Hỏi Bác Sĩ -
Khi dùng thuốc điều trị các vấn đề về tuyến giáp, bất kỳ ai cũng phải nắm vững một số lưu ý nhất định. Bài viết sau sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.
Đang uống thuốc tuyến giáp, có bổ sung Collagen được không?
Câu hỏi bởi: Phan Trang
Chào bác sĩ.
Năm nay em 37 tuổi, hiện tại em đang uống thuốc tuyến giáp, mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng. Em có uống được thuốc bổ sung Collagen vào buổi trưa và buổi tối không?
Em cảm ơn bác sĩ.
Chào em.
Collagen có nhiều loại, nếu mà loại chiết xuất từ tảo biển thường sẽ có hàm lượng iod cao, người có bệnh tuyến giáp không uống được. Em nên đem lọ Collagen em định dùng đến cho bác sĩ xem trong đợt tái khám để kiểm tra, nếu không có nhiều Iod thì em có thể uống được vào buổi trưa và chiều.
Thân ái!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Sử dụng thuốc hooc môn tuyến giáp
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ, tôi đã cắt toàn bộ tuyến giáp được 10 năm và uống thuốc thay thế hóc môn hàng ngày đầy đủ. Tuy nhiên gần đây tôi đi xét nghiệm máu, chỉ số TSH thấp hơn mức bình thường . Bác sỹ yêu cầu tôi ngừng thuốc. Như vậy đúng hay sai
Bác sĩ Phan Thị Ngọc Hà
CHào chị,
Để theo dõi đáp ứng điều trị hormon giáp thay thế dựa vào triệu chứng làm sàng cường giáp hay suy giáp và giá trị TSH, nếu chỉ số TSH của chị thấp kèm triệu chứng cường giáp thì có thể bác sĩ điều chỉnh giảm liều thuốc đang dùng cho chị.
Chúc chị sức khỏe!
Bướu tuyến giáp cần mổ hay uống thuốc?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi bị bệnh bướu tuyến giáp. Xin hỏi bác sĩ bệnh này có nguy hiểm không? Tôi cần phẫu thuật hay dùng thuốc thì bướu sẽ tan?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Tuyến giáp là một tuyến có hình con bướm nằm ở đáy cổ, ngay dưới yết hầu. Tuyến giáp sản sinh hai hormon chính là Thyroxin và Triiodothyronin, lưu thông trong máu và giúp điều chỉnh sự trao đổi chất, giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể, tác động đến nhịp tim và giúp điều chỉnh việc sản xuất các protein.
“Bướu tuyến giáp” chỉ triệu chứng chứ không phải một bệnh cụ thể. Đó là hiện tượng to ra của tuyến giáp do nhiều lí do. Tuyến giáp có thể to trong các tình huống:
Thiếu iốt.
Bệnh Basedow (cường tuyến giáp): Hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra các kháng thể tấn công tuyến giáp của chính mình, khiến tuyến to ra, tiết nhiều hormon Thyroxin.
Bệnh Hashimoto (suy giáp trạng) cũng là một rối loạn tự miễn dịch, nhưng lại làm tuyến giáp sản sinh quá ít hormon, khiến tuyến yên sản xuất thêm nhiều hormon kích thích tuyến giáp làm cho tuyến giáp to ra.
Bướu đa nhân tuyến giáp.
Bướu đơn nhân tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp.
Mang thai: Hormon hCG do nhau thai tiết ra trong quá trình mang thai có thể làm tuyến giáp to thêm chút ít.
Viêm tuyến giáp gây đau và sưng tuyến giáp.
Tùy thuộc vào từng lí do mà có phác đồ chữa trị riêng, có thể chữa trị nội khoa hoặc ngoại khoa, hay phối hợp cả 2 phương pháp. Trong thư, bạn không cho biết cụ thể về tuổi, giới, tình trạng bướu tuyến giáp: bướu độ mấy, kết quả xét nghiệm hormon tuyến giáp (T3, T4) và hormon TSH… nên rất khó giải đáp cụ thể. Bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa Nội tiết để được chẩn đoán xác định bệnh, từ đó có hướng xử trí cụ thể.
Chúc bạn mau khỏi!
Sử dụng đồng thời thuốc đau dạ dày và thuốc trị bướu tuyến giáp không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Hiện tại tôi đang dùng kết hợp đơn thuốc trị dạ dày: Regulacid 40mg, Gastropulgite Sac 3g, Ry-lpin 80mg, Silgran 100mg, Ultara 150mg, Vasomin 1000mg và đơn thuốc trị bướu tuyến giáp: Brosafe, Hepa-world, Dinpocef-200, Berlthyrox, Inbesa, bác sĩ cho tôi hỏi, uống thuốc như vậy có làm ảnh hưởng tác dụng của thuốc không?
Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trong các thuốc mà bạn dùng bên trên thì có gastropulgit là không thấy tác dụng phụ gì vì nó không được hấp thu vào máu. Tuy nhiên nó có thể làm giảm sự hấp thụ của các thuốc khác. Vì vậy, bạn nên uống nó trước ăn và uống sau các thuốc khác khoảng 2 giờ. Nhôm Hydroxide khan là một thành phần có trong gastropulgit sẽ có tươnng tác nếu uống cùng Berlthyrox, nên hai loại này càng phải uống xa nhau ra. Dinpocef-200 tương tác với Regulacid nên hai loại này cũng phải uống xa nhau ra. Thuốc Regulacid là một thuốc giảm tiết ức chế bơm proton bạn nên uống trước lúc đi ngủ để hạn chế tác dụng hấp thụ của các thuốc khác đặc biệt là, Dinpocef-200. Còn lại bạn nên uống theo đơn hướng dẫn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Các loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp là những thuốc nào?
Câu hỏi bởi: Tran Dat Minh
Thưa bác sĩ.
Tôi 34 tuổi, mới phát hiện bị suy giáp do uống thuốc điều trị rối loạn nhịp tim Amiodarone. Xin cho biết thông tin về các loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
Tôi xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Quá trình tổng hợp, bài tiết, vận chuyển trong máu và chuyển hóa của hormon tuyến giáp rất dễ bị tác động bởi sự tương tác giữa các loại thuốc. Do đó, rất nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tuyến giáp hoặc kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp, nhất là ở những người đã có bệnh tuyến giáp từ trước.
Những thuốc gây suy giáp:
Lithium (một loại thuốc chống trầm cảm) có thể gây cản trở quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp. Sử dụng lithium kéo dài có thể gây bướu giáp ở 50% số bệnh nhân, suy giáp tiềm tàng ở 20% và suy giáp thực sự ở 20% số người sử dụng.
Các loại thuốc có chứa iốt (thuốc cản quang dùng trong chụp mạch, chụp cắt lớp) có thể gây suy giáp thoáng qua ở những người có tuyến giáp bình thường. Nhưng ở những người có viêm tuyến giáp tự miễn, đang điều trị iốt phóng xạ, sau cắt bán phần tuyến giáp hoặc có các bệnh lý khác ở tuyến giáp …có thể gây ra suy giáp kéo dài.
Amiodarone, một loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, có thể gây ra cả cường giáp và suy giáp nhưng tỷ lệ suy giáp cao hơn 2 – 4 lần. Những bệnh nhân bị suy giáp do Amiodarone nhưng vẫn bắt buộc phải dùng loại thuốc này cần được điều trị bổ sung hormon tuyến giáp.
Interferon dùng trong điều trị viêm gan, bệnh xơ cứng rải rác và một số bệnh ác tính cũng có thể gây ra suy giáp mức độ nhẹ ở khoảng 4% số người sử dụng.
Một số loại thuốc như Aminoglutethimide, Tolbutamide và Sulfonamide cũng có thể gây suy giáp trong trường hợp dùng kéo dài.
Những thuốc gây cường giáp:
Iốt và các thuốc có chứa iốt cũng có thể gây cường giáp ở bệnh nhân có chức năng tuyến giáp bình thường nhưng có bất thường về cấu trúc (bướu giáp đa nhân hoặc u lành tính tuyến giáp). Cường giáp ở những bệnh nhân này có thể xuất hiện sau dùng thuốc 3 – 8 tuần và có thể kéo dài vài tháng sau khi ngừng thuốc.
Amiodarone cũng có thể gây viêm tuyến giáp cấp tính dẫn đến cường giáp trong một số trường hợp. Những trường hợp này nên ngưng sử dụng Amiodarone, phối hợp thêm các thuốc kháng giáp trạng và Corticosteroid.
Interferon cũng được ghi nhận gây cường giáp ở khoảng 2,3% số người sử dụng.
Chúc bạn sức khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Khi dùng thuốc điều trị các vấn đề về tuyến giáp, bất kỳ ai cũng phải nắm vững một số lưu ý nhất định. Bài viết sau sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.
Đang uống thuốc tuyến giáp, có bổ sung Collagen được không?
Câu hỏi bởi: Phan Trang
Chào bác sĩ.
Năm nay em 37 tuổi, hiện tại em đang uống thuốc tuyến giáp, mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng. Em có uống được thuốc bổ sung Collagen vào buổi trưa và buổi tối không?
Em cảm ơn bác sĩ.
Chào em.
Collagen có nhiều loại, nếu mà loại chiết xuất từ tảo biển thường sẽ có hàm lượng iod cao, người có bệnh tuyến giáp không uống được. Em nên đem lọ Collagen em định dùng đến cho bác sĩ xem trong đợt tái khám để kiểm tra, nếu không có nhiều Iod thì em có thể uống được vào buổi trưa và chiều.
Thân ái!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Sử dụng thuốc hooc môn tuyến giáp
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ, tôi đã cắt toàn bộ tuyến giáp được 10 năm và uống thuốc thay thế hóc môn hàng ngày đầy đủ. Tuy nhiên gần đây tôi đi xét nghiệm máu, chỉ số TSH thấp hơn mức bình thường . Bác sỹ yêu cầu tôi ngừng thuốc. Như vậy đúng hay sai
Bác sĩ Phan Thị Ngọc Hà
CHào chị,
Để theo dõi đáp ứng điều trị hormon giáp thay thế dựa vào triệu chứng làm sàng cường giáp hay suy giáp và giá trị TSH, nếu chỉ số TSH của chị thấp kèm triệu chứng cường giáp thì có thể bác sĩ điều chỉnh giảm liều thuốc đang dùng cho chị.
Chúc chị sức khỏe!
Bướu tuyến giáp cần mổ hay uống thuốc?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi bị bệnh bướu tuyến giáp. Xin hỏi bác sĩ bệnh này có nguy hiểm không? Tôi cần phẫu thuật hay dùng thuốc thì bướu sẽ tan?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Tuyến giáp là một tuyến có hình con bướm nằm ở đáy cổ, ngay dưới yết hầu. Tuyến giáp sản sinh hai hormon chính là Thyroxin và Triiodothyronin, lưu thông trong máu và giúp điều chỉnh sự trao đổi chất, giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể, tác động đến nhịp tim và giúp điều chỉnh việc sản xuất các protein.
“Bướu tuyến giáp” chỉ triệu chứng chứ không phải một bệnh cụ thể. Đó là hiện tượng to ra của tuyến giáp do nhiều lí do. Tuyến giáp có thể to trong các tình huống:
Thiếu iốt.
Bệnh Basedow (cường tuyến giáp): Hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra các kháng thể tấn công tuyến giáp của chính mình, khiến tuyến to ra, tiết nhiều hormon Thyroxin.
Bệnh Hashimoto (suy giáp trạng) cũng là một rối loạn tự miễn dịch, nhưng lại làm tuyến giáp sản sinh quá ít hormon, khiến tuyến yên sản xuất thêm nhiều hormon kích thích tuyến giáp làm cho tuyến giáp to ra.
Bướu đa nhân tuyến giáp.
Bướu đơn nhân tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp.
Mang thai: Hormon hCG do nhau thai tiết ra trong quá trình mang thai có thể làm tuyến giáp to thêm chút ít.
Viêm tuyến giáp gây đau và sưng tuyến giáp.
Tùy thuộc vào từng lí do mà có phác đồ chữa trị riêng, có thể chữa trị nội khoa hoặc ngoại khoa, hay phối hợp cả 2 phương pháp. Trong thư, bạn không cho biết cụ thể về tuổi, giới, tình trạng bướu tuyến giáp: bướu độ mấy, kết quả xét nghiệm hormon tuyến giáp (T3, T4) và hormon TSH… nên rất khó giải đáp cụ thể. Bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa Nội tiết để được chẩn đoán xác định bệnh, từ đó có hướng xử trí cụ thể.
Chúc bạn mau khỏi!
Sử dụng đồng thời thuốc đau dạ dày và thuốc trị bướu tuyến giáp không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Hiện tại tôi đang dùng kết hợp đơn thuốc trị dạ dày: Regulacid 40mg, Gastropulgite Sac 3g, Ry-lpin 80mg, Silgran 100mg, Ultara 150mg, Vasomin 1000mg và đơn thuốc trị bướu tuyến giáp: Brosafe, Hepa-world, Dinpocef-200, Berlthyrox, Inbesa, bác sĩ cho tôi hỏi, uống thuốc như vậy có làm ảnh hưởng tác dụng của thuốc không?
Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trong các thuốc mà bạn dùng bên trên thì có gastropulgit là không thấy tác dụng phụ gì vì nó không được hấp thu vào máu. Tuy nhiên nó có thể làm giảm sự hấp thụ của các thuốc khác. Vì vậy, bạn nên uống nó trước ăn và uống sau các thuốc khác khoảng 2 giờ. Nhôm Hydroxide khan là một thành phần có trong gastropulgit sẽ có tươnng tác nếu uống cùng Berlthyrox, nên hai loại này càng phải uống xa nhau ra. Dinpocef-200 tương tác với Regulacid nên hai loại này cũng phải uống xa nhau ra. Thuốc Regulacid là một thuốc giảm tiết ức chế bơm proton bạn nên uống trước lúc đi ngủ để hạn chế tác dụng hấp thụ của các thuốc khác đặc biệt là, Dinpocef-200. Còn lại bạn nên uống theo đơn hướng dẫn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Các loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp là những thuốc nào?
Câu hỏi bởi: Tran Dat Minh
Thưa bác sĩ.
Tôi 34 tuổi, mới phát hiện bị suy giáp do uống thuốc điều trị rối loạn nhịp tim Amiodarone. Xin cho biết thông tin về các loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
Tôi xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Quá trình tổng hợp, bài tiết, vận chuyển trong máu và chuyển hóa của hormon tuyến giáp rất dễ bị tác động bởi sự tương tác giữa các loại thuốc. Do đó, rất nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tuyến giáp hoặc kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp, nhất là ở những người đã có bệnh tuyến giáp từ trước.
Những thuốc gây suy giáp:
Lithium (một loại thuốc chống trầm cảm) có thể gây cản trở quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp. Sử dụng lithium kéo dài có thể gây bướu giáp ở 50% số bệnh nhân, suy giáp tiềm tàng ở 20% và suy giáp thực sự ở 20% số người sử dụng.
Các loại thuốc có chứa iốt (thuốc cản quang dùng trong chụp mạch, chụp cắt lớp) có thể gây suy giáp thoáng qua ở những người có tuyến giáp bình thường. Nhưng ở những người có viêm tuyến giáp tự miễn, đang điều trị iốt phóng xạ, sau cắt bán phần tuyến giáp hoặc có các bệnh lý khác ở tuyến giáp …có thể gây ra suy giáp kéo dài.
Amiodarone, một loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, có thể gây ra cả cường giáp và suy giáp nhưng tỷ lệ suy giáp cao hơn 2 – 4 lần. Những bệnh nhân bị suy giáp do Amiodarone nhưng vẫn bắt buộc phải dùng loại thuốc này cần được điều trị bổ sung hormon tuyến giáp.
Interferon dùng trong điều trị viêm gan, bệnh xơ cứng rải rác và một số bệnh ác tính cũng có thể gây ra suy giáp mức độ nhẹ ở khoảng 4% số người sử dụng.
Một số loại thuốc như Aminoglutethimide, Tolbutamide và Sulfonamide cũng có thể gây suy giáp trong trường hợp dùng kéo dài.
Những thuốc gây cường giáp:
Iốt và các thuốc có chứa iốt cũng có thể gây cường giáp ở bệnh nhân có chức năng tuyến giáp bình thường nhưng có bất thường về cấu trúc (bướu giáp đa nhân hoặc u lành tính tuyến giáp). Cường giáp ở những bệnh nhân này có thể xuất hiện sau dùng thuốc 3 – 8 tuần và có thể kéo dài vài tháng sau khi ngừng thuốc.
Amiodarone cũng có thể gây viêm tuyến giáp cấp tính dẫn đến cường giáp trong một số trường hợp. Những trường hợp này nên ngưng sử dụng Amiodarone, phối hợp thêm các thuốc kháng giáp trạng và Corticosteroid.
Interferon cũng được ghi nhận gây cường giáp ở khoảng 2,3% số người sử dụng.
Chúc bạn sức khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare