Tật nháy mắt và những điều ai cũng cần biết!


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Nháy mắt là một tật gây nhiều bất tiện cho người mắc phải. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về hiện tượng này qua các tư vấn sau đây của y bác sĩ nhãn khoa nhé!

Tật nháy mắt là do thói quen hay bệnh?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Thưa bác sĩ! Tôi năm nay 32 tuổi, giới tính nữ. Tôi bị tật nháy mắt từ rất lâu khi còn bé. Bây giờ nếu không nháy thì mắt tôi bị mỏi. Vậy bác sĩ có thể cho tôi biết đó là thói quen hay là bệnh thưa bác sĩ?

Tôi xin cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn!

Về mặt định nghĩa tật nháy mắt (hay tíc mắt) được coi là những cử động không có chủ ý, thường xảy ra ở cả hai bên mắt, do co thắt cơ dưới da mi, cơ vòng mi phần trước sụn và cung mày. Trong chuyên khoa Mắt thì nháy mắt không gây mù lòa nhưng gây khó chịu cho người bệnh. Cơn nháy mắt thường xuất hiện nhiều khi bệnh nhân gặp stress. Nháy mắt nặng lên khi bệnh nhân nhìn tập trung, khi lắng nghe chăm chú hay đi lại. Thời khắc xuất hiện nháy mắt cũng thay đổi trong ngày tùy bệnh nhân và được cải thiện nhiều (giảm hoặc biến mất) nếu bệnh nhân được nghỉ ngơi. Nháy mắt là một bệnh lý, sau một thời gian dài không được chữa trị nháy mắt thường xuyên hơn, nặng hơn nữa thì dẫn tới nhắm mắt gần như hoàn toàn trong nhiều phút liền.

Bạn bị từ khi còn bé mà năm nay đã 31 tuổi, tức thời gian mắc bệnh cũng khá lâu, chính vì vậy bạn nên đi khám sớm để tìm lí do và chữa trị sớm. Tránh để tình trạng này kéo dài thêm gây những hậu quả không đáng xảy ra. Nguyên nhân của nháy mắt rất phức tạp, nhiều khi việc tìm kiếm căn nguyên là vô vọng. Trong đó lí do tại thần kinh trung ương là phổ biến nhất. Điều trị cơn nháy mắt không phải là đơn giản và nhanh chóng. Bao giờ việc chữa trị cũng bắt đầu bằng việc uống thuốc, nghỉ ngơi và tâm lý liệu pháp. Các thuốc sẽ hướng vào việc lập lại cân bằng giữa hai hệ: Dopamine (chất trung gian thần kinh gây co cơ) và Cholinergic (chất trung gian thần kinh gây giãn cơ). Điều trị phẫu thuật chỉ là “cực chẳng đã” mới nghĩ đến. Hiện nay, trong việc chữa trị nháy mắt phối hợp giữa 3 chuyên khoa: Thần kinh, Mắt và Tạo hình đã đem lại bước ngoặt đáng kể trong kết quả chữa trị bệnh. Chính vì vậy, bạn nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Có cách nào chữa dứt điểm tật nháy mắt không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Con tôi năm nay 8 tuổi, học lớp 2, cháu bị loạn thị từ hồi 6 tuổi, đeo kính 2,5 D. Mắt cháu năm nào cũng bị nháy và mỗi lần như vậy, bác sĩ lại cho nhỏ mắt và uống vitamin bổ mắt. Năm nay, cháu cũng bị nháy liên tục, bác sĩ đã cho uống vitamin bổ mắt và cho nhỏ mắt, nhưng mắt của cháu 5 tháng nay không khỏi. Tôi xin hỏi cháu bị làm sao, và có cách nào chữa cho cháu khỏi nháy mắt không ạ?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào bạn.

Có nhiều lí do có thể khiến bé hay nháy mắt, có thể kể ra những lí do hay gặp như:

Mí đổ bẩm sinh: Một số trẻ vì tật mắt bẩm sinh làm cho lông mi đổ úp trong bề mặt nhãn cầu, kích thích giác mạc gây ra chớp mắt và chảy nước mắt. Trong tình huống đó trẻ rất hay chớp mắt, chỉ cần phụ huynh quan sát tỉ mỉ có thể phát hiện ra. Hiện tượng này đa phần sẽ cùng với sự phát triển của trẻ giảm nhẹ dần dần, đến khoảng 4 tuổi tự khỏi, nhưng tình huống bị nặng cần phải thông qua phẫu thuật. Chớp mắt thói quen: Giai đoạn trẻ trong vòng 3 tuổi ít thấy, trẻ lớn tuổi hơn lại tương đối nhiều Triệu chứng là bình thường trẻ không thấy điều gì bất thường, một số người lớn chớp mắt, đá lông nheo để thu hút sự chú ý của người khác hoặc bên cạnh trẻ có người rất hay chớp mắt trẻ sẽ học theo, kết quả dần dần hình thành thói quen chớp mắt rất hay. Trong tình huống này bố mẹ nên kịp thời nhắc nhở giúp đỡ trẻ tự mình khống chế chớp mắt. Viêm mắt hoặc sự kích thích của vật lạ: Do thời tiết cát bụi Do thói quen không tốt dùng tay không sạch sẽ dụi mắt làm lây nhiễm vi khuẩn, vi rút… Vật lạ bay vào mắt gây viêm giác mạc hoặc viêm kết mạc, cũng làm cho trẻ rất hay chớp mắt.

Ngoài chớp mắt ra, còn bị mắt đỏ, ngứa, vật bài tiết nhiều, chảy nước mắt v.v…, trẻ lớn tuổi một chút có thể nói rõ mắt không thoải mái hoặc đau mắt, lúc này bố mẹ nên đưa trẻ đến viện khám xem, sau đó uống thuốc rửa mắt lấy vật lạ ra.

Mắt mệt mỏi gây ra chớp mắt: Các sản phẩm điện tử đem lại nhiều thuận lợi đồng thời cũng kèm theo một số rắc rối. Một số trẻ do sử dụng sản phẩm điện tử quá nhiều như máy tính, điện thoại, Ipad, tivi nên mắt không thoải mái, Chủ yếu triệu chứng ở mắt khô, ngứa, cảm giác vật lạ thiêu đốt mắt, nhìn bên ngoài mờ, thị lực giảm, mắt sưng, đau viền mắt… Đối với tình huống này, nên: Sắp xếp lại cuộc sống học tập của trẻ, Làm cho thời gian dùng mắt của trẻ ở khoảng cách gần không vượt quá 40 phút, Giảm bớt sử dụng các đồ điện tử (tổng thời gian mỗi ngày không nên vượt quá 1 tiếng), đồng thời sửa đổi thói quen, cho trẻ học cách nhìn xa, nhìn mọi nơi để tránh làm cho thị lực kém đi. Chứng co giật cơ mắt: Trẻ em giật cơ mắt phần nhiều là nhóm mô cơ không tự chủ co giật, phần mắt chủ yếu triệu chứng là rất hay chớp mắt hoặc không tự chủ chớp mắt. Ngoài ra còn kèm theo nhiều bộ phận co giật hoặc động tác co giật tổng hợp như chau mày, méo miệng, nhún vai và sức chú ý không tập trung, thay đổi nhiều hành động… tác động nghiêm trọng đến cuộc sống, học tập bình thường và sức khỏe tâm lý của trẻ. Trong tình huống này cha mẹ có thể sửa đổi cho trẻ đồng thời tích cực phối hợp với bác sỹ nhắc nhở và giúp đỡ trẻ tự mình khống chế, nhưng không nên quá vội vàng và không lập tức mắng trẻ để gây ra tâm trạng lo lắng và làm tình hình trầm trọng thêm. Thiếu chất dinh dưỡng trong cơ thể: Đường truyền dẫn của nháy mắt phản xạ là chỗ giao thần kinh, đường truyền dẫn là thần kinh mặt, chủ yếu chịu sự điều phối chất da não. Nếu thời gian dài trẻ kén chọn món ăn sẽ làm cho cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và nguyên tố vi lượng, cơ bắp thần kinh vội vàng tăng nhanh dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh, từ đó gây ra chớp mặt rất hay.

Tóm lại, lí do gây ra chớp mắt ở nhiều mặt, phương pháp điều trị cũng khác nhau. Trong quá trình điều trị:

Cha mẹ không nên quá lo lắng, càng không nên trách mắng trẻ hoặc để ý và nhắc nhở quá mức, Nên cổ vũ trẻ tham gia các hoạt động hứng thú bên ngoài, Hình thành cuộc sống, nghỉ ngơi theo quy luật và thói quen ăn uống tốt.

Nếu đã loại trừ tất cả các lí do gây nheo, nháy mắt mà bé vẫn cứ nháy mắt thì bạn nên đưa con đi khám ở chuyên khoa thần kinh, vì một số tình huống bệnh động kinh thể nhẹ cũng có thể làm cho trẻ nheo, nháy mắt liên tục và co kéo cơ mặt.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Mắt trái từ 3-4 năm nay hay bị giật, giật thành từng cơn là bị làm sao?


Câu hỏi bởi: Tuyết

Thưa bác sĩ!

Mắt trái mẹ cháu từ 3-4 năm nay hay bị giật, giật thành từng cơn, thời gian 1 lần giật tăng dần và khoảng cách các cơn giật cũng ngắn lại. Nhìn mắt trái bé hơn mắt phải. Mẹ cháu có đi khám thì bác sĩ nói là do thần kinh. Lúc đầu uống thuốc an thần, bổ thần kinh…. nhưng không đỡ, sau đó có châm cứu trong 7 tháng thì các triệu chứng có giảm. 2 mắt lúc bình thường nhìn tương đương nhau. Gần đây, mẹ cháu không châm cứu nữa thì bệnh lại tái phát. Cháu mong bác sĩ tư vấn xem mẹ cháu bị bệnh gì và hướng điều trị?

Cháu xin cảm ơn bác sĩ!

Bạn Tuyết thân mến!

Chưa loại trừ khả năng mẹ bạn bị động kinh cục bộ. Cần chẩn đoán phân biệt với tật nháy mắt. Muốn xác định chắc chắn bạn cần đưa mẹ đi khám tại chuyên khoa Tâm thần để chẩn trị cho đúng bệnh.

Chúc mẹ bạn mau khỏi bệnh!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Mí mắt giật liên tục có phải bệnh không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Gần đây cháu mắc tật giật mí mắt liên tục, cháu cảm thấy rất khó chịu. Liệu cháu có bị bệnh gì không? Làm thế nào để xử lý chứng bệnh này ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào cháu.

Giật mí mắt liên tục có thể là bị tác vận động. Có thể chữa trị khỏi bằng chống trầm cảm, an thần, giãn cơ kết hợp tâm lý liệu pháp. Cháu đến cơ sở Thần kinh, Tâm thần để được khám và chữa trị.

Chúc cháu mạnh khoẻ!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl