Hỏi Bác Sĩ -
Khi mang thai, bà bầu sẽ có những thay đổi tâm lý lẫn sinh lý một cách rõ rệt nhất là chứng mất ngủ về đêm. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng đọc các giải đáp thắc mắc của các bác sĩ về căn bệnh này.
Tình trạng mất ngủ khi mang thai
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào Bs e năm nay 25t, trước khi mang bầu e bị mất ngủ triền miên, nhưng khi đi làm mệt e lại ngủ đc. Khi e mang bầu đc 28w thì hiện tượng mất ngủ của e tái lại, 5 ngày hôm nay e hoàn toàn ko ngủ đc chút nào, e tìm kiếm trên mạng họ nói mất ngủ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới thai nhi dẫn đến trẻ em sinh ra chậm phát triển trí tuệ khiến e rất lo lắng và buồn. Đêm con e đạp và trườn nghịch rất nhiều. E mong Bs cho e lời khuyên. E chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào em,
Những tháng cuối thai to , chèn ép , thai đạp nhiều , thớ khó nên việc ngủ kém là rất hay gặp . Nếu không ngủ được ban đêm thì vào ban ngày, bất cừ lúc nào buồn ngủ thì em tranh thủ ngủ. Em không làm việc căng thẳng cũng như suy nghĩ thái quá sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình.
Chúc mẹ con khoẻ mạnh nhé.
Bị mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn khi đang mang thai có sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em đang có bầu được 9 tuần. Gần đây em hay bị mất ngủ, cảm giác như các dây thần kinh căng ra, giật giật trên đầu. Tim và mạch đập nhanh, ăn uống không ngon miệng (chán ăn, em nghĩ có thể do em bị nghén), cơ thể mệt mỏi uể oải. Em xin hỏi bác sĩ là em có bệnh gì không ạ? Hay chỉ là do đang có bầu nên mới có những hiện tượng như vậy?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Ở người trưởng thành, nhịp tim bình thường từ 60-80 lần/phút, dao động tùy theo tuổi và giới tính, nhịp tim của phụ nữ thường nhanh hơn của nam giới và người trẻ thường nhanh hơn của người già. Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai nhịp tim có thể tăng lên trên 100 lần/phút vẫn được xem là bình thường. Nguyên nhân do cơ thể cần nhiều oxi để cung cấp cho mẹ và thai nhi, vì vậy bạn không nên quá lo lắng khi tim đập nhanh hơn, lúc này nên nghỉ ngơi thư giãn và không lo lắng quá nhiều. Ngoài ra phụ nữ mang thai còn có một số triệu chứng như:
Mệt mỏi: Cảm giác này không những xảy ra vào buổi tối mà cả ban ngày nữa. Tuy nhiên, cũng có người hoàn toàn cảm thấy không mệt mỏi.
Hay chóng mặt: Vì lúc này cơ thể phải tăng lượng tuần hoàn ở bụng dưới để nuôi thai nên bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt đặc biệt khi hoạt động mạnh hoặc thay đổi tư thế nhanh.
Cảm thấy xúc động một cách bất kỳ do lượng hormone biến đổi.
Ăn uống không ngon miệng.
Vì vậy với tình trạng hiện tại bạn không cần phải lo lắng quá, tuy nhiên việc mất ngủ có thể gây tác động đến sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và hỗ trợ chữa trị bằng các loại thuốc bổ để cải thiện tình trạng này.
Chúc bạn sức khỏe!
Bà bầu 32 tuần bị mất ngủ
Câu hỏi bởi: Nga
Chào Bác sĩ! Cháu 23 tuổi và đang có bầu 33 tuần. Dạo gần đây, cháu không thể nào ngủ được ngon giấc, gần như đêm nào cháu cũng ì ạch thức đến 4-5 tiếng, ban ngày cháu phải đi làm nên rất mệt mỏi. Cháu vẫn ăn uống bình thường nhưng từ tháng thứ 5 đến giờ cháu không tăng cân nữa (trước đó cháu đã tăng 7kg từ 43kg lên 50kg và giờ vẫn như vậy). Em bé của cháu thì phát triển khá tốt, 33 tuần được 2,4kg. Cháu cũng đi khám và Bác sĩ nói cháu bị thiếu máu. Cháu mong Bác sĩ giải đáp giúp cháu rằng cháu như vậy có tác động gì đến em bé khi sinh ra không và cháu phải làm sao để ngủ ngon và tránh mệt mỏi? Cháu cảm ơn Bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Về cân nặng của em bé, với thai 32 tuần tuổi cân nặng 2,4kg là bình thường. Em bé sẽ tăng cân nhanh trong những tuần sau. Điều quan trọng là cần theo dõi xem em bé có tăng cân đều hay không và cử động có tốt hay không (em bé có máy đều không). Ở các bà bầu cũng hay gặp tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, để chữa trị cháu nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu sắt như rau xanh, thịt, trứng, ngũ cốc, các loại đậu đỗ, trứng, sữa v.v… hoặc uống viên sắt theo chỉ định của bác sĩ. Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, thậm chí mất ngủ là hiện tượng hay gặp ở các bà bầu, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ.
Những lí do có thể kể đến là:
Cảm giác khó chịu khi bụng ngày càng to lên: Với những người vẫn quen nằm ngửa hay nằm sấp khi ngủ sẽ có cảm giác khó ngủ vì phải nằm nghiêng khi thai lớn. Ngoài ra, việc xoay trở mình cho đỡ mỏi giữa đêm cũng trở nên khó khăn hơn khi bụng đã nặng và to. Mắc tiểu liên tục: Vào ba tháng cuối, tử cung to lên, chèn ép vào bàng quang khiến các bà bầu hay bị buồn tiểu. Thận cũng phải làm việc nhiều hơn để lọc lượng máu tăng lên so với khi chưa mang thai khiến nước tiểu bài tiết nhiều hơn. Tim đập nhanh hơn: Khi thai nhi hoạt động nhiều về đêm sẽ khiến tim đập nhanh hơn để tăng lượng máu bơm. Khi lượng máu đưa nhiều về tử cung, tim lại phải làm việc tích cực hơn để đưa máu tới những bộ phận khác trong cơ thể. Khó thở: Đó là do tử cung to lên, chèn ép vào cơ hoành nằm ngay dưới phổi. Khó thở khiến các bà bầu hay bị trằn trọc, mất ngủ. Chuột rút và đau lưng: Những cơn đau đột ngột ở chân và mỏi lưng một phần là do bạn tăng cân. Ngoài ra, lúc này cơ thể cũng sản xuất ra hóoc môn relaxin làm giãn các dây chằng trong cơ thể, khiến giữ thăng bằng kém và dễ bị đau lưng. Đầy hơi, ợ chua: Khi mang thai, toàn bộ hệ tiêu hóa làm việc chậm lại, thức ăn ở lại trong dạ dày và ruột lâu hơn, gây đầy hơi, ợ chua và khó ngủ. Căng thẳng, lo lắng: Lo lắng về cuộc đẻ, về em bé trong bụng, về việc sinh nở cũng gây khó ngủ. Như vậy để ngủ ngon thì cần loại trừ những lí do gây khó ngủ.
Để giảm sự khó chịu do tư thế, cháu có thể tập nằm ngủ nghiêng, với chân hơi gập lại hoặc kê lên một cái gồi. Tư thế này sẽ giúp cháu dễ chịu hơn khi bụng to. Nằm nghiêng sang trái tốt hơn vì tử cung sẽ không đè lên gan như khi nằm ở bên phải. Ngủ nghiêng bên trái cũng gia tăng lượng máu chảy về tim, di chuyển đến tử cung, thai nhi và thận.
Để giảm cảm giác mắc tiểu, nên uống nhiều nước vào ban ngày và hạn chế uống nước vào 1-2 giờ trước khi đi ngủ.
Tránh đầy hơi, ợ chua bằng cách chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, và ăn 4-5 lần/ ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa/ ngày. Ăn tối ít nhất 3-4 giờ trước khi đi ngủ và tránh thức ăn nhiều gia vị. Nếu bị chuột rút, hãy kéo giãn bắp chân bằng cách nhấc chân lên rồi nhẹ nhàng xoa bóp chân, đặt một chai nước nóng lên phần bị chuột rút. Sau đó, có thể ngồi dậy và đi lại, vận động nhẹ nhàng.
Tắm nước ấm trong 15 phút hoặc uống một ly sữa ấm, trà thảo dược cũng giúp dễ ngủ hơn. Một số bà bầu cảm giác ngủ ngon hơn nếu ban ngày vận động và tập thể dục. Tuy nhiên, cần tập trước khi đi ngủ vài giờ. Nếu không, các chất endorphin và adrenaline tiết ra khi tập có thể gây khó ngủ. Đừng cố nhìn đồng hồ vì sẽ càng làm khó ngủ hơn. Nhiều khi không cố để ngủ nữa thì lại ngủ nhanh hơn. Cháu không nên xem tivi và điện thoại trước khi đi ngủ, nhưng có thể đọc một quyển sách để giúp buồn ngủ nhanh hơn. Ngoài ra, nên để nhiệt độ phòng mát mẻ và mặc quần áo rộng rãi để dễ ngủ hơn.
Chúc cháu luôn khỏe.
Mẹ bầu uống canxi vào có bị mất ngủ không?
Câu hỏi bởi: dinhthanhtuyenle91
Chào bác sĩ!
Mình hiện nay có bầu được 6 tháng hơn nhưng hôm nay có đi khám thai và được chích ngừa uốn ván mũi 2, không có triệu chứng gì bất thường và được bác sĩ cho thuốc sắt và canxi uống bổ sung, canxi mình uống buổi sáng sau khi ăn 1-2 tiếng. Mình ngủ trưa dậy thì hơi mệt và khi ngồi thì cảm thấy choáng váng. Hôm qua có thức khuya sáng thì dậy sớm nên thấy hơi buồn ngủ nên ngủ ráng thêm. Bác sĩ cho mình hỏi đây có phải là do mất ngủ hay là vì lý do như thế nào ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Uống can xi và sắt hay tiêm phòng uốn ván không gây mấy ngủ, bạn hãy tìm hiểu xem có lý do nào khác không nhé. Bạn hãy tiếp tục uống theo hướng dẫn của bác sĩ nhé .
Chúc bạn sức khỏe.
Bà bầu 6 tháng chưa chích tiêm phòng, khó ngủ khi nằm bên trái có sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi. Em mang bầu được 6 tháng mà chưa chích tiêm phòng. Mẹ chồng bảo hơn chục ngày nữa mới đi tiêm được. Dạo này em hay bị đau bụng trên phía bên trái mỗi khi nằm ngủ nghiêng sang trái. Mà theo trên mạng em tìm hiểu thì nằm bên trái tốt cho thai nhi. Nhưng em nằm bên trái thì rất là khó ngủ (trước đó em có bất cẩn đi phơi đồ trượt chân té dập 2 mông xuống thềm nhưng không có hiện tượng gì. Em bé vẫn đạp em bình thường nhưng từ lúc đó em nằm ngủ sang 1 bên thì cảm giác khó ngủ lắm bác sĩ. Bác sĩ giải đáp cho em được không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu bạn có thai lần 1 thì phải tiêm 2 mũi uốn ván, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 1 tháng và mũi 2 tối thiểu cách ngày dự kiến sinh 1 tháng vì như vậy mới có khả năng miễn dịch tốt. Bạn hãy đi khám thai và tiêm nhé. Còn khi có thai nếu khó chịu thì bạn hãy tìm tư thế phù hợp với mình nhất thôi, có nhiều người nằm nghiêng trái thấy thoải mái và dễ chịu còn nếu bạn thấy khó chịu thì thôi không nằm nghiêng cũng không sao.
Chúc bạn khỏe.
Khi mang thai, bà bầu sẽ có những thay đổi tâm lý lẫn sinh lý một cách rõ rệt nhất là chứng mất ngủ về đêm. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng đọc các giải đáp thắc mắc của các bác sĩ về căn bệnh này.
Tình trạng mất ngủ khi mang thai
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào Bs e năm nay 25t, trước khi mang bầu e bị mất ngủ triền miên, nhưng khi đi làm mệt e lại ngủ đc. Khi e mang bầu đc 28w thì hiện tượng mất ngủ của e tái lại, 5 ngày hôm nay e hoàn toàn ko ngủ đc chút nào, e tìm kiếm trên mạng họ nói mất ngủ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới thai nhi dẫn đến trẻ em sinh ra chậm phát triển trí tuệ khiến e rất lo lắng và buồn. Đêm con e đạp và trườn nghịch rất nhiều. E mong Bs cho e lời khuyên. E chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào em,
Những tháng cuối thai to , chèn ép , thai đạp nhiều , thớ khó nên việc ngủ kém là rất hay gặp . Nếu không ngủ được ban đêm thì vào ban ngày, bất cừ lúc nào buồn ngủ thì em tranh thủ ngủ. Em không làm việc căng thẳng cũng như suy nghĩ thái quá sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình.
Chúc mẹ con khoẻ mạnh nhé.
Bị mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn khi đang mang thai có sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em đang có bầu được 9 tuần. Gần đây em hay bị mất ngủ, cảm giác như các dây thần kinh căng ra, giật giật trên đầu. Tim và mạch đập nhanh, ăn uống không ngon miệng (chán ăn, em nghĩ có thể do em bị nghén), cơ thể mệt mỏi uể oải. Em xin hỏi bác sĩ là em có bệnh gì không ạ? Hay chỉ là do đang có bầu nên mới có những hiện tượng như vậy?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Ở người trưởng thành, nhịp tim bình thường từ 60-80 lần/phút, dao động tùy theo tuổi và giới tính, nhịp tim của phụ nữ thường nhanh hơn của nam giới và người trẻ thường nhanh hơn của người già. Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai nhịp tim có thể tăng lên trên 100 lần/phút vẫn được xem là bình thường. Nguyên nhân do cơ thể cần nhiều oxi để cung cấp cho mẹ và thai nhi, vì vậy bạn không nên quá lo lắng khi tim đập nhanh hơn, lúc này nên nghỉ ngơi thư giãn và không lo lắng quá nhiều. Ngoài ra phụ nữ mang thai còn có một số triệu chứng như:
Mệt mỏi: Cảm giác này không những xảy ra vào buổi tối mà cả ban ngày nữa. Tuy nhiên, cũng có người hoàn toàn cảm thấy không mệt mỏi.
Hay chóng mặt: Vì lúc này cơ thể phải tăng lượng tuần hoàn ở bụng dưới để nuôi thai nên bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt đặc biệt khi hoạt động mạnh hoặc thay đổi tư thế nhanh.
Cảm thấy xúc động một cách bất kỳ do lượng hormone biến đổi.
Ăn uống không ngon miệng.
Vì vậy với tình trạng hiện tại bạn không cần phải lo lắng quá, tuy nhiên việc mất ngủ có thể gây tác động đến sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và hỗ trợ chữa trị bằng các loại thuốc bổ để cải thiện tình trạng này.
Chúc bạn sức khỏe!
Bà bầu 32 tuần bị mất ngủ
Câu hỏi bởi: Nga
Chào Bác sĩ! Cháu 23 tuổi và đang có bầu 33 tuần. Dạo gần đây, cháu không thể nào ngủ được ngon giấc, gần như đêm nào cháu cũng ì ạch thức đến 4-5 tiếng, ban ngày cháu phải đi làm nên rất mệt mỏi. Cháu vẫn ăn uống bình thường nhưng từ tháng thứ 5 đến giờ cháu không tăng cân nữa (trước đó cháu đã tăng 7kg từ 43kg lên 50kg và giờ vẫn như vậy). Em bé của cháu thì phát triển khá tốt, 33 tuần được 2,4kg. Cháu cũng đi khám và Bác sĩ nói cháu bị thiếu máu. Cháu mong Bác sĩ giải đáp giúp cháu rằng cháu như vậy có tác động gì đến em bé khi sinh ra không và cháu phải làm sao để ngủ ngon và tránh mệt mỏi? Cháu cảm ơn Bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Về cân nặng của em bé, với thai 32 tuần tuổi cân nặng 2,4kg là bình thường. Em bé sẽ tăng cân nhanh trong những tuần sau. Điều quan trọng là cần theo dõi xem em bé có tăng cân đều hay không và cử động có tốt hay không (em bé có máy đều không). Ở các bà bầu cũng hay gặp tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, để chữa trị cháu nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu sắt như rau xanh, thịt, trứng, ngũ cốc, các loại đậu đỗ, trứng, sữa v.v… hoặc uống viên sắt theo chỉ định của bác sĩ. Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, thậm chí mất ngủ là hiện tượng hay gặp ở các bà bầu, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ.
Những lí do có thể kể đến là:
Cảm giác khó chịu khi bụng ngày càng to lên: Với những người vẫn quen nằm ngửa hay nằm sấp khi ngủ sẽ có cảm giác khó ngủ vì phải nằm nghiêng khi thai lớn. Ngoài ra, việc xoay trở mình cho đỡ mỏi giữa đêm cũng trở nên khó khăn hơn khi bụng đã nặng và to. Mắc tiểu liên tục: Vào ba tháng cuối, tử cung to lên, chèn ép vào bàng quang khiến các bà bầu hay bị buồn tiểu. Thận cũng phải làm việc nhiều hơn để lọc lượng máu tăng lên so với khi chưa mang thai khiến nước tiểu bài tiết nhiều hơn. Tim đập nhanh hơn: Khi thai nhi hoạt động nhiều về đêm sẽ khiến tim đập nhanh hơn để tăng lượng máu bơm. Khi lượng máu đưa nhiều về tử cung, tim lại phải làm việc tích cực hơn để đưa máu tới những bộ phận khác trong cơ thể. Khó thở: Đó là do tử cung to lên, chèn ép vào cơ hoành nằm ngay dưới phổi. Khó thở khiến các bà bầu hay bị trằn trọc, mất ngủ. Chuột rút và đau lưng: Những cơn đau đột ngột ở chân và mỏi lưng một phần là do bạn tăng cân. Ngoài ra, lúc này cơ thể cũng sản xuất ra hóoc môn relaxin làm giãn các dây chằng trong cơ thể, khiến giữ thăng bằng kém và dễ bị đau lưng. Đầy hơi, ợ chua: Khi mang thai, toàn bộ hệ tiêu hóa làm việc chậm lại, thức ăn ở lại trong dạ dày và ruột lâu hơn, gây đầy hơi, ợ chua và khó ngủ. Căng thẳng, lo lắng: Lo lắng về cuộc đẻ, về em bé trong bụng, về việc sinh nở cũng gây khó ngủ. Như vậy để ngủ ngon thì cần loại trừ những lí do gây khó ngủ.
Để giảm sự khó chịu do tư thế, cháu có thể tập nằm ngủ nghiêng, với chân hơi gập lại hoặc kê lên một cái gồi. Tư thế này sẽ giúp cháu dễ chịu hơn khi bụng to. Nằm nghiêng sang trái tốt hơn vì tử cung sẽ không đè lên gan như khi nằm ở bên phải. Ngủ nghiêng bên trái cũng gia tăng lượng máu chảy về tim, di chuyển đến tử cung, thai nhi và thận.
Để giảm cảm giác mắc tiểu, nên uống nhiều nước vào ban ngày và hạn chế uống nước vào 1-2 giờ trước khi đi ngủ.
Tránh đầy hơi, ợ chua bằng cách chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, và ăn 4-5 lần/ ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa/ ngày. Ăn tối ít nhất 3-4 giờ trước khi đi ngủ và tránh thức ăn nhiều gia vị. Nếu bị chuột rút, hãy kéo giãn bắp chân bằng cách nhấc chân lên rồi nhẹ nhàng xoa bóp chân, đặt một chai nước nóng lên phần bị chuột rút. Sau đó, có thể ngồi dậy và đi lại, vận động nhẹ nhàng.
Tắm nước ấm trong 15 phút hoặc uống một ly sữa ấm, trà thảo dược cũng giúp dễ ngủ hơn. Một số bà bầu cảm giác ngủ ngon hơn nếu ban ngày vận động và tập thể dục. Tuy nhiên, cần tập trước khi đi ngủ vài giờ. Nếu không, các chất endorphin và adrenaline tiết ra khi tập có thể gây khó ngủ. Đừng cố nhìn đồng hồ vì sẽ càng làm khó ngủ hơn. Nhiều khi không cố để ngủ nữa thì lại ngủ nhanh hơn. Cháu không nên xem tivi và điện thoại trước khi đi ngủ, nhưng có thể đọc một quyển sách để giúp buồn ngủ nhanh hơn. Ngoài ra, nên để nhiệt độ phòng mát mẻ và mặc quần áo rộng rãi để dễ ngủ hơn.
Chúc cháu luôn khỏe.
Mẹ bầu uống canxi vào có bị mất ngủ không?
Câu hỏi bởi: dinhthanhtuyenle91
Chào bác sĩ!
Mình hiện nay có bầu được 6 tháng hơn nhưng hôm nay có đi khám thai và được chích ngừa uốn ván mũi 2, không có triệu chứng gì bất thường và được bác sĩ cho thuốc sắt và canxi uống bổ sung, canxi mình uống buổi sáng sau khi ăn 1-2 tiếng. Mình ngủ trưa dậy thì hơi mệt và khi ngồi thì cảm thấy choáng váng. Hôm qua có thức khuya sáng thì dậy sớm nên thấy hơi buồn ngủ nên ngủ ráng thêm. Bác sĩ cho mình hỏi đây có phải là do mất ngủ hay là vì lý do như thế nào ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Uống can xi và sắt hay tiêm phòng uốn ván không gây mấy ngủ, bạn hãy tìm hiểu xem có lý do nào khác không nhé. Bạn hãy tiếp tục uống theo hướng dẫn của bác sĩ nhé .
Chúc bạn sức khỏe.
Bà bầu 6 tháng chưa chích tiêm phòng, khó ngủ khi nằm bên trái có sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi. Em mang bầu được 6 tháng mà chưa chích tiêm phòng. Mẹ chồng bảo hơn chục ngày nữa mới đi tiêm được. Dạo này em hay bị đau bụng trên phía bên trái mỗi khi nằm ngủ nghiêng sang trái. Mà theo trên mạng em tìm hiểu thì nằm bên trái tốt cho thai nhi. Nhưng em nằm bên trái thì rất là khó ngủ (trước đó em có bất cẩn đi phơi đồ trượt chân té dập 2 mông xuống thềm nhưng không có hiện tượng gì. Em bé vẫn đạp em bình thường nhưng từ lúc đó em nằm ngủ sang 1 bên thì cảm giác khó ngủ lắm bác sĩ. Bác sĩ giải đáp cho em được không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu bạn có thai lần 1 thì phải tiêm 2 mũi uốn ván, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 1 tháng và mũi 2 tối thiểu cách ngày dự kiến sinh 1 tháng vì như vậy mới có khả năng miễn dịch tốt. Bạn hãy đi khám thai và tiêm nhé. Còn khi có thai nếu khó chịu thì bạn hãy tìm tư thế phù hợp với mình nhất thôi, có nhiều người nằm nghiêng trái thấy thoải mái và dễ chịu còn nếu bạn thấy khó chịu thì thôi không nằm nghiêng cũng không sao.
Chúc bạn khỏe.
Theo ViCare