Hỏi Bác Sĩ -
Tùy vào nguyên nhân mà chúng ta sẽ có những cách xử lý đầu gối sưng khác nhau giúp giảm thiểu những bất tiện mà nó gây ra. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tham khảo tư vấn dưới đây của bác sĩ.
Bị chấn thương gối do tai nạn, sưng đau, chưa đi lại được, đứng không vững, có sao không?
Câu hỏi bởi: Trang Huệ Trinh
Chào bác sĩ!
Em là nữ, năm nay em 24 tuổi. Vừa rồi em bị ngã xe, xe đè lên chân trái. Em có đi đến bệnh viện chụp X-quang. Bác sĩ nói em bị chấn thương gối. Những ngày đầu thì sưng đau, nhưng đến nay 5 ngày rồi mà em vẫn chưa đi lại được, đứng lên thì không có vững vãng, phải dùng nạng để chống. Khi nằm thì em chỉ co lên co xuống được khoảng 20%. Liệu vết thương của em có bị nặng không thưa bác sĩ?
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bạn bị chấn thương khớp gối do bị ngã xe. Trước hết bạn cần xác định xem mình có bị tổn thương dây chằng hay không vì chỉ chụp X-quang thông thường sẽ không có được. Khi nhắc đến tổn thương dây chằng của khớp gối, đa phần bệnh nhân cũng như các thầy thuốc nghĩ ngay đến tổn thương của một dây chằng: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau,… Điều đó cho thấy tần suất của tổn thương nhiều dây chằng của khớp gối không nhiều, tuy nhiên cũng không phải ít gặp. Sự khó khăn khi phải đối mặt với tổn thương này không chỉ ở vấn đề chữa trị mà cả vấn đề chẩn đoán. Nếu không xác định được là tổn thương nhiều dây chằng mà chỉ chữa trị thương tổn 1 dây chằng có thể dẫn đến kết quả không được như mong muốn hoặc sự lỏng gối tái phát đến muộn.
Việc xác định đầy đủ các tổn thương cũng như kế hoạch chữa trị đầy đủ sẽ đem lại những kết quả tốt nhất có thể, tuy nhiên cũng không thể đạt được mức độ cao nhất của một khớp gối bình thường. Về cơ bản, khớp gối được làm vững bởi 4 dây chằng chính là: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài.
Bên cạnh đó còn nhiều thành phần khác tham gia vào làm vững khớp gối như bao khớp, hệ thống gân cơ cạnh khớp, sụn chêm,… Sự lỏng gối thông thường được nhắc đến và mô tả ở mức độ cơ bản theo hai chiều là: trước sau và trong ngoài. Và với sự mô tả cơ bản này thì vai trò chính của 4 dây chằng được nhắc đến là chủ yếu, tuy nhiên bên cạnh đó còn có sự tham gia của các thành phần khác được nhắc đến khi mô tả mất vững khớp gối nhiều nhất là: góc sau trong và góc sau ngoài.
Sự tổn thương của 1 dây chằng chủ yếu làm mất vững khớp gối theo 1 hướng: trước, sau, trong hoặc ngoài còn sự tổn thương của nhiều dây chằng thường sẽ làm mất vững theo ít nhất là hai hướng và do đó sẽ làm khó khăn cho vấn đề chẩn đoán cũng như chữa trị. Do đó bạn nên đi khám lại và có thể chụp được cộng hưởng từ khớp gối là tốt nhất để chẩn đoán và chữa trị kịp thời.Tuy nhiên với tổn thương phần mềm thì mới 5 ngày bạn cũng chưa thể đi lại được.
Chúc bạn chóng lành bệnh!
Khớp gối không đau, nhưng sưng to, kèm theo teo cơ đùi chữa trị ra sao?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Em tên Hương, Năm nay em 28 tuổi, giới tính nữ. Năm em 12 tuổi em bị bệnh viêm da cơ, em được chữa trị và khỏi bệnh. Sau đó 1 năm em bị viêm khớp gối, em được chữa trị, hiện giờ khớp gối không đau, em đi lại được nhưng bị sưng rất to và kèm theo teo cơ đùi. Em mong bác sĩ giải đáp giúp em với.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Phần lớn các bệnh nhân viêm da cơ, viêm đa cơ có những đợt bệnh tiến triển nặng lên xen kẽ với những đợt bệnh thuyên giảm. Ở một số ít bệnh nhân bệnh có thể tiến triển liên tục đòi hỏi phải chữa trị bằng Glucocorticoid kéo dài kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch. Tình trạng của em bây giờ là khớp gối không đau, nhưng sưng to, kèm theo teo cơ đùi có thể là có đợt tái lại của bệnh. Em cần đi khám tại bệnh viện làm các xét nghiệm chẩn đoán về men cơ, điện cơ, xét nghiệm máu; có thể phải sinh thiết cơ chẩn đoán. Em nên quay lại bệnh viện trước đây đã chữa trị để khám bệnh.
Chúc em mạnh khỏe.
Sưng nhức khủy chân, đầu gối sưng đỏ và nhức là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Thi thi
Chào bác sĩ.
Má cháu mấy hôm trước tự nhiên bị sưng ở khuỷu chân bên phải, đau nhức dữ dội. Đi khám thì người ta bảo là bị áp xe gì đó không có gì quan trọng, chỉ cần dùng thuốc thôi. Nhưng mà sau vài tuần thì má cháu lại sưng và nhức ở khủy chân bên trái, còn bị thâm tím nữa. Đầu gối cũng sưng đỏ và nhức dữ lắm. Đi lại cũng khó khăn do đau nhức nhiều. Cháu mong bác sĩ hồi âm sớm cho má cháu biết là bệnh thế nào? Có nguy hiểm không và chữa trị như thế nào?
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu.
Mẹ cháu có triệu chứng là đau tại khớp khuỷu phải và sau đó là khuỷu trái, đầu gối cũng bị sưng đau. Như vậy là mẹ cháu bị viêm khớp. Tính chất của đau là đau có tính di chuyển từ khớp này tới khớp kia và bị chủ yếu tại khớp khuỷu và khớp gối, không bị tại các khớp nhỏ. Với tính chất đó thì có nhiều khả năng mẹ cháu bị thấp khớp cấp, đây là bệnh thường xảy ra sau viêm họng từ 2 đến 3 tuần. Ngoài ra, nếu mẹ cháu ở tuổi trung niên thì cũng cần chú ý tới bệnh viêm khớp dạng thấp. Mẹ cháu nên đi khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp tại bệnh viện để làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm để chẩn đoán chính xác bệnh và chữa trị.
Chúc sức khỏe.
Đau khu vực đầu gối khi vận động, không sưng không nhức là loại khớp gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi đau ở đầu gối khi vận động, không có dấu hiệu sưng hay tấy đỏ. Nếu cử động trực tiếp liên quan đến đầu gối đó mới đau và biên độ không được rộng. Còn bình thường dùng tay xoay biên độ cử động liên quan tới đầu gối cũng không bị đau. Tôi có bị nhức mỏi người, hơi sốt nhẹ về chiều. Bình thường tôi hay chơi thể thao vận động mạnh liên quan đến khớp gối. Đây là lần thứ 3 tôi có triệu chứng đau như vậy. Lần đầu đau bên gối trái, ngày hôm sau chuyển sang gối phải và ngày thứ 3 thì khỏi. Lần 2 đau gối trái đau khoảng 4, 5 ngày xong tự khỏi. Lần thứ 2 cách lần thứ 1 khoảng 3 tuần. Và lần thứ 3 tôi bị đau bên gối phải hiện tại đau được 4 ngày. Triệu chứng đau đã giảm, nhưng đồng thời bị đau nhẹ sang gối trái. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của tôi có phải bị khớp hay không? Cho tôi lời khuyên khám và chữa trị với trường hợp này.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Đau đầu gối là một căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, thanh thiếu niên, thậm chí là ở trẻ em. Một số lí do gây đau đầu gối thường gặp là:
Căng gân, gân rất dễ bị giãn đặc biệt là khi bạn không khởi động cơ trước khi luyện tập các bài tập vận động mạnh. Nếu tình trạng gắng sức này kéo dài và càng nhiều tia gân bị rách thì sẽ dẫn đến hiện tượng sưng, viêm và gây đau. Viêm gân, viêm gân là tình trạng sưng tấy, đỏ và đau khi chạm vào, đau dữ dội ở dây chằng đầu gối hoặc bất kỳ khu vực nào của cơ thể có dây chằng. Hoạt động nhiều và lặp đi lặp lại cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm gân. Các yếu tố khác gây viêm gân là bệnh viêm khớp. Viêm xương khớp (viêm khớp) là một bệnh về khớp, thường thì tác động tới các sụn. Trong đó vùng sụn đóng vai trò là bôi trơn bao bạo lấy các đầu xương của khớp. Nếu như trong quá trình vận động mà vì một lí do nào đó như chấn thương hoặc làm việc quá sức và nhiều khi còn do chính quá trình thoái hóa tự nhiên làm bào mòn đi các khớp sụn đó, làm sụn vỡ và mòn đi. Gây nên hiện tượng đau nhức sưng tấy gây ra viêm xương khớp. Đối với người bị viêm khớp thường có biểu hiện đó là đau khớp và hoạt động vận động trở nên kém đi. Bệnh giả Gout, một dạng phổ biến của bệnh viêm khớp ở đầu gối, phát triển khi các tinh thể calcium pyrophosphate (một loại muối) hình thành trong khớp, gây đau và viêm. Bên cạnh việc tác động đến đầu gối, bệnh giả gút còn có thể phát triển trong mắt cá chân, cổ tay và khuỷu tay. Viêm bao hoạt dịch, theo các chuyên gia, túi hoạt dịch bị viêm có thể gây đau đầu gối ở một số người. Túi hoạt dịch là túi nhỏ chứa chất lỏng bôi trơn dây chằng của hông, vai, đầu gối và để cho họ di chuyển tự do theo các khớp. Lao khớp gối là tổn thương lao khu trú ở khớp gối, thường là bệnh thứ phát sau lao sơ nhiễm. Triệu chứng đầu tiên là đau khớp. Cảm giác đau tăng lên khi hoạt động và giảm khi nghỉ ngơi (vì thế, ban đêm ít đau hơn ban ngày). Khớp gối sưng phồng, không đỏ, không nóng, ấn mềm. Người bệnh có thể có sốt vừa và nhẹ, thường tăng cao về chiều và tối, sốt kéo dài.
Trường hợp của bạn nhiều khả năng là bị lao khớp gối. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa xương khớp để xác định bệnh và chữa trị. Trước mắt bạn chần đi chụp x-quang đầu gối để có thể tìm ra những tổn thương và những dị tật có thể có. Sau đó bác sĩ có thể chỉ định bạn làm các xét nghiệm khác nếu cần thiết. Đồng thời bạn cũng nên hạn chế vận động khớp gối để tránh tình trạng trầm trọng hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Người già đầu gối bị sưng và đi lại khó khăn, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Nguyen Thanh Tam
Chào bác sĩ.
Mẹ tôi 62 tuổi. Khoảng 3 năm nay, mẹ tôi bị sưng phù đầu gối và đi lại khó khăn. Mẹ đi khám, bác sĩ kê toa thuốc uống nhưng không khỏi. Bệnh của mẹ tôi phải trị sao bác sĩ ơi?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Thật khó cho chúng tôi vì bạn mô tả quá ít thông tin về tình trạng bệnh của mẹ bạn. Chúng tôi chỉ có thể phỏng đoán là mẹ bạn bị thoái hóa khớp và gối sưng phù là do tràn dịch bên trong khớp gối.
Thoái hóa khớp gối tức là tình trạng sụn mặt khớp bị hư. Đây là bệnh lý có liên quan đến tuổi và hay xảy ra khi chúng ta bước vào tuổi 40-50.
Biểu hiện của bệnh là tình trạng đau khớp gối và đặc biệt là đau khe khớp gối bên trong. Đau tăng khi đi lại nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Tiến triển lâu dài khớp gối sẽ bị hư hoàn toàn và biến dạng vẹo vào trong gây đau đớn khi đi lại, sụn hư hoàn toàn gây tàn phế.
Về tây y sẽ điều trị bằng việc dùng thuốc kháng viêm giảm đau và chế độ tập luyện thích hợp.
Việc điều trị bằng thuốc nếu không hiệu quả sẽ phải sử dụng đến biện pháp phẫu thuật, ghép xương sụn tự thân qua nội soi. Khi sụn hư hoàn toàn là thay khớp gối nhân tạo toàn phần hoặc bán phần. Hiện tại một số bệnh viện đã có triển khai hầu hết các loại phẫu thuật kể trên.
Theo chúng tôi bạn nên đưa mẹ đến bệnh viện có khoa Chấn thương chỉnh hình để các bác sĩ khám chẩn đoán bệnh, từ đó sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
Thân ái!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Tùy vào nguyên nhân mà chúng ta sẽ có những cách xử lý đầu gối sưng khác nhau giúp giảm thiểu những bất tiện mà nó gây ra. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tham khảo tư vấn dưới đây của bác sĩ.
Bị chấn thương gối do tai nạn, sưng đau, chưa đi lại được, đứng không vững, có sao không?
Câu hỏi bởi: Trang Huệ Trinh
Chào bác sĩ!
Em là nữ, năm nay em 24 tuổi. Vừa rồi em bị ngã xe, xe đè lên chân trái. Em có đi đến bệnh viện chụp X-quang. Bác sĩ nói em bị chấn thương gối. Những ngày đầu thì sưng đau, nhưng đến nay 5 ngày rồi mà em vẫn chưa đi lại được, đứng lên thì không có vững vãng, phải dùng nạng để chống. Khi nằm thì em chỉ co lên co xuống được khoảng 20%. Liệu vết thương của em có bị nặng không thưa bác sĩ?
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bạn bị chấn thương khớp gối do bị ngã xe. Trước hết bạn cần xác định xem mình có bị tổn thương dây chằng hay không vì chỉ chụp X-quang thông thường sẽ không có được. Khi nhắc đến tổn thương dây chằng của khớp gối, đa phần bệnh nhân cũng như các thầy thuốc nghĩ ngay đến tổn thương của một dây chằng: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau,… Điều đó cho thấy tần suất của tổn thương nhiều dây chằng của khớp gối không nhiều, tuy nhiên cũng không phải ít gặp. Sự khó khăn khi phải đối mặt với tổn thương này không chỉ ở vấn đề chữa trị mà cả vấn đề chẩn đoán. Nếu không xác định được là tổn thương nhiều dây chằng mà chỉ chữa trị thương tổn 1 dây chằng có thể dẫn đến kết quả không được như mong muốn hoặc sự lỏng gối tái phát đến muộn.
Việc xác định đầy đủ các tổn thương cũng như kế hoạch chữa trị đầy đủ sẽ đem lại những kết quả tốt nhất có thể, tuy nhiên cũng không thể đạt được mức độ cao nhất của một khớp gối bình thường. Về cơ bản, khớp gối được làm vững bởi 4 dây chằng chính là: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài.
Bên cạnh đó còn nhiều thành phần khác tham gia vào làm vững khớp gối như bao khớp, hệ thống gân cơ cạnh khớp, sụn chêm,… Sự lỏng gối thông thường được nhắc đến và mô tả ở mức độ cơ bản theo hai chiều là: trước sau và trong ngoài. Và với sự mô tả cơ bản này thì vai trò chính của 4 dây chằng được nhắc đến là chủ yếu, tuy nhiên bên cạnh đó còn có sự tham gia của các thành phần khác được nhắc đến khi mô tả mất vững khớp gối nhiều nhất là: góc sau trong và góc sau ngoài.
Sự tổn thương của 1 dây chằng chủ yếu làm mất vững khớp gối theo 1 hướng: trước, sau, trong hoặc ngoài còn sự tổn thương của nhiều dây chằng thường sẽ làm mất vững theo ít nhất là hai hướng và do đó sẽ làm khó khăn cho vấn đề chẩn đoán cũng như chữa trị. Do đó bạn nên đi khám lại và có thể chụp được cộng hưởng từ khớp gối là tốt nhất để chẩn đoán và chữa trị kịp thời.Tuy nhiên với tổn thương phần mềm thì mới 5 ngày bạn cũng chưa thể đi lại được.
Chúc bạn chóng lành bệnh!
Khớp gối không đau, nhưng sưng to, kèm theo teo cơ đùi chữa trị ra sao?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Em tên Hương, Năm nay em 28 tuổi, giới tính nữ. Năm em 12 tuổi em bị bệnh viêm da cơ, em được chữa trị và khỏi bệnh. Sau đó 1 năm em bị viêm khớp gối, em được chữa trị, hiện giờ khớp gối không đau, em đi lại được nhưng bị sưng rất to và kèm theo teo cơ đùi. Em mong bác sĩ giải đáp giúp em với.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Phần lớn các bệnh nhân viêm da cơ, viêm đa cơ có những đợt bệnh tiến triển nặng lên xen kẽ với những đợt bệnh thuyên giảm. Ở một số ít bệnh nhân bệnh có thể tiến triển liên tục đòi hỏi phải chữa trị bằng Glucocorticoid kéo dài kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch. Tình trạng của em bây giờ là khớp gối không đau, nhưng sưng to, kèm theo teo cơ đùi có thể là có đợt tái lại của bệnh. Em cần đi khám tại bệnh viện làm các xét nghiệm chẩn đoán về men cơ, điện cơ, xét nghiệm máu; có thể phải sinh thiết cơ chẩn đoán. Em nên quay lại bệnh viện trước đây đã chữa trị để khám bệnh.
Chúc em mạnh khỏe.
Sưng nhức khủy chân, đầu gối sưng đỏ và nhức là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Thi thi
Chào bác sĩ.
Má cháu mấy hôm trước tự nhiên bị sưng ở khuỷu chân bên phải, đau nhức dữ dội. Đi khám thì người ta bảo là bị áp xe gì đó không có gì quan trọng, chỉ cần dùng thuốc thôi. Nhưng mà sau vài tuần thì má cháu lại sưng và nhức ở khủy chân bên trái, còn bị thâm tím nữa. Đầu gối cũng sưng đỏ và nhức dữ lắm. Đi lại cũng khó khăn do đau nhức nhiều. Cháu mong bác sĩ hồi âm sớm cho má cháu biết là bệnh thế nào? Có nguy hiểm không và chữa trị như thế nào?
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu.
Mẹ cháu có triệu chứng là đau tại khớp khuỷu phải và sau đó là khuỷu trái, đầu gối cũng bị sưng đau. Như vậy là mẹ cháu bị viêm khớp. Tính chất của đau là đau có tính di chuyển từ khớp này tới khớp kia và bị chủ yếu tại khớp khuỷu và khớp gối, không bị tại các khớp nhỏ. Với tính chất đó thì có nhiều khả năng mẹ cháu bị thấp khớp cấp, đây là bệnh thường xảy ra sau viêm họng từ 2 đến 3 tuần. Ngoài ra, nếu mẹ cháu ở tuổi trung niên thì cũng cần chú ý tới bệnh viêm khớp dạng thấp. Mẹ cháu nên đi khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp tại bệnh viện để làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm để chẩn đoán chính xác bệnh và chữa trị.
Chúc sức khỏe.
Đau khu vực đầu gối khi vận động, không sưng không nhức là loại khớp gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi đau ở đầu gối khi vận động, không có dấu hiệu sưng hay tấy đỏ. Nếu cử động trực tiếp liên quan đến đầu gối đó mới đau và biên độ không được rộng. Còn bình thường dùng tay xoay biên độ cử động liên quan tới đầu gối cũng không bị đau. Tôi có bị nhức mỏi người, hơi sốt nhẹ về chiều. Bình thường tôi hay chơi thể thao vận động mạnh liên quan đến khớp gối. Đây là lần thứ 3 tôi có triệu chứng đau như vậy. Lần đầu đau bên gối trái, ngày hôm sau chuyển sang gối phải và ngày thứ 3 thì khỏi. Lần 2 đau gối trái đau khoảng 4, 5 ngày xong tự khỏi. Lần thứ 2 cách lần thứ 1 khoảng 3 tuần. Và lần thứ 3 tôi bị đau bên gối phải hiện tại đau được 4 ngày. Triệu chứng đau đã giảm, nhưng đồng thời bị đau nhẹ sang gối trái. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của tôi có phải bị khớp hay không? Cho tôi lời khuyên khám và chữa trị với trường hợp này.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Đau đầu gối là một căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, thanh thiếu niên, thậm chí là ở trẻ em. Một số lí do gây đau đầu gối thường gặp là:
Căng gân, gân rất dễ bị giãn đặc biệt là khi bạn không khởi động cơ trước khi luyện tập các bài tập vận động mạnh. Nếu tình trạng gắng sức này kéo dài và càng nhiều tia gân bị rách thì sẽ dẫn đến hiện tượng sưng, viêm và gây đau. Viêm gân, viêm gân là tình trạng sưng tấy, đỏ và đau khi chạm vào, đau dữ dội ở dây chằng đầu gối hoặc bất kỳ khu vực nào của cơ thể có dây chằng. Hoạt động nhiều và lặp đi lặp lại cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm gân. Các yếu tố khác gây viêm gân là bệnh viêm khớp. Viêm xương khớp (viêm khớp) là một bệnh về khớp, thường thì tác động tới các sụn. Trong đó vùng sụn đóng vai trò là bôi trơn bao bạo lấy các đầu xương của khớp. Nếu như trong quá trình vận động mà vì một lí do nào đó như chấn thương hoặc làm việc quá sức và nhiều khi còn do chính quá trình thoái hóa tự nhiên làm bào mòn đi các khớp sụn đó, làm sụn vỡ và mòn đi. Gây nên hiện tượng đau nhức sưng tấy gây ra viêm xương khớp. Đối với người bị viêm khớp thường có biểu hiện đó là đau khớp và hoạt động vận động trở nên kém đi. Bệnh giả Gout, một dạng phổ biến của bệnh viêm khớp ở đầu gối, phát triển khi các tinh thể calcium pyrophosphate (một loại muối) hình thành trong khớp, gây đau và viêm. Bên cạnh việc tác động đến đầu gối, bệnh giả gút còn có thể phát triển trong mắt cá chân, cổ tay và khuỷu tay. Viêm bao hoạt dịch, theo các chuyên gia, túi hoạt dịch bị viêm có thể gây đau đầu gối ở một số người. Túi hoạt dịch là túi nhỏ chứa chất lỏng bôi trơn dây chằng của hông, vai, đầu gối và để cho họ di chuyển tự do theo các khớp. Lao khớp gối là tổn thương lao khu trú ở khớp gối, thường là bệnh thứ phát sau lao sơ nhiễm. Triệu chứng đầu tiên là đau khớp. Cảm giác đau tăng lên khi hoạt động và giảm khi nghỉ ngơi (vì thế, ban đêm ít đau hơn ban ngày). Khớp gối sưng phồng, không đỏ, không nóng, ấn mềm. Người bệnh có thể có sốt vừa và nhẹ, thường tăng cao về chiều và tối, sốt kéo dài.
Trường hợp của bạn nhiều khả năng là bị lao khớp gối. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa xương khớp để xác định bệnh và chữa trị. Trước mắt bạn chần đi chụp x-quang đầu gối để có thể tìm ra những tổn thương và những dị tật có thể có. Sau đó bác sĩ có thể chỉ định bạn làm các xét nghiệm khác nếu cần thiết. Đồng thời bạn cũng nên hạn chế vận động khớp gối để tránh tình trạng trầm trọng hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Người già đầu gối bị sưng và đi lại khó khăn, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Nguyen Thanh Tam
Chào bác sĩ.
Mẹ tôi 62 tuổi. Khoảng 3 năm nay, mẹ tôi bị sưng phù đầu gối và đi lại khó khăn. Mẹ đi khám, bác sĩ kê toa thuốc uống nhưng không khỏi. Bệnh của mẹ tôi phải trị sao bác sĩ ơi?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Thật khó cho chúng tôi vì bạn mô tả quá ít thông tin về tình trạng bệnh của mẹ bạn. Chúng tôi chỉ có thể phỏng đoán là mẹ bạn bị thoái hóa khớp và gối sưng phù là do tràn dịch bên trong khớp gối.
Thoái hóa khớp gối tức là tình trạng sụn mặt khớp bị hư. Đây là bệnh lý có liên quan đến tuổi và hay xảy ra khi chúng ta bước vào tuổi 40-50.
Biểu hiện của bệnh là tình trạng đau khớp gối và đặc biệt là đau khe khớp gối bên trong. Đau tăng khi đi lại nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Tiến triển lâu dài khớp gối sẽ bị hư hoàn toàn và biến dạng vẹo vào trong gây đau đớn khi đi lại, sụn hư hoàn toàn gây tàn phế.
Về tây y sẽ điều trị bằng việc dùng thuốc kháng viêm giảm đau và chế độ tập luyện thích hợp.
Việc điều trị bằng thuốc nếu không hiệu quả sẽ phải sử dụng đến biện pháp phẫu thuật, ghép xương sụn tự thân qua nội soi. Khi sụn hư hoàn toàn là thay khớp gối nhân tạo toàn phần hoặc bán phần. Hiện tại một số bệnh viện đã có triển khai hầu hết các loại phẫu thuật kể trên.
Theo chúng tôi bạn nên đưa mẹ đến bệnh viện có khoa Chấn thương chỉnh hình để các bác sĩ khám chẩn đoán bệnh, từ đó sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
Thân ái!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare