Lưu ý về ăn uống người bị bệnh gout nào cũng nên biết


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Một trong những cách hỗ trợ việc hạn chế tác động của bệnh gout là điều chỉnh dinh dưỡng. Tuyển chọn câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn nắm được cách ăn uống phù hợp khi mắc phải vấn đề này!

Bị bệnh Gout phải hạn chế những thức ăn nào?


Câu hỏi bởi: Trần Anh

Thưa bác sĩ.

Cháu muốn hỏi bệnh Gout thì phải hạn chế ăn những gì, không được ăn những gì và ngoài ra có những món ăn thức uống nào thật tốt cho bệnh ạ?

Cháu cám ơn bác sĩ!

Chào cháu.

Bệnh Gout thường hay đi kèm với các bệnh lý khác chung trong hội chứng chuyển hóa như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu (mỡ máu cao)….

Chế độ ăn của bệnh Gout như sau:

Không ăn hay uống (tuyệt đối): rượu mạnh, phủ tạng động vật như tim, gan, cật, óc, lá lách, dạ dày,… trứng lộn, trứng cá, mỡ.

Hạn chế (tương đối, tức ăn ít): các thịt đỏ như thịt bò, hải sản như tôm, cua, hàu, măng tây, cải bó xôi, chocolate, cafe, trà, cacao…

Ăn nhiều: rau và trái cây tươi: tốt nhất như cần, chouffler, dưa leo,…

Như trên đã nói, bệnh Gout thường kèm theo các bệnh khác như huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao… nên cần áp dụng thêm chế độ ăn của các bệnh này như hạn chế muối, hạn chế đường và tinh bột…

Ngoài chế độ ăn ra còn cần chế độ sinh hoạt và vận động hợp lý, tránh béo phì…

Chào cháu và chúc cháu luôn vui, khỏe!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Người bị bệnh Gout có ăn yến sào được không?


Câu hỏi bởi: Hồng Hạnh

Chào bác sĩ!

Bác sĩ ơi cho em hỏi, người bị bệnh Gout có ăn yến sào được không? Nếu ăn thì liều lượng như thế nào thì vừa đủ? Rất mong nhận được sự giúp đỡ của bác sĩ.

Em rất cảm ơn!

Chào bạn!

Trong yến sào rất giàu đạm (50-60%), yến được cho là có nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm, điển hình là một số loại Protein và axit Amin như Amide, Humin, Arginine, Cystine, Histidine, and Lysin.

Ngoài ra, tổ yến còn được cho là chứa các khoáng chất như canxi, sắt, kali, phốt pho và magie.

Trong mỗi chén yến sào có từ 2-5g yến vì vậy hàm lượng đạm trong mỗi chén yến khi ăn vào cơ thể cũng không nhiều lắm.

Tuy nhiên để cho an toàn thì người bị Gout cấp nên hạn chế ăn yến, còn người Gout mãn khi nồng độ axit uric/máu ổn định thì có thể ăn được khoảng 2-3 lần/tháng. Số lần có thể tăng lên hay giảm xuống tùy theo cơ thể mỗi người.

Thân mến!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Chế độ ăn uống khi bị Gout như thế nào cho thích hợp?


Câu hỏi bởi: Kiều My

Thưa bác sĩ Tuyết Hoa.

Bố em vừa đi khám về và có kết quả bị Gout, ngoài ra còn có đường cao, Cholesterol cao. Như vậy bố em cần có chế độ ăn uống như thế nào cho thích hợp? Phải kiêng ăn và bổ sung những thực phẩm gì?

Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Chào bạn.

Người bị Gout phải hạn chế đạm trong khẩu phần ăn, không ăn phủ tạng động vật, thịt gia cầm, thịt đỏ. Bổ sung cá và thực vật. Về đái tháo đường cần hạn chế thức ăn ngọt và giảm tinh bột, tăng cường rau cải, chất xơ.

Thân mến.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Cách điều trị và chế độ ăn cho người bị bệnh gout


Câu hỏi bởi: thanh bui

Cháo bác sĩ. Tôi năm nay 37 tuổi, là nam giới đang sinh sống tại Đăk Lắk, gần đây tôi thấy các khớp có dấu hiệu viêm sưng đỏ, mỗi khi ngồi lâu có cảm giác tê bì ở bắp chân. Vậy tôi có phải bị gout không? Thưa bác sĩ nếu bị thì cách điều trị và ăn uống sinh hoạt như thế nào? Tôi cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào bạn.

Bệnh gout là do nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Thông thường axit uric bị phần hủy trong máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Tuy nhiên, đôi khi cơ thể tạo ra quá nhiều axit uric hoặc thải axit uric này qua nước tiểu quá ít. Hậu quả là axit uric trong máu tăng lên, tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc bao quanh khớp gây ra biểu hiện đau khớp, viêm sưng khớp.

Nguyên nhân ăn uống có vai trò rất quan trọng và là yếu tố góp phần quá trình thúc đẩy bệnh gout phát sinh cũng như làm tăng quá trình tái phát bệnh.

Vì vậy, khi đã mắc bệnh gout phải sử dụng những thực phẩm mà làm sao khi ăn vào không tạo ra nhiều axit uric. Cụ thể:

Dùng những thực phẩm như: ngũ cốc, khoai củ, trứng, sữa, phomát, các loại hạt, các loại rau củ không chua, các loại rau quả có tính chất lợi tiểu để tránh axit uric ứ đọng trong cơ thể.

Những bệnh nhân có cholesterrol máu cao không nên dùng quá 2 quả trứng/tuần.

Chất béo sử dụng là bơ, dầu thực vật.

Người bị gout có thể dùng thêm các loại thịt, cá tôm cua nhưng dùng với mức độ vừa phải và nên ăn thịt trắng.

Hạn chế các loại thịt đỏ như thịt thú rừng, thịt bò hoặc tôm, của hải sản có quá nhiều nhân burin, các loại phủ tạng động vật, cá mòi, cá trích, cá đóng hộp cũng nên thận trọng.

Các thực phẩm khác như măng tây, một số loại nấm, một số đồ uống như bia, rượu, nước trà, cà phê cũng nên hạn chế, lưu ý uống với mức độ vừa phải.

Đặc biệt, khi đã bị gout không nên ăn hoặc uống nước ép của các loại hoa quả chua như: bưởi, chanh, cam, khế… Vì trong môi trường axit đó khi dung nạp vào người càng làm cho cơ thể lắng đọng axit uric, khi đó bệnh gút càng dễ tái phát.

Để tăng đào thải axit uric thì bệnh nhân nên uống nhiều nước, các loại nước khoáng. Một ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước khoáng, thậm chí 2,5 lít nước khoáng chứa kiềm nếu bệnh nhân không thấy các bệnh về tim mạch.

Để phòng tránh bệnh gout đến từ đâu nên có chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng hóa thức ăn. Đặc biệt, khi liên hoan, tiệc tùng cũng nên phối hợp các món ăn đa dạng, không nên lạm dụng nhiều các thực phẩm có nhiều nhân burin khiến tăng axit uric như đã nói ở trên.

Với tình huống của bạn nếu chỉ căn cứ vào biểu hiện các khớp viêm sưng đỏ thì chưa thể kết luận là bạn bị bệnh gout, vì nhiều bệnh viêm khớp khác cũng có biểu hiện như vậy. Do đó bạn nên đi khám chuyên khoa xương khớp để được làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó có hướng chữa trị phù hợp.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bệnh ung thư máu kèm bệnh Gout thì nên ăn uống như thế nào?


Câu hỏi bởi: Ngôi Sao Xanh

Chào bác sĩ.

Ba cháu 62 tuổi, mắc bệnh ung thư máu trắng đã chữa khỏi ở bên Mỹ. Ăn uống bình thường nhưng khi về Việt Nam xuất hiện rất nhiều bệnh:

Chóng mặt, buồn nôn, hay sốt nhẹ, nhức đầu.

Mu bàn tay sưng to nhưng không đau (bị ở bên Mỹ sau khi ngủ dậy 1 đêm, khám ở Đại học Y Dược và đã lành) nhưng các khớp ngón tay, ngón chân có dấu hiệu đau và khó co duỗi.

Rất khó ăn uống vì hay nôn ói sau khi ăn.

Xét nghiệm máu Acid Uric ở 7,5. Nội soi dạ dày có xung huyết nhẹ. Kết luận âm tính. Nội soi đại tràng bình thường.

Bệnh thiếu máu nên ăn thức ăn có chất sắt như thịt bò, gan, rau. Nhưng bệnh gút lại kiêng thịt bò, gan. Thấy ba lúc nào cũng mệt mỏi, cháu và mẹ rất buồn nhưng không biết phải làm sao chữa bệnh cho đúng cách.

Kính mong bác sĩ tư vấn giúp cho ba cháu cách ăn uống và chữa bệnh hợp lý.

Cháu xin chân thành cảm ơn.

Chào cháu.

Căn bệnh Ung thư (K) nói chung không chữa khỏi đâu cháu, chỉ là tạm ổn định mà thôi. Có thể hiện giờ ba cháu đang bị các triệu chứng của bệnh K máu kèm bệnh Gout. Ví dụ K gây thiếu máu (biểu hiện chóng mặt, mệt, buồn nôn, ăn uống kém,…), K còn gây sốt nhẹ. Chính ăn uống kém lại gây viêm dạ dày, thiếu máu. Đau nhức các khớp, khó co duỗi,…có thể là triệu chứng của cơn Gout cấp (kèm sốt).

Đúng là chất sắt có nhiều trong gan, thịt bò… nhưng cũng có trong một số thực phẩm khác như các loại rau, các loại hạt đậu (mè, hạnh nhân,…), ngũ cốc (lúa mạch, yến mạch…), nhưng cũng nên tránh dùng chung với các sản phẩm có thể làm hạn chế sự hấp thu sắt (ví dụ sữa, trà, café, coca,…).

Trong điều trị thiếu máu, ngoài sắt ra còn cần các chất khác như protid, vitamin C, B12, acid folic,…

Bệnh Gout kiêng ăn các loại thịt đỏ trong giai đoạn cấp, khi bệnh điều trị ổn thì có thể ăn với lượng vừa phải.

Cháu nên khuyên ba khám bác sĩ chuyên khoa Ung bướu để kiểm tra lại bệnh K máu kèm Gout. Thêm vào đó, ba cháu chia nhỏ bữa ăn ra (có thể ăn 5-6 bữa/ ngày), đa dạng thực phẩm, tăng cường rau xanh và trái cây…

Chúc ba cháu nhiều sức khỏe.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl