Hỏi Bác Sĩ -
Trong nhiều trường hợp, di chứng của tại nạn là hiện tượng mờ nhòe mắt. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua các câu hỏi sau đây bạn nhé!
Điều trị mắt nhìn mờ sau chấn thương như thế nào?
Câu hỏi bởi: Tuấn Anh
Chào bác sĩ!
Bác sĩ tư vấn giúp em! Em mới bị tai nạn xe máy, sau đó mắt trái của em cứ như kiểu có sương mờ vẫn có thể nhìn nhưng nhìn mọi vật không rõ. Em có dùng thuốc nhỏ mắt nhưng không có tiến triển. Mong bác sĩ tư vấn giúp, em hiện bị sao và cách điều trị như thế nào?
Cám ơn bác sĩ!
Bạn Tuấn Anh thân mến!
Sau một tai nạn chấn thương, mắt có thể nhìn bị mờ đi. Nguyên nhân gây mờ có rất nhiều. Một trong tổn thương gây nhìn mờ có thể là sẹo giác mạc, rách chân mống mắt, đục thủy tinh thể, lệch thủy tinh thể, Glaucoma lùi góc tiền phòng, xuất huyết pha lê thể, xuất huyết võng mạc, phù vùng hoàng điểm, tổn thương dây thần kinh thị giác… Do vậy, ta phải tìm ra nguyên nhân nào gây nhìn mờ để có hướng xử lý thích hợp.
Mỗi tổn thương mắt lại có cách điều trị rất khác nhau. Loại tổn thương phải can thiệp phẫu thuật, loại khác chỉ có điều trị Nội khoa bằng thuốc và có loại lại không thể xử lý được theo khả năng y học hiện nay.
Bạn cần đến khám bác sĩ Mắt sớm để có chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chúc bạn khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Mờ mắt bên trái do tai nạn giao thông điều trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào Bác sĩ. Em năm nay 37 tuổi, cách đây 4 năm em bi tai nạn giao thông, em được chẩn đoán là bị mờ mắt bên trái, do điều kiện kinh tế không cho phép nên em để đến giờ. Từ lúc bi tai nạn đến giờ em chỉ nhìn thấy được 1 mắt. Em thực sự rất buồn, đến nay kinh tế ổn định em dự đinh chữa trị, em xin hỏi em nên chữa trị hoặc có thể mổ được hay không? Em cảm ơn Bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em,
Tai nạn giao thông là một trong những lí do hay gặp trong các tình huống giảm thị lực do chấn thương. Có thể do chấn thương vào đầu gây chèn ép, tổn thương đến thần kinh thị giác hoặc mạch máu đến mắt. Hoặc va chạm trực tiếp vào vùng mắt gây đụng dập nhãn cầu hoặc tổ chức nội nhãn. Với mỗi lí do, mức độ giảm thị lực cũng sẽ khác nhau và phương hướng chữa trị cũng khác nhau. Do em không nói rõ lí do gây giảm thị lực của mình nên tôi không thể giải đáp cụ thể cho em nên chữa trị nội khoa hay cần thiết phải phẫu thuật. Tuy nhiên, theo như em nói: từ sau khi bị chấn thương đến nay, thị lực của em giảm rất rõ- chỉ nhìn được bằng một mắt, theo tôi hiểu ở đây là mắt bên phải (mắt không bị chấn thương), có nghĩa thị lực mắt trái của em rất đáng lo ngại. Lúc này em cần đi tới Bệnh viện mắt lớn để được khám đánh giá đúng tình trạng của mắt trái, cụ thể là mắt trái chỉ bị giảm thị lực hay mù hoàn toàn, lí do trực tiếp dẫn đến tình trạng đó. Từ đó bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ cho bạn lời khuyên cũng như phương hướng chữa trị đúng đắn.
Chúc em mau khỏe!
Sau khi bị va đập mạnh vào mắt phải chỉ nhìn thấy mờ mờ có làm sao không?
Câu hỏi bởi: Tuấn Anh
Chào bác sĩ.
Tuần trước em có bị va đập mạnh vào mắt phải. Em thấy đau nhức và chườm nước đá. Theo em biết đó là xung huyết nhãn cầu. Hiện tại mắt em đã hết tụ máu nhưng nhìn chưa rõ vì em nhìn thấy như những giọt dầu loang trong nước, cứ trôi lập lờ (em nghĩ đó là máu tụ còn sót lại), lúc nhìn rõ lúc nhìn mờ mờ.
Vậy bác sĩ cho em hỏi, mắt em có bị làm sao không, có tự khỏi không? Em chưa có thời gian đi khám. Hiện tại em đã dùng thuốc nhỏ mắt Vimaxx và bị cận 3,5 diop.
Em chân thành cảm ơn.
Chào Tuấn Anh.
Theo tình trạng bạn mô tả sau va đập mạnh vào mắt, có thể bạn bị xuất huyết dịch kính mắt phải. Biểu hiện trong trường hợp xuất huyết dịch kính nhẹ, bệnh nhân nhìn thấy như có khói, có mạng nhện bay trước mắt.
Đối với xuất huyết dịch kính trung bình và nặng, bệnh nhân bị giảm thị lực thậm chí đến mức chỉ còn khả năng nhận thức sáng tối. Xuất huyết dịch kính nếu không được điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng như:
Hiện tượng nhiễm sắt của nhãn cầu kèm theo nhiễm độc của tế bào cảm thụ ánh sáng, hiện tượng tăng nhãn áp
Một số trường hợp xuất huyết dịch kính ở người trẻ và đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi có thể bị cận thị hóa hoặc nhược thị.
Bạn nên sớm sắp xếp đi khám chuyên khoa Mắt để điều trị nhé.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Ngã xe đập đầu vào trán khiến mắt bị mờ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi em bị ngã xe đập vào vùng trán trên lông mày trên bên phải khoảng hơn 2cm nhưng giờ mắt phải hầu như không nhìn được gì cả và cảm giác đang teo nhỏ lại, máu não bị tụ dưới nhện sau khi trấn thương. Liệu mắt em có chữa được không và nên chữa tại viện nào ạ?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Mắt mờ sau chấn thương có nhiều lí do: có thể do chấn thương trực tiếp tới tổ chức của nhãn cầu hoặc do ảnh hưởng tới thần kinh thị giác, hoặc chấn thương làm tác động trung khu thị giác ở vỏ não. Khuyên em đi khám chuyên khoa Mắt, tìm lí do nào gây nên biểu hiện giảm thị lực để có hướng chữa trị phù hợp. Nếu em ở Hà Nội nên đến Viện mắt Trung Ương.
Chúc em mạnh khỏe!
Mắt bị mờ, chóng mặt, tay bị cứng sau khi bị ngã
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho cháu hỏi ạ. Khi cháu bước từ trên xe bus xuống, không cẩn thận thì bị ngã tệt xuống bậc theo tư thế ngồi, nửa người trên không bị va đập vào đâu cả, có phần đùi dưới mông bị đập vào bậc và tay cũng bị đập xuống nên có bị đau chút. Rồi cháu xuống xe, sau 1 lúc không sao thì tự dưng thấy chóng mặt, mắt bị mờ, vẫn nhìn thấy ánh sáng nhưng không nhìn rõ 1 cái gì cả. Cháu cứ quay cuồng như vậy khoảng vài phút thì mắt nhìn lại được, nhưng cổ họng lại bị đau, dát, uống vài ngụm nước vào thì đỡ dần. Sau 1 lúc thì hai bàn tay lại bị cứng và các ngón tay bị co vào nhau không duỗi ra được, nhờ người xung quanh xoa bóp 1 lúc thì cử động lại được. Vậy cháu có bị làm sao không hả bác sĩ. Lúc không nhìn thấy gì cháu rất sợ. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu ạ. À lúc đó khoảng hơn 6 giờ chiều, và cháu không bị đói ạ, vì thấy mọi người hỏi cháu có đói không, cháu không mắc bệnh gì ạ.
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Triệu chứng chóng mặt quay cuồng hay gặp nhất trong bệnh rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình (RLTĐ) biểu hiện bằng những cơn chóng mặt, do tổn thương hệ thần kinh của các vùng tai, tim mạch, mắt, tâm thần. Trước đây, RLTĐ chỉ phát triển trong nhóm bệnh nhân trung niên nhưng hiện nay RLTĐ đã xuất hiện ở người trẻ tuổi (trên 20 tuổi). Mức nguy hại của RLTĐ là những bệnh nhân có bệnh lý đi kèm, như thiếu máu não hoặc tăng huyết áp sẽ có nguy cơ đột quỵ dẫn đến tử vong.
RLTĐ là triệu chứng thường xuyên tái phát, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình.
RLTĐ ngoại biên: Biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt. Trường hợp bệnh nặng, người bệnh không thể đi đứng được, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung,… RLTĐ trung ương: Là bệnh lý thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. RLTĐ trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do xơ mỡ động mạch mang máu đến nuôi não bộ.
Khi bệnh nhân đã mắc hội chứng RLTĐ thì phải cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt, như không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt,…
Trường hợp chóng mặt kèm theo các triệu chứng như nhức đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác,… thì nên đi khám ngay tại chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, Thần kinh. Bệnh nhân tuyệt đối không tự mua thuốc uống theo mách bảo, theo đơn thuốc cũ vì ngoài RLTĐ, các dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.
Vì vậy bạn nên đi khám chuyên khoa Thần kinh sớm để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Trong nhiều trường hợp, di chứng của tại nạn là hiện tượng mờ nhòe mắt. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua các câu hỏi sau đây bạn nhé!
Điều trị mắt nhìn mờ sau chấn thương như thế nào?
Câu hỏi bởi: Tuấn Anh
Chào bác sĩ!
Bác sĩ tư vấn giúp em! Em mới bị tai nạn xe máy, sau đó mắt trái của em cứ như kiểu có sương mờ vẫn có thể nhìn nhưng nhìn mọi vật không rõ. Em có dùng thuốc nhỏ mắt nhưng không có tiến triển. Mong bác sĩ tư vấn giúp, em hiện bị sao và cách điều trị như thế nào?
Cám ơn bác sĩ!
Bạn Tuấn Anh thân mến!
Sau một tai nạn chấn thương, mắt có thể nhìn bị mờ đi. Nguyên nhân gây mờ có rất nhiều. Một trong tổn thương gây nhìn mờ có thể là sẹo giác mạc, rách chân mống mắt, đục thủy tinh thể, lệch thủy tinh thể, Glaucoma lùi góc tiền phòng, xuất huyết pha lê thể, xuất huyết võng mạc, phù vùng hoàng điểm, tổn thương dây thần kinh thị giác… Do vậy, ta phải tìm ra nguyên nhân nào gây nhìn mờ để có hướng xử lý thích hợp.
Mỗi tổn thương mắt lại có cách điều trị rất khác nhau. Loại tổn thương phải can thiệp phẫu thuật, loại khác chỉ có điều trị Nội khoa bằng thuốc và có loại lại không thể xử lý được theo khả năng y học hiện nay.
Bạn cần đến khám bác sĩ Mắt sớm để có chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chúc bạn khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Mờ mắt bên trái do tai nạn giao thông điều trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào Bác sĩ. Em năm nay 37 tuổi, cách đây 4 năm em bi tai nạn giao thông, em được chẩn đoán là bị mờ mắt bên trái, do điều kiện kinh tế không cho phép nên em để đến giờ. Từ lúc bi tai nạn đến giờ em chỉ nhìn thấy được 1 mắt. Em thực sự rất buồn, đến nay kinh tế ổn định em dự đinh chữa trị, em xin hỏi em nên chữa trị hoặc có thể mổ được hay không? Em cảm ơn Bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em,
Tai nạn giao thông là một trong những lí do hay gặp trong các tình huống giảm thị lực do chấn thương. Có thể do chấn thương vào đầu gây chèn ép, tổn thương đến thần kinh thị giác hoặc mạch máu đến mắt. Hoặc va chạm trực tiếp vào vùng mắt gây đụng dập nhãn cầu hoặc tổ chức nội nhãn. Với mỗi lí do, mức độ giảm thị lực cũng sẽ khác nhau và phương hướng chữa trị cũng khác nhau. Do em không nói rõ lí do gây giảm thị lực của mình nên tôi không thể giải đáp cụ thể cho em nên chữa trị nội khoa hay cần thiết phải phẫu thuật. Tuy nhiên, theo như em nói: từ sau khi bị chấn thương đến nay, thị lực của em giảm rất rõ- chỉ nhìn được bằng một mắt, theo tôi hiểu ở đây là mắt bên phải (mắt không bị chấn thương), có nghĩa thị lực mắt trái của em rất đáng lo ngại. Lúc này em cần đi tới Bệnh viện mắt lớn để được khám đánh giá đúng tình trạng của mắt trái, cụ thể là mắt trái chỉ bị giảm thị lực hay mù hoàn toàn, lí do trực tiếp dẫn đến tình trạng đó. Từ đó bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ cho bạn lời khuyên cũng như phương hướng chữa trị đúng đắn.
Chúc em mau khỏe!
Sau khi bị va đập mạnh vào mắt phải chỉ nhìn thấy mờ mờ có làm sao không?
Câu hỏi bởi: Tuấn Anh
Chào bác sĩ.
Tuần trước em có bị va đập mạnh vào mắt phải. Em thấy đau nhức và chườm nước đá. Theo em biết đó là xung huyết nhãn cầu. Hiện tại mắt em đã hết tụ máu nhưng nhìn chưa rõ vì em nhìn thấy như những giọt dầu loang trong nước, cứ trôi lập lờ (em nghĩ đó là máu tụ còn sót lại), lúc nhìn rõ lúc nhìn mờ mờ.
Vậy bác sĩ cho em hỏi, mắt em có bị làm sao không, có tự khỏi không? Em chưa có thời gian đi khám. Hiện tại em đã dùng thuốc nhỏ mắt Vimaxx và bị cận 3,5 diop.
Em chân thành cảm ơn.
Chào Tuấn Anh.
Theo tình trạng bạn mô tả sau va đập mạnh vào mắt, có thể bạn bị xuất huyết dịch kính mắt phải. Biểu hiện trong trường hợp xuất huyết dịch kính nhẹ, bệnh nhân nhìn thấy như có khói, có mạng nhện bay trước mắt.
Đối với xuất huyết dịch kính trung bình và nặng, bệnh nhân bị giảm thị lực thậm chí đến mức chỉ còn khả năng nhận thức sáng tối. Xuất huyết dịch kính nếu không được điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng như:
Hiện tượng nhiễm sắt của nhãn cầu kèm theo nhiễm độc của tế bào cảm thụ ánh sáng, hiện tượng tăng nhãn áp
Một số trường hợp xuất huyết dịch kính ở người trẻ và đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi có thể bị cận thị hóa hoặc nhược thị.
Bạn nên sớm sắp xếp đi khám chuyên khoa Mắt để điều trị nhé.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Ngã xe đập đầu vào trán khiến mắt bị mờ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi em bị ngã xe đập vào vùng trán trên lông mày trên bên phải khoảng hơn 2cm nhưng giờ mắt phải hầu như không nhìn được gì cả và cảm giác đang teo nhỏ lại, máu não bị tụ dưới nhện sau khi trấn thương. Liệu mắt em có chữa được không và nên chữa tại viện nào ạ?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Mắt mờ sau chấn thương có nhiều lí do: có thể do chấn thương trực tiếp tới tổ chức của nhãn cầu hoặc do ảnh hưởng tới thần kinh thị giác, hoặc chấn thương làm tác động trung khu thị giác ở vỏ não. Khuyên em đi khám chuyên khoa Mắt, tìm lí do nào gây nên biểu hiện giảm thị lực để có hướng chữa trị phù hợp. Nếu em ở Hà Nội nên đến Viện mắt Trung Ương.
Chúc em mạnh khỏe!
Mắt bị mờ, chóng mặt, tay bị cứng sau khi bị ngã
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho cháu hỏi ạ. Khi cháu bước từ trên xe bus xuống, không cẩn thận thì bị ngã tệt xuống bậc theo tư thế ngồi, nửa người trên không bị va đập vào đâu cả, có phần đùi dưới mông bị đập vào bậc và tay cũng bị đập xuống nên có bị đau chút. Rồi cháu xuống xe, sau 1 lúc không sao thì tự dưng thấy chóng mặt, mắt bị mờ, vẫn nhìn thấy ánh sáng nhưng không nhìn rõ 1 cái gì cả. Cháu cứ quay cuồng như vậy khoảng vài phút thì mắt nhìn lại được, nhưng cổ họng lại bị đau, dát, uống vài ngụm nước vào thì đỡ dần. Sau 1 lúc thì hai bàn tay lại bị cứng và các ngón tay bị co vào nhau không duỗi ra được, nhờ người xung quanh xoa bóp 1 lúc thì cử động lại được. Vậy cháu có bị làm sao không hả bác sĩ. Lúc không nhìn thấy gì cháu rất sợ. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu ạ. À lúc đó khoảng hơn 6 giờ chiều, và cháu không bị đói ạ, vì thấy mọi người hỏi cháu có đói không, cháu không mắc bệnh gì ạ.
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Triệu chứng chóng mặt quay cuồng hay gặp nhất trong bệnh rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình (RLTĐ) biểu hiện bằng những cơn chóng mặt, do tổn thương hệ thần kinh của các vùng tai, tim mạch, mắt, tâm thần. Trước đây, RLTĐ chỉ phát triển trong nhóm bệnh nhân trung niên nhưng hiện nay RLTĐ đã xuất hiện ở người trẻ tuổi (trên 20 tuổi). Mức nguy hại của RLTĐ là những bệnh nhân có bệnh lý đi kèm, như thiếu máu não hoặc tăng huyết áp sẽ có nguy cơ đột quỵ dẫn đến tử vong.
RLTĐ là triệu chứng thường xuyên tái phát, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình.
RLTĐ ngoại biên: Biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt. Trường hợp bệnh nặng, người bệnh không thể đi đứng được, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung,… RLTĐ trung ương: Là bệnh lý thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. RLTĐ trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do xơ mỡ động mạch mang máu đến nuôi não bộ.
Khi bệnh nhân đã mắc hội chứng RLTĐ thì phải cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt, như không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt,…
Trường hợp chóng mặt kèm theo các triệu chứng như nhức đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác,… thì nên đi khám ngay tại chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, Thần kinh. Bệnh nhân tuyệt đối không tự mua thuốc uống theo mách bảo, theo đơn thuốc cũ vì ngoài RLTĐ, các dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.
Vì vậy bạn nên đi khám chuyên khoa Thần kinh sớm để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Theo ViCare