Nguyên nhân dẫn đến giảm tiểu cầu là gì?


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Giảm tiểu cầu có nguyên nhân thông thường nằm ở chế độ dinh dưỡng. Ngoài ra, nó còn liên quan đến một số lý do khác sẽ được bác sĩ chuyên khoa đề cập trong loạt câu hỏi dưới đây.

Tiểu cầu giảm còn 1 nửa có nguy hiểm không?


Câu hỏi bởi: Trinh

Thưa bác sĩ.

Năm nay em 29 tuổi. Lúc đi sinh, bác sĩ xét nghiệm em bị thiếu tiểu cầu, tiểu cầu chỉ còn một nửa. Em không biết lí do là do đâu? Em mong bác sĩ giải đáp giúp em.

Em xin cám ơn.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Số lượng tiểu cẩu bình thường từ 150 đến 450 G/L. Nếu số lượng tiểu cầu của em dưới 150 G/L, em có giảm số lượng tiểu cầu. Có nhiều lí do gây giảm tiểu cầu:

Do nhiễm vi-rút

Do căn nguyên tự miễn dịch

Do các lí do làm tăng tan vỡ tiểu cầu ở máu ngoại vi và các lí do làm ức chế sinh tiểu cầu ở tủy xương.

Giảm tiểu cầu thường gây nên biến chứng xuất huyết, giảm tiểu cầu mức độ nặng có thể đe dọa nguy cơ chảy máu, xuất huyết nội tạng. Khuyên em khám, làm xét nghiệm kiểm tra lại số lượng tiểu cầu, nếu số lượng tiểu cầu giảm dưới mức bình thường, cần khám tìm lí do chữa trị.

Chúc em mạnh khỏe!

Giảm tiểu cầu có phải điều trị lâu dài không?


Câu hỏi bởi: Facebook

Thưa bác sĩ!

Con em bị xuất huyết giảm tiểu cầu bây giờ đang chữa trị ngoại trú. Lúc cháu ra viện tiểu cầu là 674. Ban tuần sau cháu đi khám lại tiểu cầu là 354. Bác sĩ đã giảm liều. 5 tuần tiếp theo tái khám lần 2 tiểu cầu là 299 và bác sĩ đã cho ngưng thuốc hẹn 5 tuần sau khám lại. Mỗi lần tái khám tiểu cầu của con em đều giảm vì vậy em băn khoăn không biết là tiểu cầu của cháu vẫn giảm và phải chữa trị lâu dài ạ? Em muốn hỏi xem cháu như vậy đã ổn định chưa? Và như thế nào sẽ là khỏi hoàn toàn và không cần tái khám?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào bạn!

Với chỉ số bạn mô tả tôi chưa hiểu rõ là bạn dùng đơn vị nào? Thông thường trên lâm sàng thường sử dụng đơn vị là G/L. Với đơn vị này thì số lượng tiểu cầu của cháu lần xét nghiệm thứ nhất là 674 G/L, lần 2 là 354 G/L và lần xét nghiệm thứ 3 là 299 G/L. So sánh với số lượng tiểu cầu bình thường là 150-400 G/L thì có thể thấy rằng xét nghiệm của cháu khi ra viện là tăng tiểu cầu. Xét nghiệm những lần tiếp theo cho thấy giá trị số lượng tiểu cầu trong giới hạn bình thường. Tôi cho rằng với chẩn đoán bạn cho biết là cháu bị xuất huyết giảm tiểu cầu mà khi ra viện tiểu cầu là 674 G/L thì có 2 khả năng:

Kết quả xét nghiệm không chính xác Cháu được truyền một lượng lớn tiểu cầu trong thời gian chữa trị Vấn đề là với bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu thì lí do là gì, từ lí do mới có biện pháp chữa trị và tiên lượng.

Có thể tạm chia lí do gây giảm tiểu cầu làm hai nhóm:

Tăng tan vỡ tiểu cầu ở máu ngoại vi: giảm tiểu cầu do lí do miễn dịch, tự miễn dịch, rối loạn đông máu, nhiễm vi rút… Giảm sinh tiểu cầu trong tủy xương: các bệnh máu ác tính, suy tủy… Xuất huyết giảm tiểu cầu do lí do tự miễn dịch hay gặp ở trẻ em và chữa trị sử dụng liệu pháp Corticoid.

Tôi phỏng đoán rằng có thể cháu bé nhà bạn là xuất huyết giảm tiểu cầu do lí do miễn dịch. Nếu cháu đã ngưng sử dụng Corticoid thì có thể bệnh cháu sẽ dần ổn định. Hiện tại thì có thể cho răng bệnh của cháu đã ổn định và dang trong thời gian theo dõi, bạn cần cho cháu tái khám theo hẹn của bác sĩ,khoảng 80% trẻ em có bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch phục hồi hoàn toàn sau 6 tháng. Chúng tôi có quá ít thông tin để có thể tư vấn do vậy bạn nên hỏi trưc tiếp bác sĩ chữa trị vì bác sĩ chữa trị là người năm rõ nhất tình trạng bệnh tật của cháu.

Chúc gia đình bạn mạnh khỏe!

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có lây không?


Câu hỏi bởi: L.T Thanh

Chào bác sĩ.

Cháu em 3 tuổi bị tụt huyết áp giảm tiểu cầu. Em xin quần áo của cháu về cho con em mặc. Nhưng người khác nói không nên vì sẽ bị lây bệnh. Bác sĩ cho em hỏi, bệnh này có lây lan không? Em có nên lấy đồ cho con em mặc không?

Em xin cảm ơn.

Chào em Thanh.

Xuất huyết giảm tiểu cầu (XHGTC) là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là ở lứa tuổi từ 2 – 9 tuổi. Bệnh xuất hiện do tình trạng phá hủy dòng tiểu cầu làm giảm số lượng tiểu cầu <150.000/mm3. Đây là một bệnh về máu và chúng không có khả năng lây lan.

Vậy nguyên nhân nào làm XHGTC?

Do giảm sản xuất tiểu cầu.

Tăng phá hủy tiểu cầu.

Do bị nhiễm siêu vi (cúm, sởi, quai bị..), các bệnh lý nhiễm trùng huyết, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc, thuốc, một số trường hợp không rõ nguyên nhân còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

Ở trẻ em nguyên nhân thường gặp sau nhiễm siêu vi, bệnh có khả năng tự giới hạn sau 2 tuần.

Bệnh thường biểu hiện là xuất huyết dưới da, có thể dạng chấm nhỏ li ti, dạng vết bầm, có thể rải rác ở tay chân hoặc toàn thân, xuất huyết niêm mạc (chảy máu cam, máu răng, niêm mạc mắt…), xuất huyết các màng: màng phổi, màng bụng, màng tim.

Trường hợp nặng có thể xuất huyết nội tạng tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục gây rong kinh, rong huyết, xuất huyết khớp, nguy hiểm nhất là xuất huyết não tỷ lệ thấp (1%) nhưng có thể gây tử vong hoặc đưa đến những di chứng suốt đời.

Do bác sĩ không biết được tình trạng xuất huyết, mức độ xuất huyết, diễn tiến xét nghiệm của bé nên không đánh giá được bệnh lý nặng nhẹ của bé. Tuy nhiên, XHGTC ở trẻ em đa số sau thời gian điều trị bệnh hồi phục hoàn toàn không để lại di chứng, nhưng một số trường hợp diễn tiến mãn tính (khoảng 10%).

Khi trẻ mắc bệnh này các bà mẹ cần tránh cạo gió, chích lễ hoặc sử dụng các loại thuốc làm giảm chức năng tiểu cầu như Aspirin, thuốc kháng viêm không steroid, tiêm chích, nhổ răng… khi cần thiết sẽ có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Thân mến.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Tư vấn về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ.

Con tôi năm nay 7 tuổi. Tôi thấy có nhiều vết bầm ở dưới da cháu, tôi cho cháu đi xét nghiệm máu, tiểu cầu của cháu có 56 trong khi đó phạm vi cho phép từ 150-500. Bác sĩ bảo đi ngay vào bệnh viện Huyết học khám và chữa trị cho cháu, gia đình tôi hiện giờ chưa cho cháu đi được. Hiện tại tôi cho cháu dùng thuốc bổ máu, thuốc bổ để tăng cường ăn vì cháu rất lường ăn và đợi 1 tháng sau khám lại. Tôi rất lo lắng cho con, mất ăn mất ngủ, tâm trạng không yên, xin bác sĩ tư vấn giúp.

Xin cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn.

Trường hợp của con bạn là một tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu. Tiểu cầu là một thành phần quan trọng tham gia vào các quá trình đông và cầm máu. Do đó, khi số lượng tiểu cầu sụt giảm sẽ gây nên các triệu chứng xuất huyết ở nhiều nơi trên cơ thể: Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết não,….

Nguyên nhân của tình trạng giảm tiểu cầu này có thể là do bệnh tự miễn hoặc do bệnh lý của tủy xương (suy tủy) hoặc do bệnh lý ác tính của máu (ung thư máu), nhiều tình huống không rõ lí do. Bạn cần phải cho cháu nhập viện Huyết Học và Truyền máu Trung ương để khám và chữa trị càng sớm càng tốt, nếu để đến khi xảy ra các biến chứng thì hậu quả nặng nề, mà việc chữa trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn nhiều, chẳng hạn như xuất huyết não hay thiếu máu gây choáng ngã gây nên nhiều tổn thương thứ phát khác nhau.

Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl