Lưu ý cần biết để chữa trị tiểu rắt hiệu quả


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Chữa trị chứng tiểu rắt là vấn đề mà không ít người quan tâm đến. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về nó qua các câu hỏi đã được chuyên gia giải đáp sau đây nhé!

Tư vấn điều trị khi đi tiểu lắt nhắt 3 năm điều trị mãi không khỏi


Câu hỏi bởi: Ngọc

Thưa bác sĩ.

Em tên Ngọc, năm nay 29 tuổi, em được biết bác sĩ có nhiều kinh nghiệm về việc chẩn đoán và chữa trị bệnh này. Em nghi mình bị viêm niệu đạo mãn tính, em bị trước đây 5 năm rồi (có thể từ khi em hay mộng tinh, nằm ngủ hay nằm úp, đè dương vật xuống, mỗi lần mộng tinh đều có cảm giác đè rất mạnh niệu đạo xuống từ đó hiện tượng khó chịu ở niệu đạo và đi tiểu lắt nhắt xuất hiện).

Hiện tượng của em là đi tiểu nhiều, lắt nhắt, cảm giác không đi hết bãi, khó chịu ở niệu đạo, không thấy mủ gì hết, thỉnh thoảng thấy nóng rát ở niệu đạo nữa ( tất cả đều xuất phát từ niệu đạo). Em khám ở rất nhiều bệnh viện và phòng khám có uy tín, làm đủ các xét nghiệm từ xét nghiệm nước tiểu, tế bào đến nội soi niệu đạo, chụp UIV, CT nhưng vẫn không phát hiện được. Em cũng tiêm, uống rất nhiều thuốc mà vẫn không khỏi. Bây giờ em cũng không biết đi đâu khám và làm thế nào nữa, vì em đang chữa ở những nơi rất uy tín và nhiều kinh nghiệm về bệnh này rồi, có lần họ còn nghi em bị lao tiết niệu. Em rất mong được sự giúp đỡ và tư vẫn của bác sĩ.

Em chân thành cảm ơn!

Chào em.

Với tình trạng bệnh của em, chúng tôi xin tư vấn như sau: Tình trạng khó chịu ở niệu đạo, đi tiểu nhiều, lắt nhắt khó chịu thường do: viêm bàng quang, viêm vùng tam giác cổ bàng quang, sỏi bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến nhưng cũng có thể do những đợt xúc động quá mạnh.

Muốn vậy, em cần làm các xét nghiệm siêu âm, chụp UIV hệ niệu, soi và cấy nước tiểu, làm kháng sinh đồ để tìm kháng sinh thích hợp điều trị. Nếu nghi ngờ là lao tiết niệu , em cần xét nghiệm nước tiểu, tìm vi khuẩn lao (BK) trực tiếp và nuôi cấy nhiều lần (vì vi khuẩn lao trong nước tiểu ít và chỉ bài tiết từng đợt), và cần phối hợp tìm tổn thương lao đặc hiệu qua sinh thiết mào tinh hoàn, kết hợp với việc khai thác bệnh sử (tiền sử gia đình có người bị lao) bản thân đã và đang điều trị lao phổi hay một lao ngoài phổi khác, chưa tiêm phòng vaccin BCG và mắc một số bệnh toàn thân có suy giảm sức đề kháng của cơ thể như tiểu đường.

Chụp UIV hệ tiết niệu, có thể thấy tổn thương hẹp, giãn hoặc nham nhở vùng đài thận, bể thận. Những hình ảnh này có giá trị chẩn đoán xác định khi chưa tìm thấy vi khuẩn lao.

Soi bàng quang: Cũng có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán nhưng tổn thương thường xuất hiện ở giai đoạn muộn.

Em cần tái khám lại ở các cơ sở y tế có chuyên gia đầu ngành về Tiết niệu để được theo dõi, chẩn đoán và tư vấn rõ hơn, em nhé!

Chúc em trị liệu có hiệu quả!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, đi đâu thì khám hiệu quả nhất?


Câu hỏi bởi: Daotran

Chào bác sĩ!

Em là Trần Thị Đào, 27 tuổi. Em đang làm việc tại văn phòng cho một công ty nước ngoài. Em kết hôn đã gần được 1 năm. Hiện tại thì tụi em vẫn chưa có em bé. Bác sĩ cho em hỏi, em thường đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi lúc ít lúc nhiều cũng không giống nhau, nhiều lúc muốn đi nhưng ngồi mãi mới đi được, có lúc cũng thấy khó chịu bên dưới nhưng không phải thường xuyên, em rất sợ uống nước dừa hay nước có ga, canh rau má hay canh cải… nếu ăn vào em sẽ đi tiều riết mà không thể ngồi yên được.

Về đêm ngủ không yên giấc vì phải đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là khi quan hệ vợ chồng xong lại càng mắc tiểu không thể nhịn nổi.

Bệnh này em mắc cũng hơn 1 năm rồi. Em có đi khám rất nhiều lần, Bình Dương và Sài Gòn, các bệnh viện hầu như em cũng đã đi khám nhưng kết quả lại không được gì. Có chỗ kêu là không sao, có chỗ thì kêu viêm đường tiết niệu, có chỗ kêu bàng quang kích thích, em cũng đi khám phụ khoa, (bác sĩ kêu bị viêm nhẹ âm đạo và cho thuốc uống)., mỗi lần đi khám về họ cho uống 10 ngày thuốc nhưng không thuyên giảm tý nào, bệnh vấn thế.

Mong bác dĩ tư vấn giúp em, như vậy là em bị bệnh gì và em cần đi đâu thì khám hiệu quả nhất, mong là bớt bệnh Xin hãy tư vấn giúp em.

Em cảm ơn bác sĩ!

Bạn Đào thân mến.

Qua thư bạn mô tả, điều đầu tiên bác sĩ nghĩ là bạn bị nhiễm trùng đường tiểu dưới. Biểu hiện của bệnh này gồm những triệu chứng như bạn mô tả, có thể kèm thêm tiểu gắt, nặng vùng bụng dưới, đau thốn khi đi tiểu lan xuống bẹn và đùi… Để chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu cần thử nước tiểu thường qui, siêu âm bụng, nếu kỹ phải cấy nước tiểu làm kháng sinh đồ.

Vả lại điều trị nhiễm trùng đường tiểu không đơn giản là uống thuốc 10 ngày mà khỏi hết đâu bạn.Nhiễm trùng đường tiểu đặc biệt ở phụ nữ càng rắc rối trong vấn đề điều trị do cấu trúc giải phẫu. Ở phụ nữ, đường tiểu, đường sinh dục và hậu môn nằm rất gần nhau, vì vậy chỉ cần một động tác vệ sinh không đúng cách sau khi đi tiêu tiểu, hay ngay cả khi cách quan hệ tình dục vẫn có nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Bệnh này có thể lây từ đường âm đạo sang (như bạn có nói bị viêm âm đạo), mà điều trị viêm âm đạo cũng không đơn giản chỉ uống 1 toa thuốc mà khỏi hẳn được, bởi viêm âm đạo có thể bị tái nhiễm từ chồng trong quan hệ tình dục những lần sau đó.

Tóm lại bạn cần điều trị nhiễm trùng đường tiểu tích cực, bạn có thể đi khám tại các phòng khám chuyên khoa Tiết niệu của bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh viện Bình dân… Ngoài ra, bạn cần điều trị triệt để bệnh phụ khoa nếu có, nếu cần phải điều trị cho cả chồng.

Một vấn đề cần đặt ra nữa là bạn bị tiểu nhiều lần, vậy mỗi lần đi có nhiều không hay chỉ chút xíu? Nếu bạn đã làm tất cả các xét nghiệm kể trên rồi và đều âm tính thì xem lại trường hợp dị dạng đường tiết niệu, bạn cần chụp CT hay MRI bụng chậu.

Chúc bạn mau lành bệnh và hạnh phúc!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Hay đi tiểu nhiều lần trong ngày nhất là vào ban đêm, cơ thể luôn mệt mỏi, bị bệnh gì?


Câu hỏi bởi: bạn đọc BD

Thưa bác sĩ.

Tôi 32 tuổi (nữ) đã có gia đình. Tôi hay đi tiểu nhiều lần trong ngày (khoảng 15 phút 1 lần) nhất là vào ban đêm, cơ thể luôn mệt mỏi. Xin hỏi tôi bị bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn.

Tiểu nhiều lần có thể là triệu chứng của viêm đường tiết niệu, chủ yếu là bàng quang, đặc biệt viêm ở bàng quang do các nguyên nhân: sỏi, polyp bàng quang; bệnh bàng quang thần kinh; viêm bàng quang do các nguyên nhân khác.

Ngoài ra, còn do nguyên nhân từ ngoài bàng quang như: khối u ngoài bàng quang đè vào, có thai… Nếu tiểu nhiều, kèm uống nước nhiều, người gầy sút thì thuộc về nguyên nhân nội tiết.

Xét nghiệm nước tiểu (24 giờ) có đạm cần phải định lượng xem lượng đạm là bao nhiêu, có tế bào trụ hình, trụ hạt trong nước tiểu không. Nên kết hợp siêu âm để xác định có sỏi ở bàng quang hay đường tiểu không. Nếu không có thai, bạn có thể dùng một đợt thuốc:

Zinnat 500mg, dùng 2 viên/ngày, uống trong 7 ngày.

Mictasol blue, dùng 3 viên/ngày, uống trong 7 ngày.

Sau 1 tuần dùng thuốc, bạn nên đi siêu âm và xét nghiệm lại nước tiểu, nếu vẫn còn đạm thì cần khám chuyên khoa Tiết niệu để làm các xét nghiệm sâu hơn để đánh giá chức năng thận, sau đó bác sĩ chuyên khoa sẽ có hướng dẫn cách điều trị tiếp cho bạn.

Chúc bạn sức khỏe.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Làm sao khi trẻ đái rắt không rõ nguyên nhân?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Bs cho e hỏi: con gái e 7 tuổi, từ tháng 7 đến nay bé bị đái rắt, e cho đi khám và đc uống kháng sinh liều cao tổng cộng 25 ngày. Sau đó đỡ 1 thời gian. Cách đây 1 tháng bé lại đáo rắt. E cho bé khám ở Bv tỉnh, Bv bạch mai, Bv hồng Ngọc thì đều cho kết quả khỏe mạnh. Bé nhà e k sốt, chỉ đái rắt không rõ nguyên nhân. E ko biết phải làm gì nữa. Bất le j nhìn con. Kính mong Bs chỉ dẫn ah. E xin đội ơn ah.

Bác sĩ Lê Chí Công


Nếu con bạn thường xuyên đái gắt, xét nghiệm có thể âm tính nhưng khi cấy nước tiểu có thể ra vi trùng. Bạn nên đề nghị bác sĩ kiểm tra lại hệ niệu xem có bất thường không, cấy nước tiểu kháng sinh đồ, xem con bạn mặc tã có hăm hay không. Đặc điểm bé gái đường tiểu dưới ngắn nên hay dễ nhiễm trùng ngược dòng, cần vệ sinh kỹ.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.