Hỏi Bác Sĩ -
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng giảm hồng cầu. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu xem chúng là gì.
Thiếu máu do bệnh Thalassemia khi sinh
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em 36 tuổi, trước đây 2 năm em sinh được một bé trai. Bé sinh ra bị “tím bẩm sinh” khoảng 4 tuần sau sinh thì hết tím. Bé lớn nhanh và mọi thứ phát triển bình thường. 6 tháng tuổi phát hiện bé bị ung thư thận giai đoạn I, 18 tháng bé mất. Em hiện mang bầu tháng thứ 5. Kết quả độ mờ da gáy bình thường, mẹ bình thường và thiếu máu – thiếu hồng cầu. Đang xét nghiệm huyết đồ của chồng. Em khám tại phòng khám tư của bác sĩ bệnh viện Từ Dũ. Bác sĩ ơi, em có nguy cơ gì khi bị thiếu máu? Em có cần đến bệnh viện để làm các xét nghiệm cần thiết hay không? Em đã rất lo lắng, mong cho lời khuyên.
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn Hồng Ngân!
Có thể bạn thiếu máu do bệnh Thalassemia thể nhẹ. Đây là bệnh di truyền gen lặn. Nếu chồng bạn bình thường thì em bé sẽ không bị bệnh Thalassemia. Nếu chồng bạn cũng bị bệnh Thalassemia 25% con của bạn sẽ bị Thalassemia. Theo quy trình khám tiền sản, nếu xét nghiệm công thức máu của mẹ có MCV < 80 hay MCH < 27 và xét nghiệm sắt huyết thanh (Ferrovit) bình thường, thì sẽ xét nghiệm công thức máu của chồng. Nếu công thức máu của chồng cũng có MCV< 80 hay MCH < 27, khi đó cần làm xét nghiệm điện di Hb và đột biến gen cả hai vợ chồng. Nếu cả hai vợ chồng đều bị bệnh Thalassemia và loại có thể di truyền, khi đó cần chọc ối thời điểm thai khoảng 17 tuần để chẩn đoán em bé có bị Thalassemia thể nặng hay không. Bạn cứ tiếp tục khám thai ở bác sĩ bệnh viện Từ Dũ để theo dõi thai, nếu cần sẽ được giới thiệu tư vấn thêm bác sĩ di truyền. Khi có thai cần ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi nhiều hơn mới tốt cho sự phát triển của thai, bạn nhé!
Chúc bạn khỏe mạnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Mệt mỏi do bị thiếu máu do hồng cầu nhỏ phải khắc phục thế nào?
Câu hỏi bởi: Chung Anh
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 39 tuổi. Cách đây 5 năm, tôi đẻ con lần đầu tiên và bị thiếu máu do hồng cầu nhỏ. Bác sĩ chỉ định phải truyền máu. Từ đó tới nay tôi hay bị mệt mỏi, đi khám ở bệnh viện Bạch Mai thì bác sĩ nói không nên truyền máu nhiều gây tình trạng thừa sắt. Xin hỏi bác sĩ vậy làm cách nào để cải thiện tình trạng bệnh? Tôi hay mệt mỏi, đau đầu và da bị vàng.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào chị!
Màu đỏ của hồng cầu là màu của Hemoglobin, thành phần chính tạo nên hồng cầu, tham gia vào quá trình vận chuyển oxy tới mô và tổ chức, chứa Protein và các phân tử sắt. Đời sống của hồng cầu trung bình khoảng 120 ngày sau đó hồng cầu sẽ bị phá hủy và sắt được đào thải ra ngoài qua phân nhưng chỉ một lượng rất nhỏ so với tổng lượng sắt của cơ thể còn lại được tái hấp thu để tiếp tục tái tạo hồng cầu mới. Vì vậy, càng truyền máu nhiều thì lượng sắt trong cơ thể càng nhiều gây nên tình trạng thừa sắt trở thành bệnh lý.
Như vậy, chỉ truyền máu khi thật cần thiết trong tình huống thiếu máu nặng hoặc mất máu cấp tính do chấn thương, xuất huyết tiêu hóa, sau phẫu thuật lớn… còn việc chữa trị thiếu máu chủ yếu bằng chế độ ăn: ăn nhiều đồ ăn giàu Protein như thịt, cá, trứng, sữa,…ăn nhiều đồ ăn chứa Acid Folic như: các loại rau xanh, có thể uống bổ sung thêm Vitamin B12 hay các Vitamin tổng hợp vì Protein, Acid Folic và Vitamin B12 là các thành phần chính tạo nên Hemoglobin của hồng cầu. Khi thiếu máu người bệnh thường bị mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Điều trị khỏi tình trạng thiếu máu, các biểu hiện này sẽ hết.
Chúc chị khỏe!
Điều trị thiếu máu do suy thận mãn thế nào?
Câu hỏi bởi: duong
Chào bác sĩ.
Xin hỏi bác sĩ chữa trị thiếu máu suy thận mãn như thế nào? Dùng thuốc gì và thực phẩm nào có thể trị thiếu máu, các loại sữa có thể trị thiếu máu không?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Trần Thị Bích Lan
Chào bạn!
Suy thận mãn là một bệnh mãn tính gây tác động rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình bệnh nhân. Bình thường thận có nhiệm vụ hàng ngày tiết ra Erythropoetin là chất có khả năng kích thích mạnh mẽ tủy xương sinh tổng hợp hồng cầu để tham gia vào quá trình tuần hoàn nuôi cơ thể. Khi thận bị mất chức năng (suy thận mãn tính) thì thận không còn khả năng tạo ra Erythropoetin, tủy xương không còn chất kích thích để tạo hồng cầu, hậu quả hồng cầu không được sinh ra và cơ thể bị thiếu máu.
Chính vì lí do đó chúng ta phải cố gắng chữa trị để kéo dài thời gian tiến triển của suy thận, chế độ ăn hợp lý, tăng cường thuốc kích thích tủy xương để tạo hồng cầu chống thiếu máu… Các thuốc dùng để chữa trị thiếu máu trong suy thận: viên sắt, vitamin B12, axit folic, thuốc kích thích tạo hồng cầu còn gọi dẫn chất Erythropoetin. Các thực phẩm thường dùng trong suy thận mãn với nguyên tắc chính: ăn ít đạm mỗi ngày ăn tương đương 100g thịt bò tươi hoặc 2 quả trứng, 1 cốc sữa.Nếu suy thận càng nặng càng phải giảm đạm.
Đảm bảo năng lượng cho cơ thể bằng cách ăn các chất bột ít đạm như khoai lang, khoai sọ, khoai tây, bột sắn miến dong ăn nhiều càng tốt, kèm theo đường mật ong mía, bánh kẹo ngọt. Cơm mì ăn ít, rau họ cải bầu bí ăn tốt, không ăn các loại quả chua. Bạn nên tạo cho mình một thực đơn quen thuộc và đa dạng để cơ thể thích nghi.
Chúc bạn luôn luôn vui vẻ.
Làm sao để trị bệnh thiếu máu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ!
Hiện nay tôi đang bị thiếu máu gây đau đầu và chóng mặt, vậy tôi phải làm sao để chữa trị bệnh này ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Một người được chẩn đoán là thiếu máu khi có sự bất thường của các hồng cầu. Khi có thiếu máu, số lượng hồng cầu lưu thông trong máu giảm đi, trị số hemoglobin dưới 12 g/dl nếu nữ và dưới 14g/dl nếu nam bị coi là thiếu máu. Với người bị thiếu máu, cần đảm bảo chế độ ăn giàu chất sắt để phòng thiếu máu do thiếu sắt, chẳng hạn như: Gan bò, thịt gia cầm, cá, mầm lúa mỳ, hàu, hoa quả khô, ngũ cốc bổ sung sắt, trứng.
– Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt và axit folic, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm (chọn thịt nạc) và các loại rau lá xanh.
– Cung cấp vitamin C cho cơ thể: Ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh…giúp hấp thụ chất sắt tốt hơn.
– Không hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nhu cầu vitamin của cơ thể vì thế nên tránh hút thuốc.
Bạn không nên tự ý dùng thuốc khi bị thiếu máu. Nếu tình trạng hoa mắt chóng mặt do thiếu máu tác động nhiều đến cuộc sống hằng ngày thì bạn nên đi khám để xác định chính xác lí do gây thiếu máu. Tùy vào từng lí do bác sĩ sẽ có chỉ định có nên dùng thuốc không? Chế độ ăn uống nghỉ ngơi như thế nào là tốt nhất.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng giảm hồng cầu. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu xem chúng là gì.
Thiếu máu do bệnh Thalassemia khi sinh
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em 36 tuổi, trước đây 2 năm em sinh được một bé trai. Bé sinh ra bị “tím bẩm sinh” khoảng 4 tuần sau sinh thì hết tím. Bé lớn nhanh và mọi thứ phát triển bình thường. 6 tháng tuổi phát hiện bé bị ung thư thận giai đoạn I, 18 tháng bé mất. Em hiện mang bầu tháng thứ 5. Kết quả độ mờ da gáy bình thường, mẹ bình thường và thiếu máu – thiếu hồng cầu. Đang xét nghiệm huyết đồ của chồng. Em khám tại phòng khám tư của bác sĩ bệnh viện Từ Dũ. Bác sĩ ơi, em có nguy cơ gì khi bị thiếu máu? Em có cần đến bệnh viện để làm các xét nghiệm cần thiết hay không? Em đã rất lo lắng, mong cho lời khuyên.
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn Hồng Ngân!
Có thể bạn thiếu máu do bệnh Thalassemia thể nhẹ. Đây là bệnh di truyền gen lặn. Nếu chồng bạn bình thường thì em bé sẽ không bị bệnh Thalassemia. Nếu chồng bạn cũng bị bệnh Thalassemia 25% con của bạn sẽ bị Thalassemia. Theo quy trình khám tiền sản, nếu xét nghiệm công thức máu của mẹ có MCV < 80 hay MCH < 27 và xét nghiệm sắt huyết thanh (Ferrovit) bình thường, thì sẽ xét nghiệm công thức máu của chồng. Nếu công thức máu của chồng cũng có MCV< 80 hay MCH < 27, khi đó cần làm xét nghiệm điện di Hb và đột biến gen cả hai vợ chồng. Nếu cả hai vợ chồng đều bị bệnh Thalassemia và loại có thể di truyền, khi đó cần chọc ối thời điểm thai khoảng 17 tuần để chẩn đoán em bé có bị Thalassemia thể nặng hay không. Bạn cứ tiếp tục khám thai ở bác sĩ bệnh viện Từ Dũ để theo dõi thai, nếu cần sẽ được giới thiệu tư vấn thêm bác sĩ di truyền. Khi có thai cần ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi nhiều hơn mới tốt cho sự phát triển của thai, bạn nhé!
Chúc bạn khỏe mạnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Mệt mỏi do bị thiếu máu do hồng cầu nhỏ phải khắc phục thế nào?
Câu hỏi bởi: Chung Anh
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 39 tuổi. Cách đây 5 năm, tôi đẻ con lần đầu tiên và bị thiếu máu do hồng cầu nhỏ. Bác sĩ chỉ định phải truyền máu. Từ đó tới nay tôi hay bị mệt mỏi, đi khám ở bệnh viện Bạch Mai thì bác sĩ nói không nên truyền máu nhiều gây tình trạng thừa sắt. Xin hỏi bác sĩ vậy làm cách nào để cải thiện tình trạng bệnh? Tôi hay mệt mỏi, đau đầu và da bị vàng.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào chị!
Màu đỏ của hồng cầu là màu của Hemoglobin, thành phần chính tạo nên hồng cầu, tham gia vào quá trình vận chuyển oxy tới mô và tổ chức, chứa Protein và các phân tử sắt. Đời sống của hồng cầu trung bình khoảng 120 ngày sau đó hồng cầu sẽ bị phá hủy và sắt được đào thải ra ngoài qua phân nhưng chỉ một lượng rất nhỏ so với tổng lượng sắt của cơ thể còn lại được tái hấp thu để tiếp tục tái tạo hồng cầu mới. Vì vậy, càng truyền máu nhiều thì lượng sắt trong cơ thể càng nhiều gây nên tình trạng thừa sắt trở thành bệnh lý.
Như vậy, chỉ truyền máu khi thật cần thiết trong tình huống thiếu máu nặng hoặc mất máu cấp tính do chấn thương, xuất huyết tiêu hóa, sau phẫu thuật lớn… còn việc chữa trị thiếu máu chủ yếu bằng chế độ ăn: ăn nhiều đồ ăn giàu Protein như thịt, cá, trứng, sữa,…ăn nhiều đồ ăn chứa Acid Folic như: các loại rau xanh, có thể uống bổ sung thêm Vitamin B12 hay các Vitamin tổng hợp vì Protein, Acid Folic và Vitamin B12 là các thành phần chính tạo nên Hemoglobin của hồng cầu. Khi thiếu máu người bệnh thường bị mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Điều trị khỏi tình trạng thiếu máu, các biểu hiện này sẽ hết.
Chúc chị khỏe!
Điều trị thiếu máu do suy thận mãn thế nào?
Câu hỏi bởi: duong
Chào bác sĩ.
Xin hỏi bác sĩ chữa trị thiếu máu suy thận mãn như thế nào? Dùng thuốc gì và thực phẩm nào có thể trị thiếu máu, các loại sữa có thể trị thiếu máu không?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Trần Thị Bích Lan
Chào bạn!
Suy thận mãn là một bệnh mãn tính gây tác động rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình bệnh nhân. Bình thường thận có nhiệm vụ hàng ngày tiết ra Erythropoetin là chất có khả năng kích thích mạnh mẽ tủy xương sinh tổng hợp hồng cầu để tham gia vào quá trình tuần hoàn nuôi cơ thể. Khi thận bị mất chức năng (suy thận mãn tính) thì thận không còn khả năng tạo ra Erythropoetin, tủy xương không còn chất kích thích để tạo hồng cầu, hậu quả hồng cầu không được sinh ra và cơ thể bị thiếu máu.
Chính vì lí do đó chúng ta phải cố gắng chữa trị để kéo dài thời gian tiến triển của suy thận, chế độ ăn hợp lý, tăng cường thuốc kích thích tủy xương để tạo hồng cầu chống thiếu máu… Các thuốc dùng để chữa trị thiếu máu trong suy thận: viên sắt, vitamin B12, axit folic, thuốc kích thích tạo hồng cầu còn gọi dẫn chất Erythropoetin. Các thực phẩm thường dùng trong suy thận mãn với nguyên tắc chính: ăn ít đạm mỗi ngày ăn tương đương 100g thịt bò tươi hoặc 2 quả trứng, 1 cốc sữa.Nếu suy thận càng nặng càng phải giảm đạm.
Đảm bảo năng lượng cho cơ thể bằng cách ăn các chất bột ít đạm như khoai lang, khoai sọ, khoai tây, bột sắn miến dong ăn nhiều càng tốt, kèm theo đường mật ong mía, bánh kẹo ngọt. Cơm mì ăn ít, rau họ cải bầu bí ăn tốt, không ăn các loại quả chua. Bạn nên tạo cho mình một thực đơn quen thuộc và đa dạng để cơ thể thích nghi.
Chúc bạn luôn luôn vui vẻ.
Làm sao để trị bệnh thiếu máu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ!
Hiện nay tôi đang bị thiếu máu gây đau đầu và chóng mặt, vậy tôi phải làm sao để chữa trị bệnh này ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Một người được chẩn đoán là thiếu máu khi có sự bất thường của các hồng cầu. Khi có thiếu máu, số lượng hồng cầu lưu thông trong máu giảm đi, trị số hemoglobin dưới 12 g/dl nếu nữ và dưới 14g/dl nếu nam bị coi là thiếu máu. Với người bị thiếu máu, cần đảm bảo chế độ ăn giàu chất sắt để phòng thiếu máu do thiếu sắt, chẳng hạn như: Gan bò, thịt gia cầm, cá, mầm lúa mỳ, hàu, hoa quả khô, ngũ cốc bổ sung sắt, trứng.
– Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt và axit folic, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm (chọn thịt nạc) và các loại rau lá xanh.
– Cung cấp vitamin C cho cơ thể: Ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh…giúp hấp thụ chất sắt tốt hơn.
– Không hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nhu cầu vitamin của cơ thể vì thế nên tránh hút thuốc.
Bạn không nên tự ý dùng thuốc khi bị thiếu máu. Nếu tình trạng hoa mắt chóng mặt do thiếu máu tác động nhiều đến cuộc sống hằng ngày thì bạn nên đi khám để xác định chính xác lí do gây thiếu máu. Tùy vào từng lí do bác sĩ sẽ có chỉ định có nên dùng thuốc không? Chế độ ăn uống nghỉ ngơi như thế nào là tốt nhất.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe
Theo ViCare