Những nguyên nhân dẫn đến rối loạn đông máu mà ai cũng nên biết


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Di truyền, thiếu hụt một số loại yếu tố đông máu là nguyên nhân dẫn đến Hemophilia (rối loạn đông máu). Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích liên quan đến vấn đề này.

Các hiện tượng về tim và đông máu do những nguyên nhân nào?


Câu hỏi bởi: Minh Huệ

Thưa bác sĩ.

Do đẻ con ở tuyến huyện, sức khỏe sau sinh còn yếu và con điều trị cách ly nên tôi không trực tiếp xuống viện nhi cùng con. Sau khi cháu mất, tôi rất băn khoăn.

Các bệnh về tim và hiện tượng phù, rối loạn đông máu của con tôi có thể là do những nguyên nhân nào? Có khi nào đó chỉ hoàn toàn là do sinh non không? Hiện tượng rối loạn đông máu có thể là hiện tượng nhất thời do tình hình sức khỏe của cháu hay là bệnh lý di truyền?

Mặc dù con tôi đã mất nhưng rất mong được giải thích giúp vì tôi muốn sau này sẽ sinh thêm con. Tôi rất lo sợ và muốn biết để phòng tránh những căn bệnh di truyền cho đứa con sau này.

Xin cảm ơn!

Chào Minh Huệ.

Chúng tôi xin chia buồn cùng gia đình bạn về nỗi mất mát vừa qua. Nhưng để giải thích cho câu hỏi của bạn, bác sĩ cần biết thêm những thông tin sau:

Tiền căn sản khoa cũng như sức khỏe khi mang thai của bạn có bất thường không, nhất là trong 3 tháng đầu, có bệnh lý gì không, huyết áp bao nhiêu?

Sinh lần đầu tiên hay sinh lần mấy?

Sinh thiếu tháng bao nhiêu tuần tuổi? Cân nặng của bé lúc sinh?

Sinh thường hay sinh mổ, mẹ có nhiễm trùng sau sinh không?

Sau sinh sức khỏe của bé như thế nào: có khóc ngay khi lọt lòng không, có suy hô hấp phải can thiệp thở oxy, có nhiễm trùng sau sinh…?

Bạn chỉ cho biết bé bị bệnh tim chung chung và rối loạn đông máu, bác sĩ không rõ bé bị tật tim nào? Có thể do tật tim của bé đưa đến rối loạn đông máu hoặc có nhiễm trùng sau sinh dẫn đến rối loạn đông máu…? Rối loạn đông máu có 2 loại: mắc phải và di truyền. Trong đó, rối loạn đông máu mắc phải thường phức tạp hơn so với các rối loạn đông máu di truyền, do giảm số lượng và thiếu hụt chức năng của tiểu cầu, bất thường các chất ức chế đông máu và các bất thường về mạch máu.

Nguyên nhân thường gặp:

Nhiễm trùng huyết.

Sốc nhiễm khuẩn.

Do rối loạn chức năng tiểu cầu.

Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC-disseminated intravascular coagulation): là rối loạn đông máu nặng, tỉ lệ tử vong cao…

Rối loạn đông máu có thể gây ra chảy máu, tắc mạch nhiều nơi, triệu chứng rầm rộ nhanh chóng, cần cấp cứu kịp thời. Do không nắm rõ bệnh lý của bé nên bác sĩ không thể xác định bé bị rối loạn đông máu di truyền hay mắc phải.

Những điều bạn hỏi là rất cần thiết để chuẩn bị cho việc có thai lần sau, nhưng rất tiếc chúng tôi chưa thể tư vấn hết cho bạn. Bạn cần hỏi rõ lại bác sĩ điều trị về bệnh lý của mẹ cũng như bệnh của bé trong và sau khi sinh, bác sĩ này nắm rõ hồ sơ bệnh án sẽ trả lời và tư vấn cho bạn cụ thể hơn, bạn nhé.

Chúc bạn nhanh chóng vượt qua được nỗi buồn và bé yêu sẽ mau trở lại với gia đình!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Rối loạn đông máu không do nguyên nhân 8, 9 thì do nguyên nhân nào?


Câu hỏi bởi: thuphong7739

Thưa bác sĩ.

Con trai tôi năm nay 3 tuổi, khi xét nghiệm đông máu để mổ thì có kết quả rối loạn chức năng đông máu. Nếu rối loạn đông máu không do thiếu yếu tố 8,9 thì có thể do lí do nào?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Lê Hữu Lợi


Chào bạn.

Rối loạn chức năng đông máu là một trong những triệu chứng rất khó chẩn đoán và chữa trị vì do nhiều lí do gây ra. Trong khuôn khổ phần trả lời, xin giới thiệu bạn một số lí do để tham khảo vì bạn đã loại trừ rối loạn yếu tố đông máu do thiếu yếu tố 8, 9.

Nguyên nhân do thành mạch: các bệnh lý nhiễm trùng, thiếu vitamin (vitaminC, PP), dị ứng, bệnh mãn tính (tắc mật, xơ gan, viêm gan…), bệnh tự miễn (Scholenin Henoch).

Nguyên nhân do tiểu cầu: tổn thương hình thái và chức năng tiểu cầu, giảm tiểu cầu…

Nguyên nhân của huyết tương: thiếu các yếu tố đông máu (gây bệnh Hemophilie do thiếu các yếu tố đông máu VIII, IX, hoặc XI như loại trừ của bạn), hoặc có sử dụng thuốc kháng đông.

Nhìn chung, rối loạn đông chảy máu là bệnh cảnh đa dạng, khó chẩn đoán được lí do, đòi hỏi người thầy thuốc phải khám tỉ mỉ và theo dõi mới có thể chẩn đoán chính xác lí do gây rối loạn đông chảy máu.

Chúc cháu mau khỏe!

Chảy máu mũi, máu trào ra từ họng đông cục


Câu hỏi bởi: kim

Chào bác sĩ!

Người thân của em năm nay 24 tuổi, là nữ giới. 3 ngày gần đây cứ đến khoảng 3h sáng là cô ấy bị chảy máu mũi trái, và bị trào máu từ họng ra rất nhiều (máu trong họng có hiện tượng đông cục). Gia đình đã đưa đi bệnh viện nội soi và chụp X-Quang thì có kết quả là mọi thứ đều ổn. Xin hỏi bác sĩ đó là biểu hiện của bệnh gì và lí do gây ra bệnh đó ạ.

Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn.

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam. Riêng về câu hỏi của bạn cung cấp rất ít thông tin cho bác sĩ nên chỉ có thể trả lời chung chung như sau đây mà thôi. Để giúp được nhiều hơn cho người thân, bạn có thể cung cấp tiếp các thông tin sau: từ bé đến giờ có mắc bệnh gì không? Có đang dùng thuốc gì không? Mũi người thân bạn ngoài chảy máu cam có bị nghẹt, chảy mũi, hắt xì không? Cháu chảy máu cam lúc ngủ hay đi ngoài nắng rồi về chảy máu mũi?

Có khi nào trong đêm ngủ chảy máu mũi sáng ra thấy máu bầm ở mũi không? Trong gia đình có ai mắc bệnh dễ chảy máu khó cầm không? Mỗi lần chảy chỉ vài giọt rồi thôi hay chảy kéo dài? Chảy máu mũi như người thân bạn có nhiều lí do: viêm mũi viêm xoang mãn tính, polyp mũi, loét niêm mạc vách ngăn mũi, u hốc mũi, tăng huyết áp gây vỡ mạch máu mũi,…

Cũng có lí do gây chảy máu mũi rất đơn giản là do có thói quen ngoáy mũi. Cần bỏ thói quen xấu này (không được ngoáy mũi) và cắt ngắn móng tay thường xuyên. Vì khi móng dài, sắc, ngoáy vào mũi sẽ gây tổn thương mạch máu mũi dẫn đến chảy máu mũi. Còn lí do ít gặp hơn là do mạch máu mũi kém bền. Mối khi bị stress, lo lắng, mất ngủ, thức khuya,…sẽ gây ra chảy máu mũi. Cần giảm lo âu, giảm stress mới giảm chảy máu.

Người thân bạn nên đến khám bác sĩ Tai Mũi Họng, nội soi mũi xoang, đo huyết áp nhằm tìm ra lí do chảy máu mũi. Bên cạnh đó, cũng nên đi xét nghiệm kiểm tra chức năng đông cầm máu ở Viện Huyết học truyền máu trung ương Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hoặc khoa Huyết học các bệnh viện để loại trừ các lí do chảy máu do rối loạn về huyết học gây ra. Khi bị chảy máu mũi thì làm gì?

Lời khuyên tốt nhất là lúc chảy máu mũi là nên tìm bóng mát ngồi tựa lưng nghỉ ngơi, cúi mặt (không phải ngửa cổ), há miệng thở, lấy ngón tay trỏ đặt vuông góc cùng bên cánh mũi chảy máu ép vào vách ngăn mũi bịt kín nơi chảy máu. Giữ như vậy 10 phút. Nếu được thì đắp thêm khăn ướt lên mũi để máu nhanh cầm.

Chúc người thân bạn nhanh khỏi chảy máu mũi.

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Sinh con được 3 tuần nhưng ra nhiều máu, kèm theo những cục máu đông


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em sinh được 3 tuần. Gần đây em ra nhiều máu, kèm theo những cục máu đông. Bác sĩ cho em hỏi em có bị sao không? Xin bác sĩ giải đáp giúp em.

Em cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào em!

Trong thư em không nói rõ em sinh thường hay sinh mổ, sau sinh bác sĩ có kiểm tra tình trạng sót rau trong tử cung (còn gọi là kiểm soát tử cung) hay không, máu ra có màu đỏ tươi hay đỏ sẫm. Tuy nhiên tình trạng ra nhiều máu kèm theo cục máu đông sau khi sinh của em nghĩ nhiều đến lí do do bế sản dịch.

Bình thường sau khi sinh, tử cung sẽ có những cơn co để tống máu, rau thai và những thứ khác (được gọi là sản dịch) trong buồng tử cung ra ngoài, đồng thời tử cung cũng sẽ co hồi nhỏ lại về kích thước ban đầu khi chưa có thai. Thông thường sau khoảng 1 – 2 tuần sau khi sinh sản dịch sẽ hết hẳn. Nếu vì một lí do nào đó tử cung không làm tốt nhiệm vụ này thì sản dịch sẽ bị ứ đọng trong buồng tử cung và bị đẩy ra ngoài muộn hơn. Bế sản dịch nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm như sốt, nhiễm trùng, thậm chí hoại tử tử cung. Do đó em cần đi khám ngay chuyên khoa sản để được xác bác sĩ chẩn đoán chính xác lí do và chữa trị kịp thời.

Chúc em mau khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl