Lưu ý cần biết khi bé mọc mụn nước ở lưng


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Một trong những dấu hiệu da liễu rất dễ gặp đối với trẻ em là mọc mụn nước ở lưng. Vậy khi các bé gặp trường hợp này, phụ huynh phải lưu ý những gì?

Bé mọc mụn nước ở lưng rồi lan ra khắp người là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu có con trai nay 5 tuổi. Giờ bé đang mọc mụn nước ở lưng rồi lan ra khắp người. Xin hỏi bác sĩ đó là bệnh gì? Cách chữa trị ra sao?

Cháu cảm ơn ạ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu!

Con trai của cháu có thể đang mắc bệnh thủy đậu. Điều trị bệnh thủy đậu chủ yếu là chữa trị biểu hiện và dự phòng biến chứng, tránh làm vỡ nốt phổng nước, khi nốt phỏng vỡ cần bôi thuốc xát khuẩn tại chỗ, tránh để biến chứng nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể cần nhắc cho bé uống thuốc ức chế vi rút. Thông thường bệnh thủy đậu thường khỏi sau 7-10 ngày. Cháu nên đưa con đi khám bác sĩ để chẩn đoán xác định lí do và kê đơn chữa trị.

Cháu bé mạnh khỏe!

Bé 6 tuổi bị nổi mụn nước ở lưng, môi, miệng nhưng không ngứa, bé bị bệnh gì?


Câu hỏi bởi: thủy

Chào bác sĩ.

Con em năm nay 6 tuổi. Ba ngày nay trên miệng và môi của bé có nổi vài mụn đỏ đỏ không ngứa, không đau. Bể ra thì có nước màu trắng trong ở lưng có vài mụn. Tay cũng có nhưng gây ngứa, xin cho em hỏi bé bị bệnh gì và em phải làm gì?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Triệu chứng bé bị nổi mụn nước trên cơ thể (môi, miệng, tay, lưng…) có thể do bé bị nhiễm vi-rút, có thể do vi-rút herpes, varicella zoster virus, Enterovirus, Coxakies..v.v.

Trước hết là cần tránh làm vỡ những mụn nước, khi mụn nước vỡ ra có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn Dettol để bôi tại chỗ mụn nước vỡ ra nhằm tránh nhiễm khuẩn, trong tình huống cần thiết bác sĩ có thể chỉ định cho bé sử dụng thuốc kháng vi-rút để chữa trị. Bác sĩ có thể cho bé sử dụng thêm vitamin nhóm B để hỗ trợ chữa trị. Em cần đưa cháu tới khám bác sĩ để được chẩn đoán, và hướng dẫn chữa trị cụ thể.

Chúc gia đình em mạnh khỏe!

Bé 12 tháng tuổi bị phát ban, mụn nước mọc ở chân, bàn tay, lưng, có phải bị thủy đậu không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bé nhà em được 12 tháng 7 ngày. Bé bị sốt từ đêm hôm kia cho đến chiều hôm nay thì hết sốt. Lúc đầu em nghĩ bé mọc răng vì mấy ngày trước bé có dấu hiệu chán ăn, hay nôn trớ. Nhưng sáng nay để ý em thấy bé phát ban. Mụn nước mọc ở chân, bàn tay. Ở lưng có ít hơn. Mọi người có nói bé bị thủy đậu. Nhưng em không biết có đúng không vì em thấy thủy đậu ít mọc ở bàn tay bàn chân. Mong bác sĩ giải đáp cho em.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Qua mô tả của em thì bác sĩ không thể khẳng định được chính xác lí do. Có thể nghi ngờ bé mắc bệnh chân tay miệng nếu có tổn thương khu trú ở vùng miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, vùng mông. Khuyên em cho cháu khám bác sĩ để có chẩn đoán xác định và chữa trị kịp thời.

Chúc em và bé mạnh khỏe!

Bé bị sốt, người mọc nhiều mụn ngứa nhỏ li ti có phải sởi không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Con em được gần 4 tuổi, đã tiêm đủ 2 mũi sởi. 3 tuần trước cháu bị ngứa nhưng không sốt, em đã cho cháu đến trạm y tế khám và được kết quả cháu bị viêm da dị ứng và kê đơn thuốc cho uống, cháu uống đã gần khỏi. Nhưng từ 2 ngày nay, cháu sốt và ngực mọc nhiều mụn nhỏ li ti, khi cháu ngủ rất ngứa. Giờ cháu không còn bị sốt nữa. Nhưng dấu hiệu trên liệu có phải cháu nhà em đang mắc sởi không ạ?

Em cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào em!

Với triệu chứng bệnh của cháu thì không phải cháu bị sởi. Ban sởi thường không ngứa hoặc ngứa nhẹ. Ban sởi mọc rất đặc trưng, ban mọc tuần tự thường từ sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực, bụng và lan toàn thân. Khi ban bay để lại những vết thâm trên da, còn gọi là dấu hiệu vằn da hổ, đó là dấu hiệu để truy chẩn đoán trẻ có mắc sởi. Cháu đã tiêm đủ 2 mũi sởi, khả năng mắc sởi rất hiếm, nếu mắc thì bệnh cũng nhẹ.

Em nên giữ ấm cho cháu, để giảm ngứa cho cháu, em có thể dùng bài thuốc sau để cháu đỡ ngứa. Em lấy 1 nắm lá khế chua, rửa sạch, đun sôi, để nước lá khế âm ấm và tắm cho cháu hoặc lau người cho cháu bằng nước lá khế chua ấm, cháu sẽ dịu cơn ngứa, ngày lau 2 lần, khoảng 2-3 ngày sau cháu đỡ ngứa.

Chúc cháu bé sớm khỏi bệnh!

Bé 6 tháng bị sốt, nổi mụn đỏ là bị làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bé nhà tôi được 6 tháng, bị sốt 2 hôm nay. Sang ngày thứ 3 thì hết nhưng lại nổi mụn như bị rôm ở mặt, sau gáy, lưng, bụng. Xin cho biết bé nhà tôi bị bệnh gì? Và cách điều trị ra sao?

Tôi xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng


Chào bạn!

Theo như biểu hiện mà bạn mô tả, bé nhà bạn có khả năng mắc bệnh sốt phát ban. Sốt phát ban là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ thuộc nhóm tuổi từ 4 – 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng rất kém vì lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ đã giảm xuống đáng kể trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.

Hầu hết những lí do gây sốt phát ban cho trẻ là những virus lành tính, nếu được chăm sóc tốt bệnh có thể tự hồi phục sau 5 – 7 ngày. Nếu do virus lành tính thông thường trẻ thường mọc ban sau khi hết sốt và tự khỏi sau đó vài ngày. Bệnh không nghiêm trọng có thể chăm sóc trẻ tại nhà nếu không có diễn biến gì đặc biệt. Ngoài ra cần chú ý 2 loại virus gây sốt phát ban nặng hơn là virus Sởi và Rubella. Để nhận biết 2 bệnh này cần dựa vào biểu hiện sau:

Sởi: Phát ban theo thứ tự lúc đầu ở sau tai sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da, đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”. Ngoài ra một số biểu hiện kèm theo như chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt. Virus Sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhất là biến chứng viêm phổi và viêm não do virus.

Rubella: phát ban lúc đầu ở mặt sau đó lan xuống dưới chân, thời gian phát ban thường kéo dài khoảng 3 ngày. Ban do Rubella thường dày hơn và có màu nhạt hơn ban sởi, có thể kèm theo tình trạng sưng hạch sau tai, hạch cổ và dưới chẩm, bệnh nhân có thể bị đau khớp.

Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà: Hạ sốt cho trẻ: uống thuốc hạ sốt loại paracetamol với liều 10 – 15mg/kg cân nặng nếu trẻ sốt từ 38 độ C, có thể nhắc lại sau 4 – 6 giờ. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm khi cần, để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ. Làm thông mũi trẻ bằng nước muối sinh lý. Cho trẻ bú mẹ tích cực hoặc ăn thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa, cho ăn và uống nhiều nước hơn bình thường, nhất là những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng. Đặc biệt những trẻ bị nhiễm Sởi cần chú ý việc bổ sung vitamin A với liều lượng phù hợp theo lứa tuổi để bảo vệ đôi mắt cho trẻ. Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày. Không nên kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, kiêng tắm vì sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao và dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi nhưng không nên để trẻ bị lạnh. Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh nặng lên để cho trẻ nhập viện kịp thời: Trẻ bị sốt cao không hạ sau khi đã phát ban, thay đổi tri giác: lờ đờ, ngủ li bì, hôn mê. Trẻ bị co giật. Trẻ thở nhanh, tím tái.

Phương pháp phòng ngừa bệnh sốt phát ban cho trẻ: Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân bị nghi ngờ đang mắc bệnh, tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

Chúc bé mau khỏi


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl