Những điều cần biết khi đi khám thận


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Khám thận là lựa chọn của rất nhiều người nhằm xác định các vấn đề về bộ phận này. Tuyển chọn câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích trước khi thực hiện nó.

Kiểm tra các bệnh lý ở thận cần làm xét nghiệm gì?


Câu hỏi bởi: Thanh Nhã

Chào bác sĩ.

Cho em hỏi, muốn kiểm tra các bệnh lý mạch máu ở thận, bệnh ở cơ quan nội tiết, các tổn thương về thận… em phải làm các loại xét nghiệm nào?

Cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn.

Để đánh giá tổn thương thận có khá nhiều xét nghiệm: tổng phân tích nước tiểu 10 thông số, cặn lắng nước tiểu, soi nước tiểu xem hình dạng hồng cầu bạch cầu trụ, siêu âm bụng tổng quát, Urê, Creatinine… Tùy vào triệu chứng lâm sàng và sự bất thường của các xét nghiệm cơ bản nếu có bạn sẽ được đề nghị để xét nghiệm thêm những xét nghiệm chuyên sâu khác.

Cơ thể người có nhiều cơ quan nội tiết như: tuyến giáp, tuyến yên, tuyến thượng thận… Tôi không rõ tại sao bạn lại muốn kiểm tra những cơ quan trên, vì xét nghiệm khá đắt tiền thường không làm đại trà mà phải dựa vào những dấu hiệu gợi ý có tổn thương cơ quan nào sẽ được làm xét nghiệm kiểm tra cơ quan đó.

Theo tôi, bạn có thể tới khám Nội tổng quát, nếu có bất thường về vấn đề nội tiết hoặc thận mà bác sĩ Nội tổng quát không thể giải quyết được, bác sĩ sẽ giới thiệu tới khám chuyên khoa phù hợp giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Chúc bạn luôn khỏe!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Đã chụp PET-CT để kiểm tra ung thư thận, có nên chụp lại lần nữa không?


Câu hỏi bởi: Phi Hùng

Chào bác sĩ.

Tôi bị ung thư thận, đã phẫu thuật cắt bỏ, sau 3 tháng chụp PET-CT không thấy ung thư. 3 tháng sau kiểm tra siêu âm và cắt lớp lại thấy tái phát khối u kích thước 25x 23mm ở hố thận. Tôi có nên chụp PET-CT nữa không? Hướng điều trị tiếp thế nào, mong được bác sĩ tư vấn giúp.

Xin chân thành cảm ơn.

Chào bạn Hùng.

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là những kỹ thuật có xâm lấn đều phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, bạn cần tái khám chuyên khoa Ung bướu đang điều trị cho bạn để xem xét chỉ định làm PET CT, đồng thời làm thêm các xét nghiệm khác có liên quan. Khi có kết luận rõ ràng thì mới có hướng điều trị tiếp theo, bạn nhé.

Chúc bạn nhiều sức khỏe.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Xét nghiệm suy thận như thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Để xác định chính xác có bị suy thận hay không cần làm những xét nghiệm gì? Và kết quả của những xét nghiệm đó như thế nào thì được cho là bình thường ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Có một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh thường dùng trong chẩn đoán suy thận bạn nên biết:

1. Các xét nghiệm nước tiểu:

Phân tích nước tiểu: Phân tích nước tiểu cung cấp sự hiểu biết sâu sắc về chức năng thận. Bước đầu tiên trong xét nghiệm nước tiểu là làm một xét nghiệm dùng que thử nước tiểu. Que thử nước tiểu có phản ứng hóa học để kiểm tra nước tiểu về sự hiện diện khác biệt của các thành phần bình thường và bất thường bao gồm cả protein. Sau đó, nước tiểu được khảo sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào hồng cầu và bạch cầu, và sự hiện diện của các phôi và các tinh thể (chất rắn). Chỉ số lượng tối thiểu của Albumin (protein) hiện diện trong nước tiểu bình thường. Một kết quả dương tính trên que thử nước tiểu về protein là sự bất thường. Nhạy bén hơn que thử nước tiểu về protein là sự ước tính trong phòng xét nghiệm về chất Albumin (protein) và chất Creatinin trong nước tiểu. Tỷ lệ Albumin (protein) và Creatinin trong nước tiểu cung cấp một ước lượng tốt về chất Albumin (protein) được bài tiết mỗi ngày.

Xét nghiệm nước tiểu trong 24 giờ: Xét nghiệm này đòi hỏi bạn phải thu thập tất cả các nước tiểu của bạn trong 24 giờ liên tục. Nước tiểu có thể sẽ được phân tích về protein và chất thải (urê, nitơ, và creatinin). Sự hiện diện của chất đạm trong nước tiểu cho thấy sự tổn thương thận. Số lượng creatinin và urê được bài tiết trong nước tiểu có thể được dùng để tính toán mức độ chức năng thận và tỷ lệ lọc cầu thận (GFR).

Tỷ lệ lọc cầu thận: Tỷ lệ lọc cầu thận (GFR) là một giá trị trung bình tiêu chuẩn thể hiện chức năng chung của thận. Khi bệnh thận phát triển, tỷ lệ lọc cầu thận giảm nhanh. Tỷ lệ lọc cầu thận bình thường là khoảng 100-140 ml/phút ở đàn ông và 85-115 ml/phút ở phụ nữ. Nó giảm trong hầu hết những người có tuổi. Tỷ lệ lọc cầu thận có thể tính toán từ số lượng các sản phẩm chất thải trong nước tiểu 24 giờ hoặc bằng cách sử dụng các dấu hiệu đặc biệt qua tĩnh mạch. Bệnh nhân được chia thành 5 giai đoạn của bệnh thận mãn tính dựa trên tỷ lệ lọc cầu thận của họ.

2. Các xét nghiệm máu:

Creatinine và urê trong máu: Lượng Nitơ urê trong máu (Blood urea nitrogen = BUN) và Creatinine trong huyết thanh là những xét nghiệm máu thường sử dụng nhất để quan sát và theo dõi bệnh thận. Mức độ các chất này tăng trong máu khi chức năng thận trở nên xấu đi. Ước tính tỷ lệ lọc cầu thận: Nhân viên phòng xét nghiệm hoặc bác sĩ của bạn có thể tính ra một số lượng ước đoán về tỷ lệ lọc cầu thận bằng cách sử dụng thông tin từ hoạt động máu của bạn. Thật là quan trọng để thấy được một con số ước đoán về tỷ lệ lọc cầu thận của bạn và giai đoạn của bệnh thận mãn tính. Bác sĩ của bạn sẽ dựa vào giai đoạn bệnh thận của bạn để cho lời khuyên cần những xét nghiệm bổ sung nào và gợi ý về sự chăm sóc ra sao. Mức điện phân và sự cân bằng: Rối loạn chức năng thận gây ra sự mất cân bằng trong điện giải, đặc biệt là kali, phospho, và canxi. Kali máu cao (Hyperkalemia) là một mối quan tâm đặc biệt. Sự cân bằng Axít-bazơ trong máu thường cũng bị phá vỡ theo. Sự giảm sản xuất về các dạng hoạt động của vitamin D có thể gây ra mức canxi máu thấp. Sự mất khả năng bài tiết/đào thải photpho do suy thận thường gây ra mức photpho máu tăng. Nồng độ hormone của tinh hoàn hay buồng trứng cũng có thể là bất thường. Đếm tế bào máu: Bởi vì bệnh thận gây gián đoạn sự sản xuất tế bào máu và rút ngắn vòng đời của các hồng cầu, đếm số lượng hồng cầu và Hemoglobin có thể thấp (thiếu máu). Một số bệnh nhân cũng có thể bị thiếu sắt do mất máu trong hệ tiêu hóa của họ. Những thiếu hụt dinh dưỡng khác cũng có thể làm giảm việc sản sinh tế bào hồng cầu.

3. Một số xét nghiệm khác:

Siêu âm: Siêu âm thường được sử dụng trong chẩn đoán bệnh thận. Siêu âm là 1 loại xét nghiệm không xâm lấn. Nói chung, thận bị thu nhỏ kích thước ở bệnh thận mãn tính, mặc dù thận có thể là bình thường hoặc thậm chí có kích thước lớn trong các tình huống gây ra bởi người lớn mắc bệnh thận đa nang, thận tiểu đường, và thoái hóa protein dạng tinh bột. Siêu âm cũng có thể được dùng để chẩn đoán sự hiện diện của tắc nghẽn đường tiết niệu, sỏi thận và cũng để đánh giá lưu lượng máu vào thận.

Sinh thiết: Một mẫu của mô thận (sinh thiết) đôi khi được yêu cầu trong tình huống mà lí do gây ra các bệnh thận không rõ ràng. Thông thường, sinh thiết có thể được thu thập với sự gây tê tại chỗ để chỉ đưa kim qua da vào thận. Việc này thường được thực hiện như một tiến trình cho bệnh nhân ngoại trú, mặc dù một số cơ sở có thể yêu cầu bệnh nhân ở lại bệnh viện qua đêm.

Chúc bạn sức khỏe!

Xét nghiệm kết quả là pro trong nước tiểu là 30++, hồng cầu 0-1 là gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Gia đình em thấy mặt em hơi bị phù liền kêu em đi khám thận. Lần khám sau khi xét nghiệm kết quả là pro trong nước tiểu là 30++, hồng cầu 0-1, bác sĩ chuẩn đoán viêm cầu thận câp. Cho thuốc uồng 1 flotral 10mg/ngày, 2 ma trận/ngày và 1 viên thuốc huyết áp. Lần tái khám xét nghiệm thấy pro 100++, hồng cầu 1-2, bác sĩ cũng cho đơn giống vậy và chỉ thêm 3 viên kháng sinh/ngày trong 2 tuần. Thưa bác sĩ, bệnh em diễn biến như thế nào. Bệnh em có nặng không, nếu lâu ngày không hết sẽ chuyển sang bệnh gì? Và cho em biết bệnh thận hư và bệnh suy thận khác nhau như thế nào.

Cảm ơn.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn.

Hội chứng viêm cầu thận cấp là triệu chứng lâm sàng của một thương tổn viêm cấp của những cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp. Trường hợp của bạn có phù, tăng huyết áp, có protein niệu và có đái máu. Như vậy là bạn đã bị viêm cầu thận nhưng lí do có phải do nhiễm liên cầu hay không thì với các thông tin như vậy chưa đầy đủ. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Thận để được giải đáp và chữa trị.

Còn về hội chứng thận hư là hội chứng sinh hóa lâm sàng bao gồm những dấu hiệu và biểu hiện:

Nước tiểu có protein (trên 3.5 grams/ngày) Giảm protein trong máu Tăng cholesterol máu Phù (edema) Nước tiểu còn có chứa mỡ có thể thấy được dưới kính hiển vi.

Hội chứng thận hư có thể gây nên suy thận mãn. Suy thận mãn là hậu quả của các bệnh thậnmãn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giàm xuống dưới 50% (60ml/phút) so với mức bình thường (120ml/phút) thì được xem là có suy thận mãn.

Suy thận cấp tính là sự mất đột ngột khả năng thực hiện các chức năng chính của thận, nhằm loại bỏ nước và các muối – điện giải thừa cũng như chất thải từ máu. Khi thận bị mất khả năng lọc, sẽ gây các mức độ nguy hiểm do chất lỏng, chất điện giải và chất thải tích tụ trong cơ thể. Suy thận cấp tính, còn gọi là tổn thương thận cấp tính, phát triển nhanh chóng trong một vài giờ hoặc vài ngày. suy thận cấp tính thường gặp nhất ở những người đã nhập viện, những người cần chăm sóc đặc biệt. Suy thận cấp tính có thể gây tử vong và đòi hỏi phải chữa trị chuyên sâu.

Trên đây là một số vấn đề mà bạn hỏi. Bệnh của bạn cần phải được theo dõi và chữa trị triệt để, để đề phòng suy thận.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl