Những điều cần biết về tiêm phòng cảm cúm


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Bạn đã bao giờ nghe đến tiêm phòng cảm cúm? Bạn có biết trước khi thực hiện nó cần lưu ý những gì hay không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp giúp bạn.

Bé bắt đầu bị ho và sốt nhẹ, cho trẻ đi tiêm phòng cảm cúm có được không?


Câu hỏi bởi: Đức Bình

Chào bác sĩ!

Bé nhà em được 24 tháng tuổi. Bé nhà em bắt đầu bị ho và sốt nhẹ. Giờ em muốn đi tiêm phòng cảm cúm cho cháu được không ạ?

Em cảm ơn bác sĩ!

Em Bình thân mến!

Ngay tại thời điểm này thì không thể chỉ định cho bé tiêm ngừa bất cứ loại vacxin nào. Em nên điều trị cho bé hết sốt, hết ho rồi mới cho bé tiêm ngừa được em nhé.

Chúc bé sớm khỏi ốm!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Tiêm phòng cúm khi mang thai có gây ảnh hưởng không?


Câu hỏi bởi: Thien Nguyen

Thưa bác sĩ,

Cháu mới tiêm phòng Rubella được 3 tháng 15 ngày, tiêm phòng cảm cúm được 4 ngày. Cháu dùng que thử thai thì biết mình có bầu, vậy thai có ảnh hưởng gì không bác sĩ? Cháu nghe nói, phải 3 tháng sau khi tiêm phòng Rubella và 3 tháng sau khi tiêm phòng cảm cúm mới được mang bầu. Mong bác sĩ tư vấn sớm giúp cháu.

Xin cảm ơn bác sĩ.

Bạn thân mến,

Cúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp gây nên bởi virus cúm, bệnh lây truyền nhanh qua đường hô hấp, có thể phát triển thành dịch. Phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm ngừa Vaccin cúm, Vaccin có hiệu lực bảo vệ từ 70 – 80%. Chống chỉ định duy nhất của Vaccin là cơ địa dị ứng với trứng gia cầm. Vaccin ngừa cúm an toàn và hiệu quả trong bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh Vaccin ngừa cúm làm tăng nguy cơ biến chứng trên sản phụ hoặc những ảnh hưởng bất lợi đến thai nhi.

Trước khi có thai bạn chuẩn bị tiêm ngừa đầy đủ các bệnh như vậy là rất tốt, tiêm ngừa trước khi mang thai giúp phòng ngừa các bệnh có thể ảnh hưởng trên thai như sởi, quai bị, Rubella, thủy đậu, cúm… Nếu mắc những bệnh này trong thời gian mang thai, người mẹ dễ có nguy cơ sẩy thai, thai lưu, thai suy dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh. Một tháng sau tiêm ngừa Rubella bạn có thể yên tâm có thai, nhưng bạn lưu ý trong ba tháng đầu có thai bạn nên nghỉ ngơi nhiều, kết hợp ăn uống đủ chất. Hạn chế tiếp xúc nơi đông người vì khi có thai sức đề kháng kém dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Như vậy, bạn có thể yên tâm rồi nhé!

Chúc bạn sức khỏe.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Nhờn kháng sinh cúm, tiêm phòng cúm có được không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Cháu chào bác sĩ!

Cháu là nữ, 23 tuổi. Từ bé tới giờ cháu thường xuyên bị cúm với các biểu hiện như nhức đầu, sổ mũi, ho, cổ họng đau rát có đờm, sốt nhẹ, nhiều lần bị mất tiếng hoàn toàn. Cháu rất dễ bị cúm, chỉ cần có ai đó xung quanh bị là cháu sẽ bị lây ngay. Có thể do dùng thuốc cúm nhiều nên cháu bị nhờn thuốc, giờ uống hay không uống đều không có khác gì dù đổi nhiều loại thuốc khác nhau. Thường khoảng 2 tuần cháu mới khỏi hẳn được. Mỗi lần bị cúm cháu luôn cảm thấy rất mệt mỏi. Cháu muốn hỏi bác sĩ là bị nhờn kháng sinh cúm thì phải làm sao? Cháu muốn đi tiêm phòng cúm thì có được không ạ và đi tiêm ở đâu? Cháu đang ở Hà Nội.

Cháu cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu!

Cháu cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chế độ làm việc khoa học và nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bệnh cúm là bệnh do vi-rút do đó chữa trị bằng kháng sinh là không hiệu quả vì không diệt được vi-rút, do đó chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn. Cháu nên tiêm phòng cúm mùa hàng năm (thường tiêm vào đầu mùa đông từ tháng 9 – tháng 11). Cháu ở Hà Nội nên tới Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố Hà Nội – 70 Nguyễn Chí Thanh để được giải đáp cụ thể.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Tiêm phòng cúm, sởi và rubella và tiêm phòng HPV bị rối loạn kinh nguyệt có sao không?


Câu hỏi bởi: Lan Anh

Bác sĩ ơi.

Cháu 27 tuổi lấy chồng được 3 năm nay rồi nhưng khi đó cháu đang đi học nên vợ chồng quan hệ đều dùng bao cao su. Đến nay công việc đã ổn định, chúng cháu muốn có con nên không dùng nữa. Hàng tháng kinh nguyệt của cháu khá đều, kinh nguyệt cũng bình thường 5 – 7 ngày là hết.

Cách đây 4 tháng cháu có đi tiêm phòng cúm, sởi và rubella và tiêm phòng HPV tại bệnh viện được mũi thứ 2 rồi ạ. Nhưng trong thời gian này kinh nguyệt của cháu lại thay đổi bất thường làm cháu lo lắng…

Trước ngày có kinh khoảng 3 – 4 ngày là cháu bị ra khí hư màu nâu suốt. Sau đó cháu có kinh bình thường đến 5 – 7 ngày sau là sạch, nhưng sạch được 2 tuần là cháu đi vệ sinh thì có thấy dính một chút máu trong khí hư sau 1 – 2 ngày là hết.

Có một chuyện nữa là tháng trước cháu có kinh ngày 12/1 đến ngày 19/1 là hết, đến ngày 25/1 cháu và chồng có quan hệ không dùng bao cao su, bình thường ngày đó cháu nghĩ là sẽ có em bé luôn rồi, nhưng đến ngày 28/1 cháu lại thấy có máu ra, như máu kinh. Cháu rất lo lắng, bác sĩ giúp cháu với ạ. Như vậy cháu lo mình không có em bé mất.

Cảm ơn bác sĩ.

Lan Anh thân mến.

Trường hợp của bạn ra máu âm đạo giữa kỳ kinh cũng thường gặp, đó là do thay đổi nội tiết khi rụng trứng.

Vấn đề chích ngừa của bạn không gây rối loạn kinh nguyệt, tuy nhiên bạn chích ngừa đủ 3 mũi vaccin ngừa HPV rồi mới nên để có thai.

Kinh nguyệt của bạn ra ngày 12/01, rồi 28/01 lại ra tiếp và ra như máu kinh. Không biết là ngày 12/01 có đúng ngày của chu kỳ kinh của bạn không? Hiện tượng này chứng tỏ bạn bị rối loạn kinh nguyệt, trường hợp này cũng gặp trong có thai bất thường (chẳng hạn như thai ngoài tử cung). Do đó bạn nên thử thai hoặc tốt hơn là đi khám Phụ khoa.

Nếu giao hợp vào ngày trứng rụng thì khả năng có thai là 20%, do đó bạn đừng quá lo lắng về vấn đề có em bé. Nếu vợ chồng quan hệ tình dục bình thường không ngừa thai từ 6 tháng trở lên mà không có thai thì lúc đó bạn mới nên đi khám hiếm muộn.

Thân mến!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Trước khi mang bầu, ngoài tiêm phòng cúm và Rubella còn chuẩn bị những gì?


Câu hỏi bởi: Bạn đọc

Chào bác sĩ!

Tôi chuẩn bị để tháng 1 năm sau mang bầu. Tôi đã tiêm phòng cúm và Rubella. Vậy xin hỏi tôi cần chuẩn bị những gì nữa? Chồng tôi thường xuyên uống rượu bia. Nếu không cai rượu trước khi mang bầu liệu có ổn không thưa bác sĩ? Rất mong được bác sĩ tư vấn.

Chân thành cảm ơn!

Bạn thân mến!

Trước khi có thai bạn chuẩn bị tiêm ngừa đầy đủ các bệnh như vậy là rất tốt, tiêm ngừa trước khi mang thai giúp phòng ngừa các bệnh có thể ảnh hưởng trên thai như sởi, quai bị, Rubella, thủy đậu, cúm…

Nếu mắc những bệnh này trong thời gian mang thai, người mẹ dễ có nguy cơ sẩy thai, thai lưu, thai suy dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh.

Một tháng sau tiêm ngừa bạn có thể yên tâm có thai, nhưng bạn lưu ý trong ba tháng đầu có thai bạn nên nghỉ ngơi nhiều, kết hợp ăn uống đủ chất, hạn chế tiếp xúc nơi đông người do khi có thai sức đề kháng kém dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Những điều bạn lo lắng là đúng vì rượu là một trong những chất vô cùng độc hại cho cơ thể con người, đặc biệt là với những người uống nhiều rượu.

Rượu còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm với thai nhi, nếu người mẹ hoặc người cha sử dụng nhiều rượu trong thời gian trước khi thụ thai và trong thời gian mang thai.

Nếu chồng bạn là người nghiện rượu hoặc thường xuyên uống nhiều rượu thì trước tiên sẽ ảnh hưởng đến tinh trùng (làm giảm số lượng, chất lượng tinh trùng) hậu quả là giảm khả năng thụ thai.

Rượu làm thay đổi cấu trúc của màng tế bào, đưa đến thay đổi hình dạng, kích thước, làm chậm tăng trưởng và chậm phân bào, nhất là tế bào thần kinh ở giai đoạn đầu của phôi thai, hoạt động trí não bị ảnh hưởng (giảm khả năng tổng hợp các chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh), bé sinh ra đờ đẫn kém thông minh.

Do đó, để có một đứa con khoẻ mạnh, thông minh bạn khuyên ông xã nên cai rượu càng sớm càng tốt, tập trung ăn uống dưỡng sức để tạo ra những về số lượng lẫn chất lưọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc có thai.

Chúc bạn khỏe!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl