Hỏi Bác Sĩ -
Hầu như bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đau dạ dày. Và trẻ em cũng không phải là ngoại lệ.
đau dạ dày ở trẻ
Câu hỏi bởi: hoàng minh
Thưa bác sĩ. Con tôi năm nay 4 tuổi bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp (đã nội soi ở BV Nhi TW). Mấy ngày nay, khi ăn, con tôi kêu đau bụng và nôn thốc. Nôn xong hết đau bụng. Xin hỏi BS cách điều trị.
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào bạn.
Trước tiên, việc nôn sau khi ăn có thể do nhiều lý do, do dạ dày cháu có vấn đề hoặc do các bệnh lý khác. Ngoài ra bạn có đang cho cháu điều trị dạ dày không vì vấn đề nôn còn có thể do tác dụng phụ của thuốc bạn đang sử dụng. Tốt nhất bạn nên cho cháu đi khám bác sĩ lại về vấn đề này để được tư vấn và kê thuốc phù hợp nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Làm sao phân biệt trẻ bị nhiễm giun với bệnh đau dạ dày do HP?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Thị Hiền
Thưa bác sĩ.
Làm sao phân biệt được trẻ bị nhiễm giun với bệnh đau dạ dày do viễm HP vì thấy triệu chứng của 2 bệnh này giống nhau quá. Đau dạ dày do HP có nguy hiểm tới tính mạng của trẻ không ạ?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn.
Triệu chứng bệnh của trẻ nhỏ không rõ ràng nên khó nhận biết hơn trẻ lớn và người lớn. Do đó, bạn nên đưa bé đi khám, bác sĩ mới nhận biết được bệnh của bé và làm thêm xét nghiệm cần thiết để bổ sung thêm chẩn đoán.
Nếu bé bị viêm dạ dày do vi trùng HP, nếu không phát hiện và điều trị sớm bé sẽ ăn uống kém, sụt cân, suy dinh dưỡng, trước mắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé.
Tuy nhiên, nếu bé được phát hiện và điều trị thì bệnh của bé sẽ đáp ứng tốt, ăn uống được lên cân tốt. Vì vậy, bạn không nên quá hoang mang, bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khoẻ.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bệnh nhân viêm dạ dày cấp tính luôn thấy đầy bụng, đi lại đau phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Hoài Phương
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 12 tuổi, là nữ giới. Dạo này cháu thấy đau bụng. Cháu đi khám thì bác sĩ chỉ siêu âm ổ bụng rồi kết luận là bị viêm dạ dày cấp tính sau đó kê đơn thuốc. Cháu uống thì đỡ đau rất nhiều nhưng cháu luôn cảm giác thức ăn đầy ắp trong bụng không thải ra được. Bình thường ngồi thì không đau mấy nhưng cháu cứ đứng lên là bụng phình to, cứng, cơn đau tái phát. Cháu khó đi ngoài nhưng khi đi ngoài xong rất dễ chịu.
Dạo này, cháu còn bị đau nhức đủ chỗ, vai, đốt sống lưng, thắt lưng, tay và có khi cả hông nữa. Cháu còn cảm thấy khó thở. Cháu lo lắng quá không biết mình bị làm sao. Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu ạ. Cháu muốn được giải đáp về cả hai vấn đề này nhưng chỉ được chọn một chủ đề nên cháu chọn chủ đề về tiêu hóa.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Đau bụng là một biểu hiện thường gặp của các bệnh lý đường tiêu hóa. Đau bụng có thể là biểu hiện của một bệnh lý thực thể như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, viêm mật, tụy, tắc ruột …nhưng cũng có khi chỉ là một triệu chứng rối loạn sinh lý do rối loạn co thắt cơ dạ dày-ruột.
Trường hợp của cháu đi khám bác sĩ được kết luận là bị viêm dạ dày cấp tính, đã dùng thuốc và đỡ đau nhiều nhưng luôn có cảm giác thức ăn đầy ắp trong bụng không thải ra được. Bình thường ngồi thì không đau mấy nhưng cứ đứng lên là bụng phình to, cứng, cơn đau tái phát. Cháu khó đi ngoài nhưng khi đi ngoài xong rất dễ chịu. Như vậy ngoài bệnh viêm dạ dày cấp, có thể cháu còn mắc hội chứng ruột kích thích. Đây là tình trạng rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột. Biểu hiện chính thường gặp của bệnh là:
+ Đau quặn từng cơn quanh rốn hoặc khó chịu vùng bụng
+ Giảm đau hoặc chướng bụng sau khi đại tiện.
+ Thay đổi hình dạng khuôn phân, có thể đi phân lỏng hoặc phân cứng.
+ Thay đổi số lần đi đại tiện.
Nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được xác định. Có thể do thực phẩm, căng thẳng, kích thích tố (thay đổi nội tiết ở người phụ nữ, nhiều phụ nữ thấy rằng các dấu hiệu và biểu hiện tồi tệ hơn trong hoặc xung quanh thời kỳ kinh nguyệt). Cháu có thể kiểm soát được bệnh bằng lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý. Cụ thể là:
– Bổ sung chất xơ hợp lý: chất xơ có trong ngũ cốc, trái cây, rau, đậu …giúp giảm táo bón, nhưng cũng có thể làm cho hơi và đau bụng nặng hơn. Tốt nhất là bạn nên tăng dần lượng chất xơ trong chế độ ăn uống và nên kèm theo uống nhiều nước để giảm thiểu khí gây đầy hơi, táo bón
– Không bỏ bữa và cố gắng ăn trong cùng khoảng thời gian mỗi ngày để giúp điều chỉnh chức năng ruột.
– Cẩn thận với các sản phẩm sữa: Nếu không dung nạp lactose, thử thay thế sữa chua cho sữa.
– Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục giúp làm giảm trầm cảm và căng thẳng, kích thích các cơn co thắt bình thường của ruột và có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Cách chữa trị dứt điểm bệnh viêm dạ dày thực quản trào ngược
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em là Vân, năm nay 17 tuổi, học sinh lớp 11. Từ năm lớp 8, em bị viêm dạ dày và đến năm lớp 10 bị viêm dạ dày thực quản trào ngược. Em có đi chữa 1 lần và dùng thuốc 5 tuần nhưng sau đó bệnh vẫn tái phát. Hiện nay, em rất mệt mỏi lúc tái phát. Em xin hỏi ý kiến bác sĩ về cách chữa trị dứt điểm căn bệnh này.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn.
Viêm dạ dày có thể phòng tránh và chữa trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu bệnh có chiều hướng xấu, tác động nặng tới sức khỏe hoặc chuyển qua ung thư thì rất khó chữa trị. Bệnh dạ dày là cách gọi chung của các bệnh về dạ dày thường gặp trên lâm sàng bao gồm viêm dạ dày cấp tính, mãn tính, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…
Các tình huống viêm, loét dạ dày – tá tràng nếu không phát hiện sớm và chữa trị đúng thì sẽ dẫn đến những biến chứng. Biến chứng thường gặp nhất là chảy máu do ổ loét ăn sâu đến lớp dưới niêm mạc, gây thủng các mạch máu. Chảy máu rả rích hoặc ồ ạt gây mất máu nặng, tụt huyết áp và có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Người bệnh có thể nôn ra máu đỏ tươi hay đi tiêu phân có màu đen như nhựa đường, mùi rất hôi tanh.
Nếu ổ loét tiếp tục ăn sâu xuyên thành dạ dày có thể gây thủng dạ dày. Lúc đó, bệnh nhân bị đau bụng dữ dội giống như bị ai đâm vào bụng, bụng gồng cứng rất đau khi cử động. Đây là tình trạng viêm màng bụng cấp tính, nếu không được mổ khẩn cấp, có thể đe dọa đến tính mạng. Lâu dần ổ loét có thể lành nhưng tạo nên những vết sẹo gây co rút làm biến dạng dạ dày. Nếu vị trí sẹo nằm gần lỗ môn vị có thể gây hẹp môn vị làm cho thức ăn không đi xuống được tá tràng nên bệnh nhân bị nôn ói, suy dinh dưỡng… Nguy hiểm hơn, ổ loét có thể chuyển thành ung thư, đặc biệt hay gặp ở vị trí bờ cong nhỏ của dạ dày. Ổ loét ở tá tràng ít nguy cơ chuyển thành ác tính.
Các lí do dẫn đến bệnh dạ dày là do thói quen ăn uống không đúng bữa và không đúng giờ, để quá no hoặc quá đói hoặc ăn đồ ăn quá chua, cay, nóng. Đặc biệt đối với những đối tượng lao động trí óc, khả năng mắc bệnh dạ dày cũng cao hơn do áp lực công việc, thời gian, hoặc căng thẳng trong môi trường làm việc. Bên cạnh đó, môi trường không trong sạch, vệ sinh kém chính là điều kiện để vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển. Đây là loại vi khuẩn gây ra bệnh đau dạ dày được lây nhiễm qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với nước bọt. Ngoài ra, một số lí do khác như rượu bia, thuốc lá, các thuốc kháng viêm, thuốc chống đau nhức…
Như vậy việc chữa trị bệnh viêm dạ dày ngoài dùng thuốc đầy đủ, đúng giờ, theo chỉ dẫn của bác sĩ thì ý thức người bệnh rất quan trọng. Để thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày không phải dễ dàng do đó nhiều bệnh nhân thường hay cảm thấy chán nản khi bệnh bị kéo dài quá lâu. Bên cạnh đó, tinh thần lạc quan thoải mái không căng thẳng quá mức cũng là điều kiện để bệnh mau thuyên giảm. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân nóng vội, muốn có kết quả sớm hoặc thói quen sinh hoạt chưa hợp lý cũng là một trong những lí do tác động đến quá trình chữa trị bệnh đau viêm dạ dày.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Hầu như bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đau dạ dày. Và trẻ em cũng không phải là ngoại lệ.
đau dạ dày ở trẻ
Câu hỏi bởi: hoàng minh
Thưa bác sĩ. Con tôi năm nay 4 tuổi bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp (đã nội soi ở BV Nhi TW). Mấy ngày nay, khi ăn, con tôi kêu đau bụng và nôn thốc. Nôn xong hết đau bụng. Xin hỏi BS cách điều trị.
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào bạn.
Trước tiên, việc nôn sau khi ăn có thể do nhiều lý do, do dạ dày cháu có vấn đề hoặc do các bệnh lý khác. Ngoài ra bạn có đang cho cháu điều trị dạ dày không vì vấn đề nôn còn có thể do tác dụng phụ của thuốc bạn đang sử dụng. Tốt nhất bạn nên cho cháu đi khám bác sĩ lại về vấn đề này để được tư vấn và kê thuốc phù hợp nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Làm sao phân biệt trẻ bị nhiễm giun với bệnh đau dạ dày do HP?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Thị Hiền
Thưa bác sĩ.
Làm sao phân biệt được trẻ bị nhiễm giun với bệnh đau dạ dày do viễm HP vì thấy triệu chứng của 2 bệnh này giống nhau quá. Đau dạ dày do HP có nguy hiểm tới tính mạng của trẻ không ạ?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn.
Triệu chứng bệnh của trẻ nhỏ không rõ ràng nên khó nhận biết hơn trẻ lớn và người lớn. Do đó, bạn nên đưa bé đi khám, bác sĩ mới nhận biết được bệnh của bé và làm thêm xét nghiệm cần thiết để bổ sung thêm chẩn đoán.
Nếu bé bị viêm dạ dày do vi trùng HP, nếu không phát hiện và điều trị sớm bé sẽ ăn uống kém, sụt cân, suy dinh dưỡng, trước mắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé.
Tuy nhiên, nếu bé được phát hiện và điều trị thì bệnh của bé sẽ đáp ứng tốt, ăn uống được lên cân tốt. Vì vậy, bạn không nên quá hoang mang, bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khoẻ.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bệnh nhân viêm dạ dày cấp tính luôn thấy đầy bụng, đi lại đau phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Hoài Phương
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 12 tuổi, là nữ giới. Dạo này cháu thấy đau bụng. Cháu đi khám thì bác sĩ chỉ siêu âm ổ bụng rồi kết luận là bị viêm dạ dày cấp tính sau đó kê đơn thuốc. Cháu uống thì đỡ đau rất nhiều nhưng cháu luôn cảm giác thức ăn đầy ắp trong bụng không thải ra được. Bình thường ngồi thì không đau mấy nhưng cháu cứ đứng lên là bụng phình to, cứng, cơn đau tái phát. Cháu khó đi ngoài nhưng khi đi ngoài xong rất dễ chịu.
Dạo này, cháu còn bị đau nhức đủ chỗ, vai, đốt sống lưng, thắt lưng, tay và có khi cả hông nữa. Cháu còn cảm thấy khó thở. Cháu lo lắng quá không biết mình bị làm sao. Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu ạ. Cháu muốn được giải đáp về cả hai vấn đề này nhưng chỉ được chọn một chủ đề nên cháu chọn chủ đề về tiêu hóa.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Đau bụng là một biểu hiện thường gặp của các bệnh lý đường tiêu hóa. Đau bụng có thể là biểu hiện của một bệnh lý thực thể như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, viêm mật, tụy, tắc ruột …nhưng cũng có khi chỉ là một triệu chứng rối loạn sinh lý do rối loạn co thắt cơ dạ dày-ruột.
Trường hợp của cháu đi khám bác sĩ được kết luận là bị viêm dạ dày cấp tính, đã dùng thuốc và đỡ đau nhiều nhưng luôn có cảm giác thức ăn đầy ắp trong bụng không thải ra được. Bình thường ngồi thì không đau mấy nhưng cứ đứng lên là bụng phình to, cứng, cơn đau tái phát. Cháu khó đi ngoài nhưng khi đi ngoài xong rất dễ chịu. Như vậy ngoài bệnh viêm dạ dày cấp, có thể cháu còn mắc hội chứng ruột kích thích. Đây là tình trạng rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột. Biểu hiện chính thường gặp của bệnh là:
+ Đau quặn từng cơn quanh rốn hoặc khó chịu vùng bụng
+ Giảm đau hoặc chướng bụng sau khi đại tiện.
+ Thay đổi hình dạng khuôn phân, có thể đi phân lỏng hoặc phân cứng.
+ Thay đổi số lần đi đại tiện.
Nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được xác định. Có thể do thực phẩm, căng thẳng, kích thích tố (thay đổi nội tiết ở người phụ nữ, nhiều phụ nữ thấy rằng các dấu hiệu và biểu hiện tồi tệ hơn trong hoặc xung quanh thời kỳ kinh nguyệt). Cháu có thể kiểm soát được bệnh bằng lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý. Cụ thể là:
– Bổ sung chất xơ hợp lý: chất xơ có trong ngũ cốc, trái cây, rau, đậu …giúp giảm táo bón, nhưng cũng có thể làm cho hơi và đau bụng nặng hơn. Tốt nhất là bạn nên tăng dần lượng chất xơ trong chế độ ăn uống và nên kèm theo uống nhiều nước để giảm thiểu khí gây đầy hơi, táo bón
– Không bỏ bữa và cố gắng ăn trong cùng khoảng thời gian mỗi ngày để giúp điều chỉnh chức năng ruột.
– Cẩn thận với các sản phẩm sữa: Nếu không dung nạp lactose, thử thay thế sữa chua cho sữa.
– Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục giúp làm giảm trầm cảm và căng thẳng, kích thích các cơn co thắt bình thường của ruột và có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Cách chữa trị dứt điểm bệnh viêm dạ dày thực quản trào ngược
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em là Vân, năm nay 17 tuổi, học sinh lớp 11. Từ năm lớp 8, em bị viêm dạ dày và đến năm lớp 10 bị viêm dạ dày thực quản trào ngược. Em có đi chữa 1 lần và dùng thuốc 5 tuần nhưng sau đó bệnh vẫn tái phát. Hiện nay, em rất mệt mỏi lúc tái phát. Em xin hỏi ý kiến bác sĩ về cách chữa trị dứt điểm căn bệnh này.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn.
Viêm dạ dày có thể phòng tránh và chữa trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu bệnh có chiều hướng xấu, tác động nặng tới sức khỏe hoặc chuyển qua ung thư thì rất khó chữa trị. Bệnh dạ dày là cách gọi chung của các bệnh về dạ dày thường gặp trên lâm sàng bao gồm viêm dạ dày cấp tính, mãn tính, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…
Các tình huống viêm, loét dạ dày – tá tràng nếu không phát hiện sớm và chữa trị đúng thì sẽ dẫn đến những biến chứng. Biến chứng thường gặp nhất là chảy máu do ổ loét ăn sâu đến lớp dưới niêm mạc, gây thủng các mạch máu. Chảy máu rả rích hoặc ồ ạt gây mất máu nặng, tụt huyết áp và có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Người bệnh có thể nôn ra máu đỏ tươi hay đi tiêu phân có màu đen như nhựa đường, mùi rất hôi tanh.
Nếu ổ loét tiếp tục ăn sâu xuyên thành dạ dày có thể gây thủng dạ dày. Lúc đó, bệnh nhân bị đau bụng dữ dội giống như bị ai đâm vào bụng, bụng gồng cứng rất đau khi cử động. Đây là tình trạng viêm màng bụng cấp tính, nếu không được mổ khẩn cấp, có thể đe dọa đến tính mạng. Lâu dần ổ loét có thể lành nhưng tạo nên những vết sẹo gây co rút làm biến dạng dạ dày. Nếu vị trí sẹo nằm gần lỗ môn vị có thể gây hẹp môn vị làm cho thức ăn không đi xuống được tá tràng nên bệnh nhân bị nôn ói, suy dinh dưỡng… Nguy hiểm hơn, ổ loét có thể chuyển thành ung thư, đặc biệt hay gặp ở vị trí bờ cong nhỏ của dạ dày. Ổ loét ở tá tràng ít nguy cơ chuyển thành ác tính.
Các lí do dẫn đến bệnh dạ dày là do thói quen ăn uống không đúng bữa và không đúng giờ, để quá no hoặc quá đói hoặc ăn đồ ăn quá chua, cay, nóng. Đặc biệt đối với những đối tượng lao động trí óc, khả năng mắc bệnh dạ dày cũng cao hơn do áp lực công việc, thời gian, hoặc căng thẳng trong môi trường làm việc. Bên cạnh đó, môi trường không trong sạch, vệ sinh kém chính là điều kiện để vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển. Đây là loại vi khuẩn gây ra bệnh đau dạ dày được lây nhiễm qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với nước bọt. Ngoài ra, một số lí do khác như rượu bia, thuốc lá, các thuốc kháng viêm, thuốc chống đau nhức…
Như vậy việc chữa trị bệnh viêm dạ dày ngoài dùng thuốc đầy đủ, đúng giờ, theo chỉ dẫn của bác sĩ thì ý thức người bệnh rất quan trọng. Để thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày không phải dễ dàng do đó nhiều bệnh nhân thường hay cảm thấy chán nản khi bệnh bị kéo dài quá lâu. Bên cạnh đó, tinh thần lạc quan thoải mái không căng thẳng quá mức cũng là điều kiện để bệnh mau thuyên giảm. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân nóng vội, muốn có kết quả sớm hoặc thói quen sinh hoạt chưa hợp lý cũng là một trong những lí do tác động đến quá trình chữa trị bệnh đau viêm dạ dày.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare