Hỏi Bác Sĩ -
Stress hay còn gọi một cách dễ hiểu là căng thẳng. Tình trạng căng thẳng rất dễ gặp phải khi bạn không vững vàng về tâm lí, gặp phải những điều không như ý trong cuộc sống. Stress khác với động kinh như thế nào? Hãy cùng đọc các lý giải dưới đây để hiểu rõ về 2 bệnh này.
Bị ngất, lên cơn co giật, không biết gì, mắt trợn, môi cắn chặt là do động kinh hay stress?
Câu hỏi bởi: Phoneme
Xin chào bác sĩ!
Cháu năm nay 38 tuổi làm nghề máy tính, đã có chồng và 2 con, cháu sinh thường. Cách đây 8 tháng lúc đang đi làm cháu hét lên 1 tiếng sau đó ngã ra bị lên cơn co giật không biết gì mắt trợn, môi cắn chặt được mọi người đưa đi cấp cứu. Sau đó 5 tháng cháu lại bị 1 lần nữa nghe mọi người bảo biểu hiện giống lần trước. Và mới hôm nay khi đang ở nhà cháu lại bị ngất 1 lần nữa nhưng không biết có co giật không vì không có ai biết nhưng đầu bị chấn thương nghi do va đập. Cháu có đi khám Bệnh viện Tâm thần từ lúc đó đến nay, đo điện não bác sĩ bảo không có sóng động kinh. Cứ 15 ngày cháu đi bệnh viện khám 1 lần, bác sĩ đổi thuốc liên tục nhưng sao cháu vẫn bị tiếp lần 3 này. Thời gian cháu bị lần đầu tiên là lúc gia đình bắt đầu bị khủng hoảng, phải lo lắng trả lời điện thoại liên tục tinh thần bị áp lực. Bác sĩ cho cháu hỏi bệnh cháu có phải là động kinh hay do bị stress mà lên bệnh như vậy? Giờ cháu phải chữa như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Theo mô tả của cháu thì rất có thể là cháu bị lên cơn động kinh kiểu cơn lớn. Động kinh có thể tìm thấy lí do hoặc không tìm thấy lí do gây lên cơn động kinh. Động kinh có thể làm điện não thấy sóng động kinh hoặc không có sóng động kinh. Khoảng 20% số bệnh nhân có cơn động kinh rất điển hình nhưng ghi điện não không có sóng động kinh. Tuy vậy vẫn cho phép chẩn đoán là động kinh và chỉ định cho chữa trị thuốc chống động kinh.
Về nguyên tắc chữa trị động kinh là chọn đúng thuốc phù hợp với thể động kinh, liều lượng uống tính theo mg/cân năng cơ thể, sau đó chỉnh liều tăng hoặc giảm, sao cho đạt tới liều thích hợp để cắt cơn ở người bệnh. Có thể kết hợp 2-3 loại thuốc nếu cần thiết. Không được thay thuốc, hoặc ngừng thuốc đột ngột sẽ làm cơn động lên mau hơn hoặc chuyển thành động kinh liên tục rất nguy hiểm.
Cháu ở tỉnh nào? Bệnh của cháu có thể chữa trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh hoặc tại khoa Thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Cháu đã lên cơn co giật cả tay chân, mắt trợn và trong cơn mất ý thức và cháu đã lên cơn lần thứ 3 rồi, các cơn đều giống nhau. Như vậy là cháu đã đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là động kinh, mặc dù ghi điện não không có sóng động kinh. Bệnh của cháu là động kinh cơn lớn rất rõ ràng rồi, cháu hãy tích cực chữa trị làm sao không lên một cơn nào nữa trong vòng 2,5 – 3 năm. Khi đó bác sĩ mới hạ liều dần và cho ngừng chữa trị, tuy vậy vẫn phải theo dõi nếu chỉ cần tái phát 1 cơn thì lại phải chữa trị lại ngay như mới bị lần đầu tiên.
Chúc cháu nhanh ổn định bệnh!
Bị rối loạn thần kinh thực vật do gặp sang chấn về tinh thần và stress kéo dài, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: hà phương
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 20 tuổi, bị rối loạn thần kinh thực vật do gặp sang chấn về tinh thần và stress kéo dài. Hiện nay cháu có tình trạng bị run tay nhưng chỉ khi nào cháu tập trung làm việc thì mới triệu chứng rõ ràng. Cho cháu hỏi là bệnh này có chữa khỏi được không vì cháu đang theo học ngành Y?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn.
Rối loạn thần kinh thực vật tức là rối loạn về thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Tùy vào hệ giao cảm bị rối loạn mà có những biểu hiện khác nhau. Thông thường các biểu hiện thường gặp trong rối loạn hệ thần kinh thực vật là có những cơn tim đập nhanh, bốc nóng ở mặt, vã mồ hôi ở lòng bàn chân, bàn tay, run; nặng hơn có thể tức ngực, khó thở…
Điều trị rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:
Nội khoa: Dùng các thuốc canxi, sinh tố nhóm B (đặc biệt B6), acid glutamic, an thần… Có thể châm cứu kết hợp lý liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh, tập thể dục; tránh căng thẳng.
Ngoại khoa có khi phải đặt ra nếu rối loạn thần kinh thực vật mà hiện tượng tăng tiết mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay do trạng thái cường chức năng giao cảm, làm tác động đến sinh hoạt, lao động…
Tuy nhiên, thần kinh thực vật là một hệ thống tuần thể nên việc điều chỉnh hoạt động của cả cơ thể mình mới là điều quan trọng nhất. Vì vậy, việc luyện tập yoga hay dưỡng sinh, ngồi thiền… đều rất cần thiết.
Bạn có thể luyện tập đi bộ 1 ngày ít nhất 1 tiếng đồng hồ, những bước chân vô thức sẽ ảnh hưởng rất tốt và điều chỉnh lại hệ thần kinh thực vật. Khoảng 1 thời gian bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt nhưng muốn lấy lại cảm giác thì phải tập liên tục trong 6 tháng. Điểm mấu chốt là bạn luôn cần có tâm lý thoải mái, yên tĩnh, không căng thẳng để giải tỏa những áp lực. Ngoài ra luyện hít thở sâu cũng rất tốt cho tình huống của bạn.
Bạn nên đi khám chuyên khoa để được các chuyên gia giải đáp cụ thể hơn nhé.
Chúc bạn sống khỏe!
Stress có làm giảm trí nhớ, thui chột tư duy không?
Câu hỏi bởi: hoang nguyen
Chào bác sĩ.
Cháu vừa trải qua 1 đợt căng thẳng và có lên mạng tra tìm tin về stress thì lại càng lo sợ hơn. Bác có thể cho cháu biết bị stress như thế nào là stress kéo dài không ạ? Như cháu khi giao tiếp,ở đám đông thì rất bình thường, nhưng khi ở 1 mình cháu lại hay nghĩ những vấn đề khiến mình căng thẳng và cháu cũng không biết được cháu suy nghĩ mà cảm thấy như thế nào là căng thẳng nữa? Cháu thấy trên mạng nói bị như thế làm giảm trí nhớ, thui chột tư duy của cháu phải không ạ? Đó là chỉ khi bị stress thôi hay nó sẽ để lại hậu quả lâu dài cho cháu ạ. Mong bác sĩ giải đáp giúp.
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Căng thẳng tâm lý sinh ra stress, nhưng không phải ai căng thẳng cũng bị stress. Bởi vì mỗi người có cơ địa khác nhau, mỗi người có loại hình thần kinh khác nhau và mỗi người có khả năng chống đỡ với bệnh tật cũng rất khác nhau. Cháu vừa trải qua một đợt căng thẳng, nhưng cháu có bị stress không mà cháu lo sợ? Nếu cháu quá lo sợ lại càng làm thần kinh căng thẳng và đó lại tạo điều kiện thuận lợi để stress phát sinh.
Cháu muốn tìm hiểu về stress, vậy bác nói sơ bộ về stress để cháu rõ. Stress là phản ứng của cơ thể triệu chứng bằng các biểu hiện bệnh lý cơ thể trước những sang chấn tâm lý, áp lực hay một ảnh hưởng nào đó có nguy cơ đến tổn hại con người về cả thể chất và tinh thần.
Các biểu hiện biểu hiệu đó là:
Về cảm xúc:
Cảm gác lo lắng, căng thẳng, khó chịu.
Luôn thấy buồn chán.
Tự ti, cảm giác không xứng đáng.
Về hành vi:
Dễ cáu bẩn vô cớ.
Ăn kém, không ngon miệng.
Rối loạn giấc ngủ.
Mất tập trung chú ý.
Suy giảm trí nhớ.
Thiếu tự tin trong quyết định.
Đau đầu.
Đau mỏi cơ xương khớp..
Ra nhiều mồ hôi.
Chóng mặt.
Tức ngực, khó thở.
Giảm dục năng.
Dị cảm như tê bì, ngứa.
Khô miệng.
Một người bị stress có thể bị một số biểu hiện như trên, khi chữa trị khỏi hết stress thì các biểu hiện đó sẽ hết đi chứ không phải bị stress là các biểu hiện đó sẽ mãi mãi theo suốt cuộc đời.
Chúc cháu bình tâm và luôn mạnh khoẻ.
Đau đầu, mệt mỏi, sốt nhẹ ở bệnh nhân động kinh
Câu hỏi bởi: dangkhoa
Cháu xin chào các bác sĩ.
Cháu tên Khoa, năm nay cháu 28 tuổi. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu có tiểu sử về bệnh động kinh và cháu đã ngưng thuốc tây từ tháng 10 năm ngoái và hiện tại đang chữa trị bằng thuốc nam. Cơn động kinh cuối cùng của cháu vào khoảng tháng 10 năm ngoái và từ đó tới giờ cháu chưa bị lên cơn lần nào nữa. Mấy hôm nay cháu có triệu chứng người mệt mỏi, đau đầu, người hơi sốt nhẹ, nhịp tim đập nhanh và có cảm giác hồi hộp, 1 bên tai chaú bị ù từ sau khi cháu lên cơn. Cháu mới đi khám trên bệnh viện Hòa Hảo thì bác sĩ cho cháu đi xét nghiệm máu và điện tim, huyết áp lần đầu tiên là 150 và lần 2 là 130/77. Vậy kính mong bác sĩ giải đáp dùm cháu bị làm sao và chữa trị như thế nào?
Cháu xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào cháu.
Mặc dù cháu đã không còn triệu chứng của bệnh từ tháng 9 năm ngoái nhưng theo hướng dẫn chữa trị thì bệnh động kinh cần có thời gian hết cơn kéo dài phải từ 2-3 năm và những tiêu chuẩn khác về điện não đồ và về điều kiện sống của bệnh nhân đủ an toàn thì mới được ngừng thuốc chữa trị. Hiện tại, chưa có phương pháp y học cổ truyền nào được chứng minh là kiểm soát được cơn động kinh. Không rõ cháu ngừng thuốc chữa trị có phải do chỉ định của bác sĩ hay cháu tự ý ngừng thuốc. Trong việc chữa trị động kinh có những tình huống phải uống thuốc kéo dài, có khi là suốt đời. Căn cứ vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ có chỉ định chữa trị khác nhau. Trong khi đó một trong những lí do gây ra động kinh là do các bệnh ở não. Việc cháu ngừng chữa trị khi thời gian hết cơn chưa lâu như vậy cũng có thể tác động đến tình trạng bệnh hiện tại. Do vậy cháu nên đi khám lại để được bác sĩ thăm khám và cho hướng chữa trị cụ thể.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Cách điều trị bệnh động kinh
Câu hỏi bởi: Vyvy
Chào bác sĩ.
Cháu là nữ, năm nay 19 tuổi. Năm 3-4 tuổi, cháu bị ngã từ độ cao 5m đập đầu xuống đất nằm bất động nhưng lúc sau lại tỉnh và không sao. Sau đó 1 năm thì cháu bị sốt cao. Cháu không biết đây có phải là nguyên nhân gây nên bệnh động kinh không vì sau đó cháu bị bệnh động kinh. Năm 7 tuổi, cháu đi khám và điện não đồ thì bác sĩ nói là bị động kinh nhẹ. Có dùng thuốc trong gần 1 năm nhưng không hết. Từ đó cháu cũng không đi khám hay dùng thuốc bác sĩ kê đơn nữa mà thỉnh thoảng mua những loại thuốc bổ não ở ngoài uống. Triệu chứng khi phát bệnh của cháu là mắt trợn ngược nhưng đứng hoặc ngồi yên, miệng lẩn bẩm và tay có thể làm vài hành động không kiểm soát, mất khả năng nhận thức khoảng 5 đến 10 giây. Ngày nào sức khoẻ tốt thì bị như thế 2-3 lần. Còn ngày yếu hay thay đổi thời tiết thì có thể bị liên tục cách nhau khoảng 10-20 phút, có thể ngay cả lúc ngủ. Cháu cũng hay bị đau đầu nên thường dùng Panadol hoặc Hapacol. Bác sĩ có thể tư vẫn cho cháu cách điều trị không? Và cháu muốn biết chi phí điều trị gồm tiền thuốc và điện não đồ khoảng bao nhiêu không vì nhà cháu khá khó khăn? Hiện tại cháu đang học đại học và rất tự ti về bệnh của mình. Mong bác sĩ giúp cháu.
Cháu cảm ơn nhiều ạ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu.
Động kinh có nhiều thể bệnh khác nhau (có nhiều loại cơn động kinh khác nhau). Động kinh cơn lớn là loại cơn xảy ra đột ngột, đột nhiên bệnh nhân ngã lăn ra đất rồi lên con co gật tay chân, mắt trợn, sùi bọt mép, trong cơn mất ý thức tức là người bệnh không biết gì hết. Động kinh cơn lớn một cơn kéo dài khoảng 5-10 phút. Động kinh cơn nhỏ, trong đó có nhiều loại cơn nhỏ khác nhau (cơn vắng, cơn mất trương lực, cơn giật nhóm cơ…).
Động kinh cơn nhỏ loại cơn vắng biểu hiện đột nhiên xuất hiện cơn, người bệnh ngồi ngây người, mắt nhìn thẳng như đang đăm chiêu suy nghĩ, ngừng các động tác đang làm, sau 5-10 giây bệnh nhân như sực tỉnh lại và lại tiếp tục động tác mình đang làm dở. Cơn vắng trong cơn cũng mất ý thức tức là bệnh nhân không biết gì khi lên cơn.
Theo mô tả của cháu thì bác nghĩ cháu bị động kinh thuộc thể cơn bé và là cơn vắng. Về nguyên nhân của động kinh có thể biết nguyên nhân hoặc không biết. Với cháu bác cho rằng nguyên nhân mà cháu đã kể có thể do lần 4 tuổi cháu bị ngã cao 5m có ngất. Nhưng dù biết hoặc không biết nguyên nhân thì cháu phải chữa trị bệnh hết sức kiên trì, đó là chọn thuốc phù hợp với thể động kinh mà cháu mắc phải. Thông thường thể động kinh cơn vắng phải dùng thuốc chống động kinh loại Depakin 200mg hoặc loại 500mg. Uống liên tục 3 năm liền không lên một cơn nào đồng thời theo dõi sóng động kinh qua điện não đồ, thấy ổn định tốt bác sĩ sẽ giảm thuốc dần và cho ngừng chữa trị. Nếu quá trình chữa trị có tái cơn thì phải chữa trị lại theo quy trình từ đầu. Trong quá trình chữa trị mỗi tháng phải khám định kỳ 1 lần để bác sĩ chỉnh lại liều thuốc cho phù hợp và 6 tháng kiểm tra điện não 1 lần.
Sao cháu lại bỏ chữa trị, cháu phải tích cực dùng thuốc đúng theo phác đồ thì mới khỏi bệnh được và cháu mới học đại học được chứ. Chi phí cho chữa trị cũng không đắt lắm, một lần làm điện não đồ khoảng 50 ngàn đồng, tiền thuốc khoảng dưới 10 ngàn đồng/ngày. Hiện nay ngành Tâm thần có dự án phòng chống động kinh và trầm cảm trên phạm vi cả nước, người bệnh được điều trị miễn phí, cháu liên hệ với Bệnh viện Tâm thần nơi cháu cư trú hay ở tỉnh nơi cháu sinh ra thử xem để xin chữa trị miễn phí. Bác nghĩ là cháu phải chữa trị bệnh ổn định thì mới học đại học được.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Stress hay còn gọi một cách dễ hiểu là căng thẳng. Tình trạng căng thẳng rất dễ gặp phải khi bạn không vững vàng về tâm lí, gặp phải những điều không như ý trong cuộc sống. Stress khác với động kinh như thế nào? Hãy cùng đọc các lý giải dưới đây để hiểu rõ về 2 bệnh này.
Bị ngất, lên cơn co giật, không biết gì, mắt trợn, môi cắn chặt là do động kinh hay stress?
Câu hỏi bởi: Phoneme
Xin chào bác sĩ!
Cháu năm nay 38 tuổi làm nghề máy tính, đã có chồng và 2 con, cháu sinh thường. Cách đây 8 tháng lúc đang đi làm cháu hét lên 1 tiếng sau đó ngã ra bị lên cơn co giật không biết gì mắt trợn, môi cắn chặt được mọi người đưa đi cấp cứu. Sau đó 5 tháng cháu lại bị 1 lần nữa nghe mọi người bảo biểu hiện giống lần trước. Và mới hôm nay khi đang ở nhà cháu lại bị ngất 1 lần nữa nhưng không biết có co giật không vì không có ai biết nhưng đầu bị chấn thương nghi do va đập. Cháu có đi khám Bệnh viện Tâm thần từ lúc đó đến nay, đo điện não bác sĩ bảo không có sóng động kinh. Cứ 15 ngày cháu đi bệnh viện khám 1 lần, bác sĩ đổi thuốc liên tục nhưng sao cháu vẫn bị tiếp lần 3 này. Thời gian cháu bị lần đầu tiên là lúc gia đình bắt đầu bị khủng hoảng, phải lo lắng trả lời điện thoại liên tục tinh thần bị áp lực. Bác sĩ cho cháu hỏi bệnh cháu có phải là động kinh hay do bị stress mà lên bệnh như vậy? Giờ cháu phải chữa như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Theo mô tả của cháu thì rất có thể là cháu bị lên cơn động kinh kiểu cơn lớn. Động kinh có thể tìm thấy lí do hoặc không tìm thấy lí do gây lên cơn động kinh. Động kinh có thể làm điện não thấy sóng động kinh hoặc không có sóng động kinh. Khoảng 20% số bệnh nhân có cơn động kinh rất điển hình nhưng ghi điện não không có sóng động kinh. Tuy vậy vẫn cho phép chẩn đoán là động kinh và chỉ định cho chữa trị thuốc chống động kinh.
Về nguyên tắc chữa trị động kinh là chọn đúng thuốc phù hợp với thể động kinh, liều lượng uống tính theo mg/cân năng cơ thể, sau đó chỉnh liều tăng hoặc giảm, sao cho đạt tới liều thích hợp để cắt cơn ở người bệnh. Có thể kết hợp 2-3 loại thuốc nếu cần thiết. Không được thay thuốc, hoặc ngừng thuốc đột ngột sẽ làm cơn động lên mau hơn hoặc chuyển thành động kinh liên tục rất nguy hiểm.
Cháu ở tỉnh nào? Bệnh của cháu có thể chữa trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh hoặc tại khoa Thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Cháu đã lên cơn co giật cả tay chân, mắt trợn và trong cơn mất ý thức và cháu đã lên cơn lần thứ 3 rồi, các cơn đều giống nhau. Như vậy là cháu đã đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là động kinh, mặc dù ghi điện não không có sóng động kinh. Bệnh của cháu là động kinh cơn lớn rất rõ ràng rồi, cháu hãy tích cực chữa trị làm sao không lên một cơn nào nữa trong vòng 2,5 – 3 năm. Khi đó bác sĩ mới hạ liều dần và cho ngừng chữa trị, tuy vậy vẫn phải theo dõi nếu chỉ cần tái phát 1 cơn thì lại phải chữa trị lại ngay như mới bị lần đầu tiên.
Chúc cháu nhanh ổn định bệnh!
Bị rối loạn thần kinh thực vật do gặp sang chấn về tinh thần và stress kéo dài, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: hà phương
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 20 tuổi, bị rối loạn thần kinh thực vật do gặp sang chấn về tinh thần và stress kéo dài. Hiện nay cháu có tình trạng bị run tay nhưng chỉ khi nào cháu tập trung làm việc thì mới triệu chứng rõ ràng. Cho cháu hỏi là bệnh này có chữa khỏi được không vì cháu đang theo học ngành Y?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn.
Rối loạn thần kinh thực vật tức là rối loạn về thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Tùy vào hệ giao cảm bị rối loạn mà có những biểu hiện khác nhau. Thông thường các biểu hiện thường gặp trong rối loạn hệ thần kinh thực vật là có những cơn tim đập nhanh, bốc nóng ở mặt, vã mồ hôi ở lòng bàn chân, bàn tay, run; nặng hơn có thể tức ngực, khó thở…
Điều trị rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:
Nội khoa: Dùng các thuốc canxi, sinh tố nhóm B (đặc biệt B6), acid glutamic, an thần… Có thể châm cứu kết hợp lý liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh, tập thể dục; tránh căng thẳng.
Ngoại khoa có khi phải đặt ra nếu rối loạn thần kinh thực vật mà hiện tượng tăng tiết mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay do trạng thái cường chức năng giao cảm, làm tác động đến sinh hoạt, lao động…
Tuy nhiên, thần kinh thực vật là một hệ thống tuần thể nên việc điều chỉnh hoạt động của cả cơ thể mình mới là điều quan trọng nhất. Vì vậy, việc luyện tập yoga hay dưỡng sinh, ngồi thiền… đều rất cần thiết.
Bạn có thể luyện tập đi bộ 1 ngày ít nhất 1 tiếng đồng hồ, những bước chân vô thức sẽ ảnh hưởng rất tốt và điều chỉnh lại hệ thần kinh thực vật. Khoảng 1 thời gian bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt nhưng muốn lấy lại cảm giác thì phải tập liên tục trong 6 tháng. Điểm mấu chốt là bạn luôn cần có tâm lý thoải mái, yên tĩnh, không căng thẳng để giải tỏa những áp lực. Ngoài ra luyện hít thở sâu cũng rất tốt cho tình huống của bạn.
Bạn nên đi khám chuyên khoa để được các chuyên gia giải đáp cụ thể hơn nhé.
Chúc bạn sống khỏe!
Stress có làm giảm trí nhớ, thui chột tư duy không?
Câu hỏi bởi: hoang nguyen
Chào bác sĩ.
Cháu vừa trải qua 1 đợt căng thẳng và có lên mạng tra tìm tin về stress thì lại càng lo sợ hơn. Bác có thể cho cháu biết bị stress như thế nào là stress kéo dài không ạ? Như cháu khi giao tiếp,ở đám đông thì rất bình thường, nhưng khi ở 1 mình cháu lại hay nghĩ những vấn đề khiến mình căng thẳng và cháu cũng không biết được cháu suy nghĩ mà cảm thấy như thế nào là căng thẳng nữa? Cháu thấy trên mạng nói bị như thế làm giảm trí nhớ, thui chột tư duy của cháu phải không ạ? Đó là chỉ khi bị stress thôi hay nó sẽ để lại hậu quả lâu dài cho cháu ạ. Mong bác sĩ giải đáp giúp.
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Căng thẳng tâm lý sinh ra stress, nhưng không phải ai căng thẳng cũng bị stress. Bởi vì mỗi người có cơ địa khác nhau, mỗi người có loại hình thần kinh khác nhau và mỗi người có khả năng chống đỡ với bệnh tật cũng rất khác nhau. Cháu vừa trải qua một đợt căng thẳng, nhưng cháu có bị stress không mà cháu lo sợ? Nếu cháu quá lo sợ lại càng làm thần kinh căng thẳng và đó lại tạo điều kiện thuận lợi để stress phát sinh.
Cháu muốn tìm hiểu về stress, vậy bác nói sơ bộ về stress để cháu rõ. Stress là phản ứng của cơ thể triệu chứng bằng các biểu hiện bệnh lý cơ thể trước những sang chấn tâm lý, áp lực hay một ảnh hưởng nào đó có nguy cơ đến tổn hại con người về cả thể chất và tinh thần.
Các biểu hiện biểu hiệu đó là:
Về cảm xúc:
Cảm gác lo lắng, căng thẳng, khó chịu.
Luôn thấy buồn chán.
Tự ti, cảm giác không xứng đáng.
Về hành vi:
Dễ cáu bẩn vô cớ.
Ăn kém, không ngon miệng.
Rối loạn giấc ngủ.
Mất tập trung chú ý.
Suy giảm trí nhớ.
Thiếu tự tin trong quyết định.
Đau đầu.
Đau mỏi cơ xương khớp..
Ra nhiều mồ hôi.
Chóng mặt.
Tức ngực, khó thở.
Giảm dục năng.
Dị cảm như tê bì, ngứa.
Khô miệng.
Một người bị stress có thể bị một số biểu hiện như trên, khi chữa trị khỏi hết stress thì các biểu hiện đó sẽ hết đi chứ không phải bị stress là các biểu hiện đó sẽ mãi mãi theo suốt cuộc đời.
Chúc cháu bình tâm và luôn mạnh khoẻ.
Đau đầu, mệt mỏi, sốt nhẹ ở bệnh nhân động kinh
Câu hỏi bởi: dangkhoa
Cháu xin chào các bác sĩ.
Cháu tên Khoa, năm nay cháu 28 tuổi. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu có tiểu sử về bệnh động kinh và cháu đã ngưng thuốc tây từ tháng 10 năm ngoái và hiện tại đang chữa trị bằng thuốc nam. Cơn động kinh cuối cùng của cháu vào khoảng tháng 10 năm ngoái và từ đó tới giờ cháu chưa bị lên cơn lần nào nữa. Mấy hôm nay cháu có triệu chứng người mệt mỏi, đau đầu, người hơi sốt nhẹ, nhịp tim đập nhanh và có cảm giác hồi hộp, 1 bên tai chaú bị ù từ sau khi cháu lên cơn. Cháu mới đi khám trên bệnh viện Hòa Hảo thì bác sĩ cho cháu đi xét nghiệm máu và điện tim, huyết áp lần đầu tiên là 150 và lần 2 là 130/77. Vậy kính mong bác sĩ giải đáp dùm cháu bị làm sao và chữa trị như thế nào?
Cháu xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào cháu.
Mặc dù cháu đã không còn triệu chứng của bệnh từ tháng 9 năm ngoái nhưng theo hướng dẫn chữa trị thì bệnh động kinh cần có thời gian hết cơn kéo dài phải từ 2-3 năm và những tiêu chuẩn khác về điện não đồ và về điều kiện sống của bệnh nhân đủ an toàn thì mới được ngừng thuốc chữa trị. Hiện tại, chưa có phương pháp y học cổ truyền nào được chứng minh là kiểm soát được cơn động kinh. Không rõ cháu ngừng thuốc chữa trị có phải do chỉ định của bác sĩ hay cháu tự ý ngừng thuốc. Trong việc chữa trị động kinh có những tình huống phải uống thuốc kéo dài, có khi là suốt đời. Căn cứ vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ có chỉ định chữa trị khác nhau. Trong khi đó một trong những lí do gây ra động kinh là do các bệnh ở não. Việc cháu ngừng chữa trị khi thời gian hết cơn chưa lâu như vậy cũng có thể tác động đến tình trạng bệnh hiện tại. Do vậy cháu nên đi khám lại để được bác sĩ thăm khám và cho hướng chữa trị cụ thể.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Cách điều trị bệnh động kinh
Câu hỏi bởi: Vyvy
Chào bác sĩ.
Cháu là nữ, năm nay 19 tuổi. Năm 3-4 tuổi, cháu bị ngã từ độ cao 5m đập đầu xuống đất nằm bất động nhưng lúc sau lại tỉnh và không sao. Sau đó 1 năm thì cháu bị sốt cao. Cháu không biết đây có phải là nguyên nhân gây nên bệnh động kinh không vì sau đó cháu bị bệnh động kinh. Năm 7 tuổi, cháu đi khám và điện não đồ thì bác sĩ nói là bị động kinh nhẹ. Có dùng thuốc trong gần 1 năm nhưng không hết. Từ đó cháu cũng không đi khám hay dùng thuốc bác sĩ kê đơn nữa mà thỉnh thoảng mua những loại thuốc bổ não ở ngoài uống. Triệu chứng khi phát bệnh của cháu là mắt trợn ngược nhưng đứng hoặc ngồi yên, miệng lẩn bẩm và tay có thể làm vài hành động không kiểm soát, mất khả năng nhận thức khoảng 5 đến 10 giây. Ngày nào sức khoẻ tốt thì bị như thế 2-3 lần. Còn ngày yếu hay thay đổi thời tiết thì có thể bị liên tục cách nhau khoảng 10-20 phút, có thể ngay cả lúc ngủ. Cháu cũng hay bị đau đầu nên thường dùng Panadol hoặc Hapacol. Bác sĩ có thể tư vẫn cho cháu cách điều trị không? Và cháu muốn biết chi phí điều trị gồm tiền thuốc và điện não đồ khoảng bao nhiêu không vì nhà cháu khá khó khăn? Hiện tại cháu đang học đại học và rất tự ti về bệnh của mình. Mong bác sĩ giúp cháu.
Cháu cảm ơn nhiều ạ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu.
Động kinh có nhiều thể bệnh khác nhau (có nhiều loại cơn động kinh khác nhau). Động kinh cơn lớn là loại cơn xảy ra đột ngột, đột nhiên bệnh nhân ngã lăn ra đất rồi lên con co gật tay chân, mắt trợn, sùi bọt mép, trong cơn mất ý thức tức là người bệnh không biết gì hết. Động kinh cơn lớn một cơn kéo dài khoảng 5-10 phút. Động kinh cơn nhỏ, trong đó có nhiều loại cơn nhỏ khác nhau (cơn vắng, cơn mất trương lực, cơn giật nhóm cơ…).
Động kinh cơn nhỏ loại cơn vắng biểu hiện đột nhiên xuất hiện cơn, người bệnh ngồi ngây người, mắt nhìn thẳng như đang đăm chiêu suy nghĩ, ngừng các động tác đang làm, sau 5-10 giây bệnh nhân như sực tỉnh lại và lại tiếp tục động tác mình đang làm dở. Cơn vắng trong cơn cũng mất ý thức tức là bệnh nhân không biết gì khi lên cơn.
Theo mô tả của cháu thì bác nghĩ cháu bị động kinh thuộc thể cơn bé và là cơn vắng. Về nguyên nhân của động kinh có thể biết nguyên nhân hoặc không biết. Với cháu bác cho rằng nguyên nhân mà cháu đã kể có thể do lần 4 tuổi cháu bị ngã cao 5m có ngất. Nhưng dù biết hoặc không biết nguyên nhân thì cháu phải chữa trị bệnh hết sức kiên trì, đó là chọn thuốc phù hợp với thể động kinh mà cháu mắc phải. Thông thường thể động kinh cơn vắng phải dùng thuốc chống động kinh loại Depakin 200mg hoặc loại 500mg. Uống liên tục 3 năm liền không lên một cơn nào đồng thời theo dõi sóng động kinh qua điện não đồ, thấy ổn định tốt bác sĩ sẽ giảm thuốc dần và cho ngừng chữa trị. Nếu quá trình chữa trị có tái cơn thì phải chữa trị lại theo quy trình từ đầu. Trong quá trình chữa trị mỗi tháng phải khám định kỳ 1 lần để bác sĩ chỉnh lại liều thuốc cho phù hợp và 6 tháng kiểm tra điện não 1 lần.
Sao cháu lại bỏ chữa trị, cháu phải tích cực dùng thuốc đúng theo phác đồ thì mới khỏi bệnh được và cháu mới học đại học được chứ. Chi phí cho chữa trị cũng không đắt lắm, một lần làm điện não đồ khoảng 50 ngàn đồng, tiền thuốc khoảng dưới 10 ngàn đồng/ngày. Hiện nay ngành Tâm thần có dự án phòng chống động kinh và trầm cảm trên phạm vi cả nước, người bệnh được điều trị miễn phí, cháu liên hệ với Bệnh viện Tâm thần nơi cháu cư trú hay ở tỉnh nơi cháu sinh ra thử xem để xin chữa trị miễn phí. Bác nghĩ là cháu phải chữa trị bệnh ổn định thì mới học đại học được.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Theo ViCare