mà không đi ngoài, chỉ muốn nằm hoặc cháu móc họng để nôn đồ ăn ra là hết. Cháu tìm hiểu sơ qua thì được biết là bị tiêu hoá kém, liệu có phải không? Mong bác sĩ tư vấn giúp.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu.
Với biểu hện như cháu mô tả cho thấy cháu đang có có tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Bệnh nhân bị đầy hơi chướng bụng vì trong quá trình chuyển hóa thức ăn không thể thoát ra ngoài bằng đường hậu môn mà lại đi ngược lên thực quản do cơ thắt thực quản bị giãn ra và đưa ra ngoài bằng đường miệng bởi chứng ợ, bụng ậm ạch, khó chịu, đầy hơi.
Có rất nhiều lí do gây ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu:
Mất cân đối thức ăn: Do ăn quá nhiều, ăn thực phẩm khó tiêu và dễ sinh hơi gây ra tình trạng tiêu hóa chậm chạp. Những thực phẩm khi ăn nhiều gây chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu như: Thức ăn giàu tinh bột, nhiều chất xơ, món ăn xào rán nhiều dầu mỡ, sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas.
Thói quen ăn uống: Ăn không đúng cách gây ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ, vừa ăn xong đã đi nằm ngay.
Rối loạn tiêu hóa: Độc tố từ các loại thức ăn, loạn khuẩn đường ruột, dư acid dịch vị, nhiễm Helicobacter Pylori một loại vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng. Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, stress gây giảm tiết các men tiêu hóa, giảm nhu động đường tiêu hóa.
Bệnh về đường tiêu hóa: Viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày tác động đến khả năng co bóp tống thức ăn. Bệnh tuyến tụy tạng gây giảm tiết men tụy, bệnh sỏi mật, viêm gan đẫn đến suy giảm chức năng gan mật, giảm bài tiết mật và enzym tiêu hóa.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc như: Kháng sinh, giảm đau kháng viêm, tiểu đường, huyết áp,… gây ra chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu.
Nếu sau khi xử lý các lí do không phải bệnh lí mà tình trạng chướng hơi, khó tiêu không thuyên giảm cháu nên đến chuyên khoa Tiêu hóa để bác sĩ thăm khám trực tiếp kết hợp với một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để tìm lí do và chữa trị.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bị đau bụng dưới, phân sống thức ăn kém tiêu hóa, sau khi đi ngoài xong chân tay rã rời.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chàu bác sĩ.
Năm nay cháu 24 tuổi cháu hay bị đau bụng dưới dẫn tới đi ngoài phân sống thức ăn kém tiêu hoá mỗi khi bị đi ngoài xong cháu cảm thấy mệt mỏi chân tay rã rời. Cháu thường ra hiệu thuốc mua loại thuốc cầm đi ngoài thì có khả quan đỡ đau bụng và lần đi đại tiện tiếp theo cháu thấy phân thành khuôn hơn nhưng cháu vất thấy chân tay rã rời ê ẩm. Nếu cháu duy trì dùng thuốc chữa trị cầm đi ngoài thì cháu thấy không bị đi ngoài nữa nhưng đi đại tiện xong cháu vẫn bị mệt mỏi chân tay nhất là phần chận ạ. Và cháu có cảm giác như hậu môn bị có dúm lại sau khi đi đại tiện cảm giác không yên tâm được ạ. Cháu xin bác sĩ cho cháu biết cháu đang mắc phải biểu hiện của bệnh gì trong hệ tiêu hoá và cách chữa trị ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tiêu chảy có thể là cấp tính khi thời gian bệnh tồn tại trong vòng 2-3 tuần, còn lâu hơn gọi là tiêu chảy mãn tính. Nếu thường xuyên tiêu chảy có nghĩa là bệnh đã xuất hiện từ lâu (mãn tính). Tiêu chảy mãn tính có nhiều lí do:
1. Không có tổn thương tại ruột hay gặp là hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome-bác sĩ). Nếu chỉ bị hội chứng ruột kích thích. Trong bệnh này người bệnh đại tiện có thể phân lỏng, không có máu, có thể có nhày, đau bụng, có cảm giác chưa đại tiện hết phân sau khi đi ngoài, nói chung cân nặng của người bệnh ít bị tác động và khi xét nghiệm phân cũng như nội soi đại tràng thấy hoàn toàn bình thường.
2. Do thương tổn thực sự như viêm đại tràng do Amip và ký sinh trùng, viêm loét đại tràng chảy máu, bệnh Crohn… Viêm đại tràng mãn là bệnh thường xuyên gặp ở nước ta. Bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng ở ruột. Bệnh diễn biến mãn tính, có từng đợt tiến triển.
Nguyên nhân: Có nhiều lí do dẫn tới viêm đại tràng mãn, bao gồm:
Nhiễm khuẩn: Các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như Shigella, Samonella. Nhiễm nguyên sinh động vật: Amip, Lamblia.
Nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột.
Chế độ ăn uống: Ăn uống không điều độ kéo dài hoặc các thức ăn gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột.
Táo bón kéo dài.
Viêm đại tràng thứ phát sau các bệnh khác của hệ tiêu hóa.
Để chữa trị hiệu quả cần phải xác định lí do bạn nhé, vì vậy bạn nên đến khám chuyên khoa Tiêu hóa, làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định và chữa trị sớm.
Chúc bạn sống khỏe!
Bé có hệ tiêu hoá kém, uống sữa có đường Lactoza bị đi ngoài, nên dùng loại sữa gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Con trai tôi được gần 19 tháng, bé bú mẹ hoàn toàn. Hệ tiêu hoá của bé rất kém, không ăn được tôm, cua, trứng, cứ ăn vào là ói và bị đi ngoài. Tôi đang tập cho bé uống sữa công thức để cai sữa cho bé. Tôi cho bé uống sữa có đường Lactoza thì bé bị đi ngoài. Trên thị trường có quá nhiều loại sữa, tôi không biết loại nào vừa không chứa Lactoza mà vừa có giá hợp lý. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi thấy Vinamilk có Optimum Gold, không biết con tôi dùng được không? Tâm lý tôi vẫn muốn cho bé dùng sữa Việt Nam.
Tôi xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Đường Lactoza gọi là đường sữa (vì chủ yếu có trong sữa) và được tiêu hóa trong ruột nhờ sự trợ giúp của men Lactase. Men Lactase giúp cắt đôi phân tử đường Lactoza thành 2 thành phần đơn giản dễ hấp thu hơn là Galactose và Glucose. Nếu không có hoặc thiếu hụt men này cơ thể sẽ không dung nạp được Lactoza, dẫn đến tình trạng đường Lactoza (không được hấp thu) bị lên men, gây ra một loạt các biểu hiện khó chịu như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy.
Con bạn bị đi ngoài lỏng khi dùng sữa có đường Lactoza thì không nên sử dụng chúng nữa. Hiện nay trên thị trường có: Sữa tiệt trùng Flex không Lactoza của Vinamilk tuy không bổ sung đường nhưng có vị ngọt nhẹ hoàn toàn tự nhiên, nhờ công nghệ lên men tiên tiến, Lactoza có trong sữa đã được chuyển hóa thành Glucose và Galactose. Sản phẩm sữa tiệt trùng Flex không Lactoza có bán tại siêu thị, cửa hàng giới thiệu sản phẩm Vinamilk và các điểm bán lẻ trên toàn quốc từ tháng 11/2013. Giá bán lẻ khuyến nghị: 27.000 đồng/1 lốc, 4 hộp giấy 180ml. Sản phẩm trên là của Việt Nam hoàn toàn, bò sữa nuôi tại Việt Nam.
Sản phẩm Optimum Gold không phải là sữa không có Lactoza, bạn không nên cho bé uống Optimum Gold.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bị đau bụng âm ỉ phần trên rốn, khi tiêu chảy phân kèm thức ăn chưa tiêu hóa là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 20 tuổi. Gần đây, cháu hay bị đau bụng phần trên rốn, không đau dữ dội mà chỉ âm ỉ, lúc đau lúc không. Cháu ăn uống rất khoẻ, không có hiện tượng giảm cân hay chán ăn. Đại tiện không bình thường, lúc thì táo, lúc thì lỏng. Hai ngày gần đây cháu bị tiêu chảy, phân màu vàng nhạt, dạng lỏng có kèm theo thức ăn không tiêu hoá được. Bác sĩ cho cháu biết là cháu bị bệnh gì?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Với những triệu chứng như vậy, cháu cần đi kiểm tra nội soi đại tràng, có thể là cháu bị viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) hoặc viêm đại tràng. Hai bệnh này đều có thể có những triệu chứng như của cháu. Việc chuẩn đoán xác định thường dựa vào kết quả thăm khám trực tiếp. Nếu có tổn thương thực thể thì là bị viêm đại tràng. Nếu không có tổn thương thực thể là bị hội chứng ruột kích thích. Việc chữa trị sẽ dựa vào kết quả thăm khám.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Ăn nhiều mà không lên cân bị làm sao?
Câu hỏi bởi: MINHHIEU_THUYCHINH
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 22 tuổi, là nam giới. Gần đây tôi có tình trạng ăn nhiều mà không lên cân. Vậy liệu tôi có khả năng bị bệnh gì? Tôi nên làm gì?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu!
Cháu không nói rõ chế độ dinh dưỡng của cháu như thế nào, cháu có bị kèm theo một số rối loạn như uống nhiều, khát nhiều, mắt cháu có bị lồi hay mạch có nhanh, tình trạng đi ngoài của cháu thế nào phân lúc nát hoặc táo không, cháu có bị đau dạ dày không? Theo tôi, để yên tâm, cháu lên đi khám bác sĩ Nội khoa để tìm lí do. Vì có rất nhiều lí do dẫn đến tình trạng ăn nhiều mà vẫn gầy do cơ thể bị một số bệnh như bệnh cường giáp, bệnh đại tràng, đau dạ dày hoặc do hệ tiêu hóa kém hấp thu chất dinh dưỡng, thậm chí bệnh tiểu đường…
Nếu cháu đi khám bác sĩ Nội, cháu bình thường, cơ thể cháu không bị bệnh gì, thì cháu chỉ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống điều độ (không bỏ bữa, ăn đúng giờ), đủ chất, chế độ sinh hoạt hợp lý, không thức quá khuya, tinh thần thoải mái, hạn chế áp lực, tránh stress, luyên tập thể dục điều độ, thường xuyên thì cháu sẽ lên cân.
Chúc sức khỏe!
Tiêu hóa kém là bị làm sao? Cần chữa trị như thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc này giúp bạn.
Khi ăn no, bụng khó chịu, đau trong bụng nhưng không đi ngoài, có phải bị tiêu hóa kém?
Câu hỏi bởi: Rin hồ
Xin chào bác sĩ.
Cháu 17 tuổi. Cháu muốn hỏi, những khi cháu ăn no, có lúc ăn 1 chén cơm thì bụng cháu cảm thấy khó chịu, đau trong bụng mà không đi ngoài, chỉ muốn nằm hoặc cháu móc họng để nôn đồ ăn ra là hết. Cháu tìm hiểu sơ qua thì được biết là bị tiêu hoá kém, liệu có phải không? Mong bác sĩ tư vấn giúp.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu.
Với biểu hện như cháu mô tả cho thấy cháu đang có có tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Bệnh nhân bị đầy hơi chướng bụng vì trong quá trình chuyển hóa thức ăn không thể thoát ra ngoài bằng đường hậu môn mà lại đi ngược lên thực quản do cơ thắt thực quản bị giãn ra và đưa ra ngoài bằng đường miệng bởi chứng ợ, bụng ậm ạch, khó chịu, đầy hơi.
Có rất nhiều lí do gây ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu:
Mất cân đối thức ăn: Do ăn quá nhiều, ăn thực phẩm khó tiêu và dễ sinh hơi gây ra tình trạng tiêu hóa chậm chạp. Những thực phẩm khi ăn nhiều gây chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu như: Thức ăn giàu tinh bột, nhiều chất xơ, món ăn xào rán nhiều dầu mỡ, sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas.
Thói quen ăn uống: Ăn không đúng cách gây ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ, vừa ăn xong đã đi nằm ngay.
Rối loạn tiêu hóa: Độc tố từ các loại thức ăn, loạn khuẩn đường ruột, dư acid dịch vị, nhiễm Helicobacter Pylori một loại vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng. Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, stress gây giảm tiết các men tiêu hóa, giảm nhu động đường tiêu hóa.
Bệnh về đường tiêu hóa: Viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày tác động đến khả năng co bóp tống thức ăn. Bệnh tuyến tụy tạng gây giảm tiết men tụy, bệnh sỏi mật, viêm gan đẫn đến suy giảm chức năng gan mật, giảm bài tiết mật và enzym tiêu hóa.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc như: Kháng sinh, giảm đau kháng viêm, tiểu đường, huyết áp,… gây ra chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu.
Nếu sau khi xử lý các lí do không phải bệnh lí mà tình trạng chướng hơi, khó tiêu không thuyên giảm cháu nên đến chuyên khoa Tiêu hóa để bác sĩ thăm khám trực tiếp kết hợp với một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để tìm lí do và chữa trị.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bị đau bụng dưới, phân sống thức ăn kém tiêu hóa, sau khi đi ngoài xong chân tay rã rời.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chàu bác sĩ.
Năm nay cháu 24 tuổi cháu hay bị đau bụng dưới dẫn tới đi ngoài phân sống thức ăn kém tiêu hoá mỗi khi bị đi ngoài xong cháu cảm thấy mệt mỏi chân tay rã rời. Cháu thường ra hiệu thuốc mua loại thuốc cầm đi ngoài thì có khả quan đỡ đau bụng và lần đi đại tiện tiếp theo cháu thấy phân thành khuôn hơn nhưng cháu vất thấy chân tay rã rời ê ẩm. Nếu cháu duy trì dùng thuốc chữa trị cầm đi ngoài thì cháu thấy không bị đi ngoài nữa nhưng đi đại tiện xong cháu vẫn bị mệt mỏi chân tay nhất là phần chận ạ. Và cháu có cảm giác như hậu môn bị có dúm lại sau khi đi đại tiện cảm giác không yên tâm được ạ. Cháu xin bác sĩ cho cháu biết cháu đang mắc phải biểu hiện của bệnh gì trong hệ tiêu hoá và cách chữa trị ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tiêu chảy có thể là cấp tính khi thời gian bệnh tồn tại trong vòng 2-3 tuần, còn lâu hơn gọi là tiêu chảy mãn tính. Nếu thường xuyên tiêu chảy có nghĩa là bệnh đã xuất hiện từ lâu (mãn tính). Tiêu chảy mãn tính có nhiều lí do:
1. Không có tổn thương tại ruột hay gặp là hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome-bác sĩ). Nếu chỉ bị hội chứng ruột kích thích. Trong bệnh này người bệnh đại tiện có thể phân lỏng, không có máu, có thể có nhày, đau bụng, có cảm giác chưa đại tiện hết phân sau khi đi ngoài, nói chung cân nặng của người bệnh ít bị tác động và khi xét nghiệm phân cũng như nội soi đại tràng thấy hoàn toàn bình thường.
2. Do thương tổn thực sự như viêm đại tràng do Amip và ký sinh trùng, viêm loét đại tràng chảy máu, bệnh Crohn… Viêm đại tràng mãn là bệnh thường xuyên gặp ở nước ta. Bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng ở ruột. Bệnh diễn biến mãn tính, có từng đợt tiến triển.
Nguyên nhân: Có nhiều lí do dẫn tới viêm đại tràng mãn, bao gồm:
Nhiễm khuẩn: Các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như Shigella, Samonella. Nhiễm nguyên sinh động vật: Amip, Lamblia.
Nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột.
Chế độ ăn uống: Ăn uống không điều độ kéo dài hoặc các thức ăn gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột.
Táo bón kéo dài.
Viêm đại tràng thứ phát sau các bệnh khác của hệ tiêu hóa.
Để chữa trị hiệu quả cần phải xác định lí do bạn nhé, vì vậy bạn nên đến khám chuyên khoa Tiêu hóa, làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định và chữa trị sớm.
Chúc bạn sống khỏe!
Bé có hệ tiêu hoá kém, uống sữa có đường Lactoza bị đi ngoài, nên dùng loại sữa gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Con trai tôi được gần 19 tháng, bé bú mẹ hoàn toàn. Hệ tiêu hoá của bé rất kém, không ăn được tôm, cua, trứng, cứ ăn vào là ói và bị đi ngoài. Tôi đang tập cho bé uống sữa công thức để cai sữa cho bé. Tôi cho bé uống sữa có đường Lactoza thì bé bị đi ngoài. Trên thị trường có quá nhiều loại sữa, tôi không biết loại nào vừa không chứa Lactoza mà vừa có giá hợp lý. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi thấy Vinamilk có Optimum Gold, không biết con tôi dùng được không? Tâm lý tôi vẫn muốn cho bé dùng sữa Việt Nam.
Tôi xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Đường Lactoza gọi là đường sữa (vì chủ yếu có trong sữa) và được tiêu hóa trong ruột nhờ sự trợ giúp của men Lactase. Men Lactase giúp cắt đôi phân tử đường Lactoza thành 2 thành phần đơn giản dễ hấp thu hơn là Galactose và Glucose. Nếu không có hoặc thiếu hụt men này cơ thể sẽ không dung nạp được Lactoza, dẫn đến tình trạng đường Lactoza (không được hấp thu) bị lên men, gây ra một loạt các biểu hiện khó chịu như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy.
Con bạn bị đi ngoài lỏng khi dùng sữa có đường Lactoza thì không nên sử dụng chúng nữa. Hiện nay trên thị trường có: Sữa tiệt trùng Flex không Lactoza của Vinamilk tuy không bổ sung đường nhưng có vị ngọt nhẹ hoàn toàn tự nhiên, nhờ công nghệ lên men tiên tiến, Lactoza có trong sữa đã được chuyển hóa thành Glucose và Galactose. Sản phẩm sữa tiệt trùng Flex không Lactoza có bán tại siêu thị, cửa hàng giới thiệu sản phẩm Vinamilk và các điểm bán lẻ trên toàn quốc từ tháng 11/2013. Giá bán lẻ khuyến nghị: 27.000 đồng/1 lốc, 4 hộp giấy 180ml. Sản phẩm trên là của Việt Nam hoàn toàn, bò sữa nuôi tại Việt Nam.
Sản phẩm Optimum Gold không phải là sữa không có Lactoza, bạn không nên cho bé uống Optimum Gold.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bị đau bụng âm ỉ phần trên rốn, khi tiêu chảy phân kèm thức ăn chưa tiêu hóa là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 20 tuổi. Gần đây, cháu hay bị đau bụng phần trên rốn, không đau dữ dội mà chỉ âm ỉ, lúc đau lúc không. Cháu ăn uống rất khoẻ, không có hiện tượng giảm cân hay chán ăn. Đại tiện không bình thường, lúc thì táo, lúc thì lỏng. Hai ngày gần đây cháu bị tiêu chảy, phân màu vàng nhạt, dạng lỏng có kèm theo thức ăn không tiêu hoá được. Bác sĩ cho cháu biết là cháu bị bệnh gì?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Với những triệu chứng như vậy, cháu cần đi kiểm tra nội soi đại tràng, có thể là cháu bị viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) hoặc viêm đại tràng. Hai bệnh này đều có thể có những triệu chứng như của cháu. Việc chuẩn đoán xác định thường dựa vào kết quả thăm khám trực tiếp. Nếu có tổn thương thực thể thì là bị viêm đại tràng. Nếu không có tổn thương thực thể là bị hội chứng ruột kích thích. Việc chữa trị sẽ dựa vào kết quả thăm khám.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Ăn nhiều mà không lên cân bị làm sao?
Câu hỏi bởi: MINHHIEU_THUYCHINH
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 22 tuổi, là nam giới. Gần đây tôi có tình trạng ăn nhiều mà không lên cân. Vậy liệu tôi có khả năng bị bệnh gì? Tôi nên làm gì?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu!
Cháu không nói rõ chế độ dinh dưỡng của cháu như thế nào, cháu có bị kèm theo một số rối loạn như uống nhiều, khát nhiều, mắt cháu có bị lồi hay mạch có nhanh, tình trạng đi ngoài của cháu thế nào phân lúc nát hoặc táo không, cháu có bị đau dạ dày không? Theo tôi, để yên tâm, cháu lên đi khám bác sĩ Nội khoa để tìm lí do. Vì có rất nhiều lí do dẫn đến tình trạng ăn nhiều mà vẫn gầy do cơ thể bị một số bệnh như bệnh cường giáp, bệnh đại tràng, đau dạ dày hoặc do hệ tiêu hóa kém hấp thu chất dinh dưỡng, thậm chí bệnh tiểu đường…
Nếu cháu đi khám bác sĩ Nội, cháu bình thường, cơ thể cháu không bị bệnh gì, thì cháu chỉ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống điều độ (không bỏ bữa, ăn đúng giờ), đủ chất, chế độ sinh hoạt hợp lý, không thức quá khuya, tinh thần thoải mái, hạn chế áp lực, tránh stress, luyên tập thể dục điều độ, thường xuyên thì cháu sẽ lên cân.
Chúc sức khỏe!
Theo ViCare