Những điều cần biết về trào ngược dạ dày


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Trào ngược dạ dày là chứng bệnh ngày càng có nhiều người mắc phải. Tham khảo tư vấn dưới đây từ bác sĩ chuyên khoa để có thêm kiến thức hữu ích cho mình nhé!

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản


Câu hỏi bởi: Trần tuấn anh

Thưa bác sỹ. Tôi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản . Đã uống thuốc gần 1 năn nay. Nhưng vẫn kg hết. Vì vậy tôi muốn hỏi bác sỹ bệnh của tôi có phẩu thuật và trị dứt điểm được kg ạ. Cản ơn bác sỹ..

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch vị trào ngược lên thực quản, thực quản không có lớp nhày bảo vệ nên bị viêm và gây ra các triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản đa phần là không thể chữa được, Dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt chỉ có tác dụng kiềm chế bệnh. Chỉ có một số ít trường hợp là có thể can thiệp ngoại khoa và nếu can thiệp ngoại khoa được thì bệnh sẽ có thể khỏi hẳn hoàn toàn.

Xem:

Bạn nên đi khám bệnh ở khoa nội tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai Hà nội hoặc các cơ sở tương đương để xác định xem có thể giải quyết bệnh bằng phẫu thuật được hay không? Từ đó để có giải pháp tự liệu cho mình, trong sinh hoạt cần chú ý tránh thở hơi thẳng vào đối tác, nếu thực sự phải tiếp xúc gần thì có thể phải nín thở tránh phả hơi vào mặt người khác, thường xuyên vệ sinh răng miệng ……

Chúc bạn mạnh khỏe.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Trào ngược dạ dày thực quản là một triệu chứng của sự bất thường của hệ tiêu hóa nên không chữa khỏi được mà việc điều trị là điều chỉnh chế độ sinh hoạt, uống thuốc giai đoạn bệnh vượng phát. Chỉ có một số ít trường hợp là có thể chữa khỏi hẳn hoàn toàn nhờ phẫu thuật tái tạo lại nếp gấp tâm vị

Trào ngược dạ dày chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: tony.trung

Chào bác sĩ!

Em bị bệnh trào ngược dạ dày. Sáng ngủ dậy hay bị ói, nước ói chua, nếu thức khuya ăn tối là bị. Vậy em phải làm sao?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào em.

Em cho biết em bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, không biết em bị bệnh đã lâu chưa và đã chữa trị bằng thuốc chưa? Biểu hiện ói và nước ói chua lúc sáng ngủ dậy của em là một trong những biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Việc chữa trị căn bệnh này cần tuân thủ theo liệu trình chữa trị và tái khám của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị bệnh thường kết hợp hai loại thuốc.

Các thuốc chống tiết axít nhóm ức chế bơm proton thường là lựa chọn đầu tiên trong chữa trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Những thuốc này có thể gồm: Omeprazole (Prilosec), Lansoprazole (Prevacid), Rabeprazole (AcipHex), Pantoprazole (Protonix), Esomeprazole. Thuốc được uống trong khoảng 4 – 8 tuần.

Các thuốc ức chế thụ thể H2 bao gồm Famotidine (pepsid), Cimetidine (tagamet), Ranitidine (zantac), và Nizatidine (axid). Có thể kết hợp thuốc ức chế thụ thể H2 với các thuốc chống nôn, tăng cường nhào trộn thức ăn để nhanh chóng đưa thức ăn xuống ruột như Metoclopramide (Reglan), Domperidone (Motilium), Mosapride (Zurma)…

Đối với người có chẩn đoán mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, thay đổi chế độ sinh hoạt là rất quan trọng trong việc kiểm soát các biểu hiện của bệnh.

Em cần thay đổi tư thế nằm (gối đầu cao khoảng 15cm hoặc kê vai cao 25cm); tránh tư thế cúi lâu, tránh nằm ngửa ngay sau khi ăn và trong khoảng 3 giờ.

Ăn nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no hoặc uống nhiều nước có gas.

Tránh ăn uống trong vòng 2 – 3 giờ trước khi ngủ.

Em cần giảm các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, sôcôla, tỏi, gia vị cay, cà ri.

Không mặc quần áo chật hoặc thắt lưng chật, tránh thừa cân béo phì…

Hạn chế ăn chất béo.

Tránh thức khuya, tránh căng thẳng.

Chúc em sớm kiểm soát được bệnh!

Trào ngược dạ dày có tái phát không?


Câu hỏi bởi: chinhtm1

Chào bác sĩ.

Tôi năm nay 25 tuổi, hiện đang có thai được 7 tháng. Trước tôi có bị trào ngược dạ dày tá tràng gây đau ngực và khó thở. Nhưng giờ thì tôi không còn bị triệu chứng như vậy nữa. Tôi xin hỏi bác sĩ là bệnh này có bị tái phát lại không?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn.

Viêm dạ dày, hội chứng dạ dày trào ngược… là những bệnh lý đường tiêu hóa hay tái phát, điều trị lại phức tạp, hay gây kháng thuốc (nếu do vi khuẩn Helicobacter pylori mà uống thuốc bừa bãi…). Ngoài ra, những triệu chứng đôi khi nhẹ nhưng mơ hồ, kéo dài lại là tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý ung thư…

Chúc bạn vui vẻ.

Trào ngược dạ dày nên ăn uống như thế nào?


Câu hỏi bởi: Thanh Huong

Thân chào bác sĩ.

Dạo gần đây em hay bị khó thở sâu, cảm giác giống như khi vận động nhiều hay quá sức. Em đi khám bác sĩ bảo bị viêm họng dẫn đến trào ngược thực quản. Em đã uống thuốc 10 ngày cảm thấy đỡ, nhưng vì chưa đi khám lại cộng thêm ngừng thuốc nên bệnh tái phát. Cho em lời khuyên nên kiêng ăn uống như thế nào được không?

Em cảm ơn.

Chào em.

Để bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản được quản lý tốt thì người bệnh nên tránh các thức ăn chứa nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, đặc biệt là rượu, bia, trà, cà phê, socola, đây là những chất làm tăng triệu chứng trào ngược.

Bên cạnh đó, sau khi ăn xong em không nên nằm ngay, nên ngồi hoặc nằm đầu cao để tránh hiện tượng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản và làm bệnh nặng thêm. Nếu tuân thủ chế độ ăn như trên kèm theo tuân thủ điều trị thì triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm, em nhé.

Thân mến.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Bị đau họng kéo dài có phải do trào ngược dạ dày?


Câu hỏi bởi: trongbac

Thưa bác sĩ!

Em là nam, năm nay 28 tuổi. Em bị đau họng, uống rất nhiều thuốc viêm họng nhưng không khỏi. Đi khám thì bác sĩ chẩn đoán là bị trào ngược dạ dày và viêm dạ dày. Em đã dùng thuốc 1 thời gian nhưng vẫn bị đau họng. Công việc của em đòi hỏi phài giao tiếp nhiều nên thời gian đau họng này khiến em rất khó khăn. Không biết em phải làm như thế nào mới có thể hết bị đau họng như bây giờ? Dưới hàm phải em có 1 cái hạch khi ấn vào đó em thấy dễ chịu hơn, đó có phải là lí do không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp và chỉ cách điều trị giúp em với ạ.

Em trân trọng cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Bạn bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi bị bệnh này lòng thực quản bị viêm, nhược cơ thắt làm cho miệng thực quản thường xuyên mở đặc biệt vào lúc ngủ đã đưa dịch thực quản dạ dày tự do trào ngược lên họng, lên cả mũi xoang, tai và tràn sang cả thanh khí quản vào phổi. Họng nằm ở giữa ngã ba đường ăn, đường thở, vì vậy bệnh học của họng không thể tách rời bệnh học của mũi xoang và dạ dày thực quản. Tình trạng đau họng của bạn chính là hậu quả của bệnh trào ngược dạ dày. Dưới hàm của bạn nổi hạch, đó chính là phản ứng của cơ thể khi có viêm.

Muốn khỏi được viêm họng này, bạn cần kiểm soát được các biểu hiện của trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày là bệnh đòi hỏi phải kiên trì chữa trị. Có người dùng thuốc vài tháng, có người đến hàng năm mới kiểm soát được bệnh.

Bên cạnh việc uống thuốc bạn cần thay đổi chế độ ăn và một vài thói quen không đúng trong lối sống. Cụ thể, không ăn quá nhiều, quá no, không thường xuyên ăn no và ăn trễ về đêm (sau 20 giờ), quá gần lúc đi ngủ (nên ăn 3-4 giờ trước khi đi ngủ). Tránh dùng những đồ uống có thể gây kích thích như nước chanh, cà phê, rượu bia, nước có gas. Tránh dùng những đồ ăn có thể làm giảm trương lực cơ thắt tâm vị như mỡ và những đồ ăn có chất mỡ, sôcôla hoặc kẹo bạc hà… đầu cao khi ngủ, không nên mặc đồ quá chật (đặc biệt ở vùng thắt lưng) khi đi ngủ.

Đối với bệnh viêm họng, ngoài dùng thuốc bạn nên súc họng liên tục bằng nước muối loãng. Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết. Để hiệu quả, trước tiên bạn cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Sau đó súc họng khoảng 3-4 lần nữa với nước muối. 3 tiếng súc họng 1 lần, quan trọng nhất là trước và sau khi ngủ.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl