Những câu hỏi hay về hiện tượng đứt dây chằng chéo ở người trên 30


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Được xem là một trong những tổn thương cơ xương khớp dễ gặp nhất, đứt dây chằng chéo có thể xảy ra đối với bất kỳ ai. Và nhóm người trên 30 tuổi không phải là ngoại lệ.

Điều trị đứt dây chằng chéo đầu gối.


Câu hỏi bởi: Nguyễn Đức Cường

Thưa Bác sỹ
Mẹ tôi năm nay 76 tuổi, bị ngã đã gần 2 tháng và được Bác sĩ Nam Định kết luận bị đứt dây chằng chéo, hiện đang đi tập tễnh. Bác sĩ nói do mẹ tôi tuổi đã cao nên không phẫu thuật được. Vậy tôi xin hỏi Bác sĩ: Trường hợp của mẹ tôi có thể phẫu thuật để đi lại bình thường được không? Xin trân trọng cảm ơn Bác sĩ.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Bạn không nói rõ là chấn thương đứt dây chằng khớp gối là đứt dây chằng chéo trước hay là dây chằng chéo sau. Đứt dây chằng chéo sau thường ít được phẫu thuật, bác sĩ nói là do tuổi cao không phẫu thuật được, như vậy là bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước.

Phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước hiện nay được thực hiện theo phương pháp: mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước, kỹ thuật này nay đã được thực hiện thường quy ở nhiều bệnh viện tuyến tỉnh. Dựa vào sức khỏe của bệnh nhân (khả năng phục hồi sau phẫu thuật) bác sĩ tiên lượng cuộc mổ sẽ khó thành công nên đưa ra chỉ định không mổ, bạn nên chấp nhận phương án này. Tuy nhiên nếu cuộc mổ thành công thì bệnh nhân sẽ đi lại bình thường.

Mặt khác đứt dây chằng chéo trước sẽ xuất hiện dấu hiệu lỏng gối, đang đi bình thường bị vấp ngã, đôi lúc không trụ đứng chịu lực được ở chân bị thương mặc dù chấn thương là lành. (Xem: http://benhvienvanhanh.com/phau-thuat-khop-goi-tai-tao-day-chang-cheo-truoc/sp-232lvi.html ).

Như vậy xét về mặt tác dụng của cuộc mổ, cuộc mổ chỉ giải quyết được tình trạng lỏng gối, nếu ở người còn trẻ, cần khả năng lao động, đảm bảo sinh hoạt bình thường thì việc phẫu thuật có tác dụng rất lớn. Nhưng bệnh nhân tuổi đã cao, nhu cầu vận động đi lại có thể hạn chế được thì giá trị của cuộc mổ là không cao mà cuộc mổ lại đối mặt với nguy cơ độ thành công ít, thì như vậy bệnh viện đưa ra chỉ định không phẫu thuật là hợp lý

Bạn cần theo chỉ định này, đồng thời áp dụng một số biện pháp tăng cường khắc phục tình trạng lỏng gối cho bệnh nhân

Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe

đút dây chằng chéo đầu gối


Câu hỏi bởi: Bình

Thưa bác sỹ, tôi năm nay 37 tuổi, thường trú tại Nghệ An. Vừa rồi tôi có chơi bóng đá và bị dau đầu gối trai, đi chụp công hưởng từ ở Bệnh viện và được các Bác sỹ kêt luận là Đứt dây chằng chéo trước đầu gối trái, tràn dịch khớp gối dày 2mm; được chỉ định phẫu thuật để nối dây chằng. Để yên tâm tôi muốn ra tại bệnh việ quân đội 108 để làm phẫu thuật. Vì vậy xin bác sỹ cho biêt chi phí phẫu thuật (có BHYT) là khoảng bao nhiêu ạ? tôi muốn dăng ký bác sỹ chuyên ngành phẫu thuật giỏi để phẫu thuật cho mình thì phải làm những thủ tuc gì?

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Trước đây, người ta thường chờ đến khi người bệnh có dấu hiệu lỏng gối mới mổ tái tạo dây chằng, hiện nay là mổ sớm, trước khi cơ đùi bị teo, điều này sẽ giúp phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật tốt hơn.
Trước đây phẫu thuật là mổ hở, nối lại dây chằng chéo trước nhưng tỉ lệ thành công không cao, vết nối dễ đứt lại việc thực hiện ca mổ phức tạp, hậu phẫu nặng nề. Hiện nay được thay thể bằng phương pháp tái tạo dây chằng chéo trước qua nội soi khớp gối . Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và được áp dụng rộng rãi thay thế phương pháp mổ mở.
Trong phương pháp này bác sĩ sẽ lấy một phần sợi gân bánh chè hay hai sợi gân chân ngỗng ở gối để thay thế dây chằng đã bị đứt. Qua hai ngả nội soi nhỏ ở gối, bác sĩ sẽ tạo ra hai đường hầm ở đùi và mâm chày, sau đó sẽ luồn sợi gân thay thế vào hai đường hầm này và cố định bằng vít hay treo gân…
Với phương pháp nội soi này, chỉ có 2 lỗ nhỏ, mỗi lỗ 3-5mm nên người bệnh giảm đau đớn, phục hồi sớm, khả năng nhiễm trùng cũng giảm. Sau 1 – 2 ngày là có thể tập gập duỗi khớp. Hiện nay, chi phí cho một ca mổ này khoảng 20 triệu nhưng được bảo hiểm y tế thanh toán 50%.
Kỹ thuật “tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối qua nội soi” hiện nay được chuyển giao cho 31 bệnh viện tuyến tỉnh và đã vận hành tốt. Vì vậy bạn có thể đến bệnh viện thành phố Vinh để mổ không cần phải ra bệnh viện trung ương như Việt Đức, Bạch Mai. Bệnh viện 108, hoặc bệnh viện trung ương Huế.
Với kỹ thuật này thời gian nằm viện không kéo dài:
+ Ngày đầu sau mổ tập gồng cơ tứ đầu, cử động bàn và các ngón chân.
+ Ngày thứ hai sau mỗ: rút dẫn lưu, tập gấp duỗi gối trong khả năng, đi lại bằng hai nạng không chống chân đau.
+ Tiếp tục tập gồng cơ tứ đầu, gấp duỗi gối, cử động bàn chân, đi hai nạng không chống chân đau đến 4 tuần. Khi đi mang nẹp duỗi gối.
+ Sau đó đi hai nạng chống nhẹ chân đau đến hết tuần thứ 6, bỏ nạng tập dáng đi bình thường. Tập mạnh cơ tứ đầu đùi, đạp xe đạp không cản lực.
+ Tiếp tục tập mạnh cơ tứ đầu đùi bằng đá tạ tăng dần từ 1 đến 2kg. tập đạp xe đạp có kháng lực thấp.
+ Sau 6 tháng sau mổ có thể trở lại sinh hoạt bình thường và chơi lại môn thể thao mình yêu thích.
Như vậy thời gian nằm viện sẽ không kéo dài có thể xuất viện ngay sau mổ vài ngày và về chăm sóc y tế tại địa phương và tập theo đúng quy trình

Hy vọng tư vấn trên giúp ích cho bạn.

Đứt dây chằng chéo, tổn thương dây chằng mổ quan hệ có bị cưa chân không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em năm nay 34 tuổi, nữ. Vừa qua bị tai nạn và bị đứt dây chằng chéo trước và tổn thương dây chằng bên trong gối phải. Đã mổ gần 7 tuần. Đã đi lại được nhưng còn đau. Tôi nghe nói quan hệ là bị cưa chân. Có chuyện đó không? Vì tôi đã quan hệ rồi mới biết tin này. Giờ tôi hơi hoang mang. Xin bác sĩ giải đáp.

Xin chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Thông tin quan hệ sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo khớp gối thì bị cưa chân là không chính xác bạn nhé. Đối với việc phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước gối sau khi mổ thì luôn luôn có một chương trình tập luyện phục hồi chức năng. Bình thường, thời gian hồi phục sau mổ dây chằng chéo sau cũng khá lâu. Ít nhất là sau 4-5 tháng bạn mới có thể đi xe gắn máy được và bạn chỉ được chơi thể thao từ giai đoạn sau 9 tháng.

Bạn đã mổ được 7 tuần, việc quan hệ tình dục thực ra không tác động đến tốc độ lành của dây chằng và vết mổ. Tuy nhiên, vì chân bạn đang trong quá trình hồi phục nên khi quan hệ tình dục ở một số tư thế làm tăng áp lực lên khớp gối có thể gây tác động đến khớp gối và vết mổ. Vì vậy trong khi quan hệ, bạn nên chọn tư thế nào phù hợp cho mình, không làm tác động đến vết mổ và khớp gối. Bạn cũng nên thực hiện chương trình phục hồi chức năng sau mổ theo chỉ định của bác sĩ để giúp khớp gối sớm hồi phục.

Chúc bạn sức khỏe!

Đứt dây chàng chéo trước đầu gối


Câu hỏi bởi: Bình

Thưa bác sỹ, hiện nay tôi 37t, quê ở nghệ an. Vừa rồi tôi chơi bóng đá bị đau đầu gối trái, có đi chụp cộng hưởng từ ở bệnh viện đuợc bác sỹ thông báo là đứt dây chàng chéo trước, tran dịch nên phải mổ để nôi lại. Để yên tâm, tôi muốn đi ra bệnh viện 108 để phẫu thuật. Xin bác sỹ cho biết chị phí phẫu thuật hiện nay là bao nhiêu a(tôi có bhyt)? Thời gian lưu trú tai bệnh viện sau phẫu thuật? Tôi muốn đuợc bác sỹ chuyên ngành giỏi phẫu thuật thì phải làm những thủ tục gì? Rất mong đuợc sư tư vấn của bác sỹ trong thời gian sớm nhất.(dư kiến cuối tháng 8/2016 tôi sẽ đi phẫu thuật). Xin chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Trước đây, người ta thường chờ đến khi người bệnh có dấu hiệu lỏng gối mới mổ tái tạo dây chằng, hiện nay là mổ sớm, trước khi cơ đùi bị teo, điều này sẽ giúp phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật tốt hơn. Trước đây phẫu thuật là mổ hở, nối lại dây chằng chéo trước nhưng tỉ lệ thành công không cao, vết nối dễ đứt lại việc thực hiện ca mổ phức tạp, hậu phẫu nặng nề. Hiện nay được thay thể bằng phương pháp tái tạo dây chằng chéo trước qua nội soi khớp gối . Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và được áp dụng rộng rãi thay thế phương pháp mổ mở. Trong phương pháp này bác sĩ sẽ lấy một phần sợi gân bánh chè hay hai sợi gân chân ngỗng ở gối để thay thế dây chằng đã bị đứt. Qua hai ngả nội soi nhỏ ở gối, bác sĩ sẽ tạo ra hai đường hầm ở đùi và mâm chày, sau đó sẽ luồn sợi gân thay thế vào hai đường hầm này và cố định bằng vít hay treo gân… Với phương pháp nội soi này, chỉ có 2 lỗ nhỏ, mỗi lỗ 3-5mm nên người bệnh giảm đau đớn, phục hồi sớm, khả năng nhiễm trùng cũng giảm. Sau 1 – 2 ngày là có thể tập gập duỗi khớp.

Hiện nay, chi phí cho một ca mổ này khoảng 20 triệu nhưng được bảo hiểm y tế thanh toán 50%.

Kỹ thuật “tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối qua nội soi” hiện nay được chuyển giao cho 31 bệnh viện tuyến tỉnh và đã vận hành tốt. Vì vậy bạn có thể đến bệnh viện thành phố Vinh để mổ không cần phải ra bệnh viện trung ương như Việt Đức, Bạch Mai. Bệnh viện 108, hoặc bệnh viện trung ương Huế.

Với kỹ thuật này thời gian nằm viện không kéo dài:

+ Ngày đầu sau mổ tập gồng cơ tứ đầu, cử động bàn và các ngón chân.

+ Ngày thứ hai sau mỗ: rút dẫn lưu, tập gấp duỗi gối trong khả năng, đi lại bằng hai nạng không chống chân đau.

+ Tiếp tục tập gồng cơ tứ đầu, gấp duỗi gối, cử động bàn chân, đi hai nạng không chống chân đau đến 4 tuần. Khi đi mang nẹp duỗi gối.

+ Sau đó đi hai nạng chống nhẹ chân đau đến hết tuần thứ 6, bỏ nạng tập dáng đi bình thường. Tập mạnh cơ tứ đầu đùi, đạp xe đạp không cản lực.

+ Tiếp tục tập mạnh cơ tứ đầu đùi bằng đá tạ tăng dần từ 1 đến 2kg. tập đạp xe đạp có kháng lực thấp.

+ Sau 6 tháng sau mổ có thể trở lại sinh hoạt bình thường và chơi lại môn thể thao mình yêu thích. Như vậy thời gian nằm viện sẽ không kéo dài có thể xuất viện ngay sau mổ vài ngày và về chăm sóc y tế tại địa phương và tập theo đúng quy trình

Hy vọng tư vấn trên giúp ích cho bạn.

Đứt dây chằng chéo khớp gối trước có phải mổ hay không?


Câu hỏi bởi: nguyenthinhutphuong

Chào bác sĩ.

Mình ở Thủ Đức, Hồ Chí Minh. Năm nay 38 tuổi. Cách đây 1 tuần có giằng co và bị té nhẹ. Sau đó thấy đầu gối đau nên đi khám bác sĩ ở bệnh viện Thủ Đức cho chụp MRI và nói là đứt dây chằng chéo trước khớp gối. Vậy bác sĩ cho mình hỏi là có phải mổ hay không? Chậm nhất là bao lâu mình có thể mổ? Nếu không mổ thì có ảnh hưởng gì sau này không? Vì hiện tại mình là công nhân nên không có khả năng để mổ. Có trường hợp nào, hay mình nên ăn uống gì cho bình thường trở lại mà không phải mổ không thưa bác sĩ? Xin trả lời giúp mình với.

Cảm ơn nhiều.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Có 2 phương pháp chữa trị tổn thương dây chằng chéo trước gối:

1. Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật): Những tình huống chữa trị bảo tồn, phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng. Đeo nẹp chỉnh hình thực sự cần thiết. Tuy nhiên, khi tổn thương dây chằng chéo trước có các tổn thương khác kèm theo thì nên phẫu thuật.

Chỉ định bảo tồn:

Đứt không hoàn toàn dây chằng chéo trước, gối vững

Đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước ở bệnh nhân:

Không có biểu hiện, hoặc không có nhu cầu chơi thể thao hoặc sẽ từ bỏ chơi thể thao.

Ít hoạt động, người già.

Trẻ em (còn sụn phát triển).

2, Điều trị bằng phẫu thuật: Phẫu thuật khâu lại dây chằng chéo từ lâu đã không mang lại hiệu quả, vì vậy, tái tạo lại dây chằng chéo trước bằng một mảnh gân khác thay thế qua nội soi là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay.

Các vật liệu thay thế (mảnh ghép) có thể là:

Gân bánh chè tự thân (của chính bệnh nhân)

Gân Hamstring tự thân (gân cơ thon và cơ bán gân)

Gân cơ tứ đầu tự thân

Gân đồng loại (lấy từ người hiến tặng): gân A-sin, gân bánh chè, gân chầy sau, gân mác bên dài…

Mục đích của phẫu thuật là giải quyết lỏng gối, phục hồi lại chức năng của dây chằng chéo trước, từ đó làm vững gối, giúp người bệnh trở lại sinh hoạt và chơi thể thao bình thường. Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến người bệnh cân nhắc, quyết định mổ hay bảo tồn. Vì vậy bạn nên cân nhắc chỉ định của bác sĩ thăm khám là người nắm rõ tình trạng của bạn, tránh để lâu gây biến chứng tác động đến vận động và thẩm mỹ sau này.

Chúc bạn sức khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl