Lưu ý cần biết xung quanh bệnh về tĩnh mạch ở nữ giới


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Các bệnh tĩnh mạch có thể xảy ra với tất cả mọi đối tượng. Và nữ giới cũng không là ngoại lê.

Giãn tĩnh mạch sâu hai chân và tụ dịch khớp gối có nguy hiểm không?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Em tên là Nguyễn Thị Thanh Huyền, 35 tuổi, là nữ giới. Gần đây chân em hay bị đau nhức từ khớp gối trở xuống đến cổ chân. Em có đi siêu âm chân ở Bệnh viện Hòa Hảo tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả siêu âm, bác sĩ chẩn đoán là giãn tĩnh mạch sâu hai chân và tụ dịch khớp gối. Xin hỏi bác sĩ bệnh có nguy hiểm không, chữa như thế nào. Bác sĩ cho em một lời khuyên.

Em cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra các biểu hiện như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm,kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm… có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu..

Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân mãn tính chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, đã xác định bệnh liên quan đến một số yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân gây ra do tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên. Các van này bị tổn thương là do

– Quá trình thoái hóa do tuổi tác (thường gặp ở người già). Tuổi thọ con người ngày càng cao sẽ kéo theo những bệnh của quá trình tích tuổi trong đó có suy tĩnh mạch…

– Do tư thế sinh hoạt hay làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng… tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân.

Suy giãn tĩnh mạch chân không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ gây khó chịu, đau đớn và mất thẩm mỹ, cản trở sinh hoạt. Tuy nhiên biến chứng của bệnh này là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, các cục máu này có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác, trong đó nguy hiểm nhất là tắc mạch phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Các tĩnh mạch giãn to dần đến một lúc nào đó sẽ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu. Sự rối loạn biến dưỡng da ở cẳng chân lâu ngày sẽ dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và loét chân do ứ đọng. Tình trạng loét chân do tĩnh mạch là một biến chứng rất khó chữa trị.

Bạn bị giãn tĩnh mạch sâu hai chân và tụ dịch khớp gối. Đây là 2 bệnh khác nhau nhưng có chung một cơ chế là đó là do thoái hóa, do trọng lượng cơ thể lớn, do tư thế lao động hằng ngày như đứng lâu…Hiện tại bạn đang bị tràn dịch khớp gối, bạn nên ưu tiên chữa trị tràn dịch khớp gối trước. Nếu lượng dịch nhiều thì phải chọc hút dịch và tiêm thuốc chống viêm vào khớp. Nếu lượng dịch ít có thể bạn chỉ cần chữa trị vật lý trị liệu. Sau khi hết dịch khớp gối, bạn phải tập luyện để đề phòng tái phát và kết hợp tập luyện để chữa trị suy giãn tĩnh mạch.

Để chữa trị đối với suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mang tính xã hội, liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và làm việc. Vì vậy bạn nên tránh đứng lâu, ngồi nhiều, không nên ngồi làm việc một chỗ liên tục trong suốt buổi làm việc, tranh thủ giải lao vài phút trong khoảng thời gian làm việc từ 30-60 phút. Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp các bài tập vận động chân để máu lưu thông tốt. Ăn nhiều rau quả, chất xơ, vitamin. Để làm chậm tiến triển của bệnh, cần loại bỏ những thói quen có hại là đứng, ngồi lâu, khiêng vác nặng… Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, có thể chữa trị làm giảm biểu hiện bằng các thuốc tăng trương lực tĩnh mạch, phối hợp với mang vớ thun (vớ tĩnh mạch) tạo áp lực ngăn máu chảy ngược (bas contention). Nếu bệnh ở giai đoạn nặng gây đau nhiều và nổi nhiều búi mạch, có thể phải cần đến phương pháp phẫu thuật lấy bỏ bớt một vài tĩnh mạch ở chân.

Đi bộ là phương pháp tập luyện quan trọng. Tuy nhiên trong bệnh suy tĩnh mạch chi dưới, đi bộ không phải là giải pháp tối ưu nhất, và nếu đi bộ không đúng cách cũng có thể làm bệnh nặng thêm. Nên đi bộ ít hơn, không đi quá xa, phải đi bộ với vận tốc nhanh, tránh đi liên tục mà nên vừa đi vừa nghỉ, ngối gác chân cao. Nếu đã suy tĩnh mạch nhiều, phải mang vớ trong khi đi bộ. Nếu có điều kiện, bơi lội là môn hể thao thích hợp nhất cho bệnh lý này.

Chúc bạn chóng khỏi bệnh!

Hay bị nóng buốt, nhức chân là do suy tĩnh mạch phải không?


Câu hỏi bởi: Thu Hà

Xin chào bác sĩ!

Em 26 tuổi, chưa lập gia đình. Cách đây hơn 2 năm em đi khám ở bệnh viện Thống Nhất, bác sĩ chẩn đoán bị suy tĩnh mạch chân, kê toa cho em uống thuốc Daflon hơn 3 tháng. Sau đó em không đi khám và cũng không uống thuốc, em mua vớ y khoa mang đi học, đi làm gần 2 năm nay (ngày nào em cũng mang vì là nhân viên văn phòng). Mấy ngày gần đây em thấy chân hay bị nóng buốt vào buổi chiều khi đi làm về, không thể đứng lâu được và còn nhức nữa ạ (chân không nổi gân hay mạch máu gì hết).

Em thấy lo, định đi khám nhưng em chưa sắp xếp được thời gian. Mong thư của bác sĩ về bệnh của em.

Xin cảm ơn!

Chào bạn Thu Hà!

Để chẩn đoán suy van tĩnh mạch chân, ngoài các triệu chứng tê, vọp bẻ, nặng chân, phù chân, đau,… cần siêu âm Doppler hệ tĩnh mạch chân. Có những trường hợp suy van tĩnh mạch sâu, nhìn bằng mắt thường không thấy nổi mạch máu như suy van tĩnh mạch nông.

Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra lại vớ điều trị suy van tĩnh mạch đang mang, bởi vì thông thường 1 đôi vớ sử dụng khoảng 2 năm, có khi < 2 năm phải thay do sử dụng không đúng cách hay vớ không còn phù hợp,…

Qua các triệu chứng bạn mô tả, bác sĩ nghĩ bạn nên thu xếp đi tái khám để được làm thêm một số xét nghiệm kiểm tra lại, nhằm loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự, đồng thời được tư vấn thêm về vớ điều trị suy van tĩnh mạch.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Bị suy giảm tĩnh mạch chân, uống thuốc mà không bớt tê chân phải làm sao?


Câu hỏi bởi: QuynhTruong

Chào bác sĩ.

Mẹ cháu bị suy giảm tĩnh mạch chân. Uống thuốc mà không bớt tê chân, đi châm cứu thấy máu phọt ra ngoài và tĩnh mạch nổi to lên. Cảm giác tê chân rất nhiều hầu như là cả ngày có khi lên cả bắp đùi. Mẹ cháu còn hay giật mình khi ngủ nên bị mất ngủ nữa ạ. Mong bác sĩ giải đáp.

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào cháu.

Mẹ cháu bị suy tĩnh mạch chân. Bệnh này nếu không chữa trị tốt có thể dẫn tới các biến chứng như loét da chân, xuất huyết do vỡ mạch máu, huyết khối tĩnh mạch do hình thành cục máu đông. Đặc điểm của loét trong suy tĩnh mạch là lâu liền; cục máu đông trong suy tĩnh mạch có thể di chuyển đến vị trí khác nhất là phổi và não làm tắc mạch gây nguy hiểm. Điều trị uống thuốc tăng trương lực tĩnh mạch, đeo tất chân khi đi lại; tình huống nặng thì phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một vài tĩnh mạch. Như vậy qua biểu hiện cháu mô tả cho thấy bệnh của mẹ cháu ở mức độ nặng. Hiện nay mẹ cháu tuyệt đối không được đi châm cứu hoặc xoa bóp bấm huyệt vì sẽ gây xuất huyết và tạo cơ hội hình thành cục máu đông. Mẹ cháu cần hạn chế đi lại và nên đi nằm chữa trị tại khoa Tim mạch của bệnh viện, nếu có thể mẹ cháu nên tới các viện tuyến Trung ương để chữa trị như viện Bạch Mai.

Chúc mẹ cháu mau khỏi.

Chân nổi gân xanh hay mỏi có phải do giãn tĩnh mạch?


Câu hỏi bởi: H.M

Chào bác sĩ!

Mẹ em năm nay 47 tuổi. Mẹ em gần đây ở dưới chân có nổi nhiều gân xanh, nhưng bên chân phải có hiện tượng gân nổi rõ và hay mỏi hơn chân trái. Mẹ em hằng ngày sau giờ làm buổi trưa có tập thêm yoga và buổi tối có đi bộ thể dục. Em muốn hỏi bác sĩ là có phải mẹ em bị giãn tĩnh mạch không? Và nếu như vậy thì hiện tượng này có hết được không? Thông thường thì có nên dùng thuốc gì không?

Chân thành cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Một số biểu hiện thường gặp của giãn tĩnh mạch chân:

– Đau chân, nặng chân, mỏi chân khi đứng lâu hay ngồi nhiều.

– Phù chân: thường thấy ở vùng mắt cá chân, bàn chân; có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy mang giày dép chật so với bình thường.

– Chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích, như có kiến bò vùng cẳng chân…

– Gân xanh: tĩnh mạch có thể nổi li ti từng mảng lớn nhỏ khác nhau, màu xanh hoặc tím đỏ (tĩnh mạch hình mạng nhện) hay nổi to ngoằn ngoèo dưới da.

– Da vùng chân thay đổi màu sắc, ngứa, chàm rất khó chữa lành.

Căn cứ các biểu hiện kể trên thì nhiều khả năng mẹ bạn bị giãn tĩnh mạch chân. Giãn tĩnh mạch chân không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ gây khó chịu, đau đớn và mất thẩm mỹ, cản trở sinh hoạt. Tuy nhiên biến chứng của bệnh này là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, các cục máu này có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác, trong đó nguy hiểm nhất là tắc mạch phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Các tĩnh mạch giãn to dần đến một lúc nào đó sẽ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu. Sự rối loạn biến dưỡng da ở cẳng chân lâu ngày sẽ dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và loét chân do ứ đọng. Tình trạng loét chân do tĩnh mạch là một biến chứng rất khó chữa trị.

Để chữa trị đối với suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mang tính xã hội, liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và làm việc. Vì vậy mẹ bạn nên tránh đứng lâu, ngồi nhiều, không nên ngồi làm việc một chỗ liên tục trong suốt buổi làm việc, tranh thủ giải lao vài phút trong khoảng thời gian làm việc từ 30 – 60 phút. Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp các bài tập vận động chân để máu lưu thông tốt. Ăn nhiều rau quả, chất xơ, vitamin. Để làm chậm tiến triển của bệnh, cần loại bỏ những thói quen có hại là đứng, ngồi lâu, khiêng vác nặng…

Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, có thể chữa trị làm giảm biểu hiện bằng các thuốc tăng trương lực tĩnh mạch, phối hợp với mang vớ thun (vớ tĩnh mạch) tạo áp lực ngăn máu chảy ngược (bas contention).

Nếu bệnh ở giai đoạn nặng gây đau nhiều và nổi nhiều búi mạch, có thể phải cần đến phương pháp phẫu thuật lấy bỏ bớt một vài tĩnh mạch ở chân. Đi bộ là phương pháp tập luyện quan trọng.

Tuy nhiên mẹ bạn cần lưu ý là trong bệnh suy tĩnh mạch chi dưới, đi bộ không phải là giải pháp tối ưu nhất, và nếu đi bộ không đúng cách cũng có thể làm bệnh nặng thêm. Nên đi bộ ít hơn, không đi quá xa, phải đi bộ với vận tốc nhanh, tránh đi liên tục mà nên vừa đi vừa nghỉ, ngối gác chân cao. Nếu đã suy tĩnh mạch nhiều, phải mang vớ trong khi đi bộ. Nếu có điều kiện, bơi lội là môn thể thao thích hợp nhất cho bệnh lý này. Bạn nên đưa mẹ đi khám để xác định mức độ bệnh. Bác sĩ sẽ có hướng dẫn chữa trị phù hợp với tình trạng bệnh của mẹ bạn.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Chân tay phù nề, thâm tím, lạnh buốt là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Trịnh Thu Hương

Chào bác sĩ.

Bác sĩ cho cháu hỏi, cả khi đứng và khi ngồi chân tay cháu đều bị xuống máu phù nề và thâm tím lại nhìn như bị trúng độc vậy. Chân tay cháu lúc nào cũng lạnh nhất là vào mùa đông, dù có đeo tất, mặc 2 quần thì chân vẫn bị lạnh. Không chỉ lạnh chân mà lạnh từ chân lên đến mông luôn. Như thế là bị bệnh gì ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Chào em.

Hiện tượng phù chân khi đứng lâu và giảm khi kê chân lên cao có thể gặp trong suy van tĩnh mạch chi dưới. Em có thể đến bệnh viện để được siêu âm tĩnh mạch phát hiện bệnh để điều trị nhanh chóng khỏi, em nhé.

Thân mến.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl