Hỏi Bác Sĩ -
Stress là bệnh của xã hội hiện đại khi mà con người phải chịu nhiều áp lực dẫn đến sự suy sụp tinh thần, căng thẳng, dễ kích động… Những thắc mắc dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh nguy hiểm này.
Làm gì khi bị stress?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 23 tuổi. Gần đây tôi hay bị stress, căng thẳng, thường hay có cảm giác lo âu, sợ một điều gì đó. Khi xuất hiện những trạng thái đó tim tôi đập nhanh, cảm thấy cơ thể mệt mỏi và khó thở. Nếu tôi tập trung vào việc gì nhiều, hay làm việc trên máy tính với cường độ cao thì cơ thể tôi trở nên nóng như bị sốt và choáng váng. Nhưng khi nghỉ một thời gian thì tôi lại trở lại bình thường. Tôi cũng thường hay bị mất ngủ. Xin hỏi bác sĩ tôi bị làm sao vậy?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền
Chào bạn!
Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc phải cảm thấy lo lắng hồi hộp trước một sự việc quan trọng. Ðó là những lo lắng mang tính chất bình thường và là một sự đáp ứng tự nhiên của cơ thể. Nhưng khi sự việc đó không còn, mà sự lo lắng vẫn tồn tại và làm tác động đến mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày, những hoạt động về công việc, học tập, giao tiếp thì bạn đã chuyển sang một trạng thái lo âu bệnh lý. Với những triệu chứng của bạn hiện tại, tôi sơ bộ nghĩ tới bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu.
Để làm giảm lo âu, bạn hãy thực hiện những điều sau: Dành thời gian hàng ngày để thư giãn và tạo sự hài hước, vui vẻ; tìm cho mình sự chia sẻ về cảm xúc; chăm sóc cơ thể về chế độ ăn, ngủ; giảm bớt áp lực công việc; tìm sự giúp đỡ của mọi người trong gia đình, cơ quan; tìm cách đưa sự mất cân bằng trong cuộc sống của mình trở về trạng thái bình thường, có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống. Đồng thời bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn chữa trị tình trạng lo âu bằng các liệu pháp tâm lý như nhận thức hành vi, liệu pháp tránh phơi nhiễm hoặc được chỉ định những thuốc giải lo âu.
Chúc bạn vui khỏe!
Bị bệnh mất ngủ do stress
Câu hỏi bởi: My
Thưa bác sĩ, ba cháu năm nay 44 tuổi do áp lực đủ thứ công việc, gia đình nên dẫn đến stress rồi gây ra mất ngủ đã 6 tháng nay rồi. Ba cháu đã đi khám nhiều bệnh vịên nhưng không hết. Do ngủ ko đựơc nên nhiều lúc lợi dụng lệ thuộc vào thuốc ngủ, rồi suy nghĩ tùm lum nữa, có lúc bi quan nữa. Làm thế nào để hết… Bác sĩ có liệu pháp gì ko? Ba cháu có cần đến bác sĩ để điều trị ko? Sẽ hết chứ cảm phiên bác sĩ… Cháu cảm ơn ạ !
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào cháu,
Ba cháu bị mất ngủ, bị stress, và lệ thuộc vào thuốc. Nếu đúng như cháu nói thì phải đưa ba cháu đến cơ sở tâm thần để được khám và điều trị. Bệnh chắc chắn sẽ khỏi, tuy nhiên cũng cần có thời gian. Vì vậy gia đình phải kiên trì điều trị. Ba cháu có thể đến bệnh viện Quân y 103 khám và điều trị.
Chúc ba cháu mau có giác ngủ ngon hết stress và hết lệ thuộc thuốc.
Đau đầu và stress căng thẳng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu là Vân, đang học đại học năm 2, gần đây do áp lực việc học, công việc, cuộc sống, cháu bị stress quá nhiều làm cháu đau đầu kinh khủng, có lúc cháu muốn đập đầu vào tường và khóc rất nhiều. Chính điều đó làm cháu chán ăn và khi đi học bằng xe buýt thì say xe và buồn nôn. Cháu không biết nên làm thế nào, mong nhận được lời giải đáp của bác sĩ.
Cháu xin cảm ơn rất nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có rất nhiều lí do gây đau đầu, trong đó đau đầu do căng thẳng chiếm đến trên một nửa các tình huống. Có một số hướng dẫn chăm sóc bản thân khi bị đau đầu căng thẳng như sau:
– Tắm nước ấm
– Chườm túi nước ấm hoặc nước đá lên vùng đầu bị đau
– Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
– Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn
– Không bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng
– Tập Yoga, thái cực quyền hoặc thiền
– Uống nhiều nước
– Loại bỏ các lí do gây stress
– Liên lạc thường xuyên với gia đình, bạn bè
– Du lịch về các vùng quê
– Học các kỹ thuật quản lý cảm xúc và tư tưởng
Chúc bạn sống khỏe!
Stress kéo dài có gây biến chứng gì không?
Câu hỏi bởi: hoang nguyen
Chào bác sĩ.
Cháu trước đã được bác sĩ giải đáp về stress và cách phòng tránh. Năm nay cháu 12 rồi, cháu rất lo sợ vừa qua mình bị stress kéo dài và làm suy giảm trí nhớ của cháu. Mỗi ngày đến trường cháu vẫn cười đùa thư giãn bình thường nhưng khi ngồi học thường hay suy nghĩ lung tung gây căng thẳng trong 1 thời gian dài. Như vậy có được coi là stress kéo dài và để lại di chứng gì không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu.
Để loại bỏ stress thì ngoài tạo môi trường sống và học tập thoải mái dễ chịu thì phải tạo bằng được tâm lý không còn căng thẳng, tức là tâm lý thư giãn mọi lúc mọi nơi, kể cả khi ở trường, khi ngồi học ở nhà và kể cả trong giấc ngủ. Nếu bị stress sẽ khó ngủ, ít ngủ, ngủ hay mơ….
Tình trạng khi ngồi học đầu óc cháu không tập trung, hay suy nghĩ lung tung như vậy là cháu vẫn chưa khỏi bệnh chứ không phải là bị di chứng do stress. Ngoài hiện tượng khi ngồi học cháu suy nghĩ lung tung thì cháu còn biểu hiện gì nữa không?. Nếu còn nhiều biểu hiện khác nữa thì cháu cần phải đến Bệnh viện Tâm thần khám và điều trị cho dứt điểm. Nếu để lâu bệnh sẽ nặng thêm và cháu không thể học tập được nữa.
Chúc cháu quyết tâm và sớm khỏi bệnh!
Bị stress, ngủ không ngon có làm sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ! Cháu năm nay 17 tuổi, là nữ giới. Dạo gần đây cháu bị stress. Tối ngủ không được ngon hay thức giấc. Vậy cháu có sao không?
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Rối loạn giấc ngủ do nhiều lí do gây ra:
*Do thói quen trong sinh hoạt:
– Hút thuốc lá, uống cà phê.
– Ăn no trước khi ngủ, ăn nhiều chất khó tiêu.
– Thay đổi thường xuyên lịch làm việc, làm ca đêm không thường xuyên.
– Đi xa thay đổi múi giờ.
– Các stress giây căng thẳng, lo âu nhiều trong học tập, công việc, hoặc trong cuộc sống hàng ngày.
– Ngủ nghỉ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.
*Các lí do khác:
– Sử dụng một số thuốc chữa trị có chứa cafêin, thuốc chống viêm, thuốc lợi tiểu.
– Do một số bệnh mãn tính như viêm xoang, đau nhức xương, đau đầu, đau dạ dầy….
– Do một số bệnh tâm thần như trầm cảm, lo âu, động kinh, tâm thần phân liệt… Mất ngủ có nhiều lí do trong đó có lí do do stress mà cháu không ngủ được. Bộ não chỉ được nghỉ ngơi khi ngủ, nếu mất ngủ kéo dài sẽ dẫn tới suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể tác động nghiêm trọng tới sức khỏe. Để đảm bảo sức khỏe cháu phải loại bỏ tình trạng mất ngủ bằng cách tránh và loại bỏ các stress ra khỏi cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của cháu. Vệ sinh giấc ngủ. trị liệu bằng phương pháp tâm lý trị liệu như phương phát thư giãn luyện tập, yoga, ngồi thiền…luôn tạo cho bản thân một tâm lý thoải mái trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy giấc ngủ ngon sẽ trở lại với cháu.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Stress là bệnh của xã hội hiện đại khi mà con người phải chịu nhiều áp lực dẫn đến sự suy sụp tinh thần, căng thẳng, dễ kích động… Những thắc mắc dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh nguy hiểm này.
Làm gì khi bị stress?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 23 tuổi. Gần đây tôi hay bị stress, căng thẳng, thường hay có cảm giác lo âu, sợ một điều gì đó. Khi xuất hiện những trạng thái đó tim tôi đập nhanh, cảm thấy cơ thể mệt mỏi và khó thở. Nếu tôi tập trung vào việc gì nhiều, hay làm việc trên máy tính với cường độ cao thì cơ thể tôi trở nên nóng như bị sốt và choáng váng. Nhưng khi nghỉ một thời gian thì tôi lại trở lại bình thường. Tôi cũng thường hay bị mất ngủ. Xin hỏi bác sĩ tôi bị làm sao vậy?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền
Chào bạn!
Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc phải cảm thấy lo lắng hồi hộp trước một sự việc quan trọng. Ðó là những lo lắng mang tính chất bình thường và là một sự đáp ứng tự nhiên của cơ thể. Nhưng khi sự việc đó không còn, mà sự lo lắng vẫn tồn tại và làm tác động đến mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày, những hoạt động về công việc, học tập, giao tiếp thì bạn đã chuyển sang một trạng thái lo âu bệnh lý. Với những triệu chứng của bạn hiện tại, tôi sơ bộ nghĩ tới bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu.
Để làm giảm lo âu, bạn hãy thực hiện những điều sau: Dành thời gian hàng ngày để thư giãn và tạo sự hài hước, vui vẻ; tìm cho mình sự chia sẻ về cảm xúc; chăm sóc cơ thể về chế độ ăn, ngủ; giảm bớt áp lực công việc; tìm sự giúp đỡ của mọi người trong gia đình, cơ quan; tìm cách đưa sự mất cân bằng trong cuộc sống của mình trở về trạng thái bình thường, có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống. Đồng thời bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn chữa trị tình trạng lo âu bằng các liệu pháp tâm lý như nhận thức hành vi, liệu pháp tránh phơi nhiễm hoặc được chỉ định những thuốc giải lo âu.
Chúc bạn vui khỏe!
Bị bệnh mất ngủ do stress
Câu hỏi bởi: My
Thưa bác sĩ, ba cháu năm nay 44 tuổi do áp lực đủ thứ công việc, gia đình nên dẫn đến stress rồi gây ra mất ngủ đã 6 tháng nay rồi. Ba cháu đã đi khám nhiều bệnh vịên nhưng không hết. Do ngủ ko đựơc nên nhiều lúc lợi dụng lệ thuộc vào thuốc ngủ, rồi suy nghĩ tùm lum nữa, có lúc bi quan nữa. Làm thế nào để hết… Bác sĩ có liệu pháp gì ko? Ba cháu có cần đến bác sĩ để điều trị ko? Sẽ hết chứ cảm phiên bác sĩ… Cháu cảm ơn ạ !
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào cháu,
Ba cháu bị mất ngủ, bị stress, và lệ thuộc vào thuốc. Nếu đúng như cháu nói thì phải đưa ba cháu đến cơ sở tâm thần để được khám và điều trị. Bệnh chắc chắn sẽ khỏi, tuy nhiên cũng cần có thời gian. Vì vậy gia đình phải kiên trì điều trị. Ba cháu có thể đến bệnh viện Quân y 103 khám và điều trị.
Chúc ba cháu mau có giác ngủ ngon hết stress và hết lệ thuộc thuốc.
Đau đầu và stress căng thẳng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu là Vân, đang học đại học năm 2, gần đây do áp lực việc học, công việc, cuộc sống, cháu bị stress quá nhiều làm cháu đau đầu kinh khủng, có lúc cháu muốn đập đầu vào tường và khóc rất nhiều. Chính điều đó làm cháu chán ăn và khi đi học bằng xe buýt thì say xe và buồn nôn. Cháu không biết nên làm thế nào, mong nhận được lời giải đáp của bác sĩ.
Cháu xin cảm ơn rất nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có rất nhiều lí do gây đau đầu, trong đó đau đầu do căng thẳng chiếm đến trên một nửa các tình huống. Có một số hướng dẫn chăm sóc bản thân khi bị đau đầu căng thẳng như sau:
– Tắm nước ấm
– Chườm túi nước ấm hoặc nước đá lên vùng đầu bị đau
– Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
– Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn
– Không bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng
– Tập Yoga, thái cực quyền hoặc thiền
– Uống nhiều nước
– Loại bỏ các lí do gây stress
– Liên lạc thường xuyên với gia đình, bạn bè
– Du lịch về các vùng quê
– Học các kỹ thuật quản lý cảm xúc và tư tưởng
Chúc bạn sống khỏe!
Stress kéo dài có gây biến chứng gì không?
Câu hỏi bởi: hoang nguyen
Chào bác sĩ.
Cháu trước đã được bác sĩ giải đáp về stress và cách phòng tránh. Năm nay cháu 12 rồi, cháu rất lo sợ vừa qua mình bị stress kéo dài và làm suy giảm trí nhớ của cháu. Mỗi ngày đến trường cháu vẫn cười đùa thư giãn bình thường nhưng khi ngồi học thường hay suy nghĩ lung tung gây căng thẳng trong 1 thời gian dài. Như vậy có được coi là stress kéo dài và để lại di chứng gì không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu.
Để loại bỏ stress thì ngoài tạo môi trường sống và học tập thoải mái dễ chịu thì phải tạo bằng được tâm lý không còn căng thẳng, tức là tâm lý thư giãn mọi lúc mọi nơi, kể cả khi ở trường, khi ngồi học ở nhà và kể cả trong giấc ngủ. Nếu bị stress sẽ khó ngủ, ít ngủ, ngủ hay mơ….
Tình trạng khi ngồi học đầu óc cháu không tập trung, hay suy nghĩ lung tung như vậy là cháu vẫn chưa khỏi bệnh chứ không phải là bị di chứng do stress. Ngoài hiện tượng khi ngồi học cháu suy nghĩ lung tung thì cháu còn biểu hiện gì nữa không?. Nếu còn nhiều biểu hiện khác nữa thì cháu cần phải đến Bệnh viện Tâm thần khám và điều trị cho dứt điểm. Nếu để lâu bệnh sẽ nặng thêm và cháu không thể học tập được nữa.
Chúc cháu quyết tâm và sớm khỏi bệnh!
Bị stress, ngủ không ngon có làm sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ! Cháu năm nay 17 tuổi, là nữ giới. Dạo gần đây cháu bị stress. Tối ngủ không được ngon hay thức giấc. Vậy cháu có sao không?
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Rối loạn giấc ngủ do nhiều lí do gây ra:
*Do thói quen trong sinh hoạt:
– Hút thuốc lá, uống cà phê.
– Ăn no trước khi ngủ, ăn nhiều chất khó tiêu.
– Thay đổi thường xuyên lịch làm việc, làm ca đêm không thường xuyên.
– Đi xa thay đổi múi giờ.
– Các stress giây căng thẳng, lo âu nhiều trong học tập, công việc, hoặc trong cuộc sống hàng ngày.
– Ngủ nghỉ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.
*Các lí do khác:
– Sử dụng một số thuốc chữa trị có chứa cafêin, thuốc chống viêm, thuốc lợi tiểu.
– Do một số bệnh mãn tính như viêm xoang, đau nhức xương, đau đầu, đau dạ dầy….
– Do một số bệnh tâm thần như trầm cảm, lo âu, động kinh, tâm thần phân liệt… Mất ngủ có nhiều lí do trong đó có lí do do stress mà cháu không ngủ được. Bộ não chỉ được nghỉ ngơi khi ngủ, nếu mất ngủ kéo dài sẽ dẫn tới suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể tác động nghiêm trọng tới sức khỏe. Để đảm bảo sức khỏe cháu phải loại bỏ tình trạng mất ngủ bằng cách tránh và loại bỏ các stress ra khỏi cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của cháu. Vệ sinh giấc ngủ. trị liệu bằng phương pháp tâm lý trị liệu như phương phát thư giãn luyện tập, yoga, ngồi thiền…luôn tạo cho bản thân một tâm lý thoải mái trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy giấc ngủ ngon sẽ trở lại với cháu.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Theo ViCare