Thuốc Tân Dược - Trong đông y Sừng tê giác được sử dụng làm thuốc có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh và tăng cường sức khỏe cho cơ thể nhưng liệu nó có phải là thuốc chữa bách bệnh?
Công dụng của Sừng tê giác
Sừng tê giác được sử dụng trong gần 70 bài thuốc cổ dùng để trị các chứng viêm nhiệt; các trường hợp sốt cao, vật vã, mê sảng, co giật, phát cuồng, cầm máu và cường dương… với các thuốc nổi tiếng, công hiệu cao như: an cung ngưu hoàng hoàn, tử tuyết đan, tê giác hoàn, tê giác địa hoàng giải độc… mà các thầy thuốc đông y không ai không biết đến. Khi chưa có thuốc kháng sinh hiện đại, một số trường hợp nhiễm trùng yếm khí như cam tẩu mã phải dùng đến sừng tê giác mới có công hiệu. Ðặc biệt, được dùng trong các bệnh dịch như: viêm não, nhiễm trùng nhiễm độc sốt cao, liệt dương và nhiều chứng viêm nhiễm khác.
Bào chế thuốc từ Sừng tê giác
Cách dùng thông thường là mài sừng tê giác trong nước nóng bằng dụng cụ sành sứ ráp cho tới khi nước mài trở thành dịch trắng đục như sữa để uống hay tán thành bột mịn uống mỗi ngày 0,5 đến 1gam; hoặc làm thành viên kèm theo thuốc khác tùy mục đích chữa bệnh. Cần lưu ý không dùng sừng tê giác cho người mang thai; những người thể tạng hàn (thường sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân lỏng, nát, sống phân, nước tiểu trong và nhiều…) mà không có sốt.
Không ít y văn và trong dân gian được lưu truyền những huyền thoại về vị thuốc này giải quyết bệnh nan y. Ngày nay, một số trường hợp ung thư bạch cầu, viêm não Nhật Bản được điều trị phối hợp sừng tê giác. Tuy nhiên, có lẽ vì sừng tê giác quá đắt và quá hiếm nên chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu khoa học nào được công bố về vấn đề này; khoa học ngày nay cũng mới chỉ xác định được một số chất chứa trong sừng như: keratin, canxicarbonat, canxiphotphat, acid amin; nước chiết có phản ứng alcaloid; chưa phát hiện được hoạt chất tác dụng.
Vị thuốc có công dụng giống như Sừng tê giác
Các bác sĩ và chuyên gia trong Ngành Y nhấn mạnh, sừng tê giác trong Y học cổ truyền chỉ là một vị thuốc có tác dụng như sừng trâu và các sừng khác nhưng bọn buôn lậu sừng tê đã đồn thổi công dụng khiến cho giá cả của sừng tê giác vượt lên rất nhiều so với giá trị y học thật sự của nó.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng thực ra sừng tê giác chỉ là một vị và thường phải nằm trong các bài thuốc phối hợp nhiều vị, chứ không bao giờ dùng độc vị (dùng riêng) như một số người vẫn quan niệm uống sừng tê như “món độc” để “bồi bổ”.
Công dụng của Sừng tê giác
Sừng tê giác được sử dụng trong gần 70 bài thuốc cổ dùng để trị các chứng viêm nhiệt; các trường hợp sốt cao, vật vã, mê sảng, co giật, phát cuồng, cầm máu và cường dương… với các thuốc nổi tiếng, công hiệu cao như: an cung ngưu hoàng hoàn, tử tuyết đan, tê giác hoàn, tê giác địa hoàng giải độc… mà các thầy thuốc đông y không ai không biết đến. Khi chưa có thuốc kháng sinh hiện đại, một số trường hợp nhiễm trùng yếm khí như cam tẩu mã phải dùng đến sừng tê giác mới có công hiệu. Ðặc biệt, được dùng trong các bệnh dịch như: viêm não, nhiễm trùng nhiễm độc sốt cao, liệt dương và nhiều chứng viêm nhiễm khác.
Bào chế thuốc từ Sừng tê giác
Cách dùng thông thường là mài sừng tê giác trong nước nóng bằng dụng cụ sành sứ ráp cho tới khi nước mài trở thành dịch trắng đục như sữa để uống hay tán thành bột mịn uống mỗi ngày 0,5 đến 1gam; hoặc làm thành viên kèm theo thuốc khác tùy mục đích chữa bệnh. Cần lưu ý không dùng sừng tê giác cho người mang thai; những người thể tạng hàn (thường sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân lỏng, nát, sống phân, nước tiểu trong và nhiều…) mà không có sốt.
Không ít y văn và trong dân gian được lưu truyền những huyền thoại về vị thuốc này giải quyết bệnh nan y. Ngày nay, một số trường hợp ung thư bạch cầu, viêm não Nhật Bản được điều trị phối hợp sừng tê giác. Tuy nhiên, có lẽ vì sừng tê giác quá đắt và quá hiếm nên chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu khoa học nào được công bố về vấn đề này; khoa học ngày nay cũng mới chỉ xác định được một số chất chứa trong sừng như: keratin, canxicarbonat, canxiphotphat, acid amin; nước chiết có phản ứng alcaloid; chưa phát hiện được hoạt chất tác dụng.
Vị thuốc có công dụng giống như Sừng tê giác
Các bác sĩ và chuyên gia trong Ngành Y nhấn mạnh, sừng tê giác trong Y học cổ truyền chỉ là một vị thuốc có tác dụng như sừng trâu và các sừng khác nhưng bọn buôn lậu sừng tê đã đồn thổi công dụng khiến cho giá cả của sừng tê giác vượt lên rất nhiều so với giá trị y học thật sự của nó.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng thực ra sừng tê giác chỉ là một vị và thường phải nằm trong các bài thuốc phối hợp nhiều vị, chứ không bao giờ dùng độc vị (dùng riêng) như một số người vẫn quan niệm uống sừng tê như “món độc” để “bồi bổ”.