Hỏi Bác Sĩ -
Là một hiện tượng nhãn khoa khá nhiều người mắc phải, tật nháy mắt thường khiến chúng ta lo lắng về những bệnh lý hoặc các vấn đề sức khỏe có liên quan. Vậy sự thật là như thế nào – cùng tìm hiểu qua các câu hỏi sau đây nhé!
Tật nháy mắt là do thói quen hay bệnh?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ! Tôi năm nay 32 tuổi, giới tính nữ. Tôi bị tật nháy mắt từ rất lâu khi còn bé. Bây giờ nếu không nháy thì mắt tôi bị mỏi. Vậy bác sĩ có thể cho tôi biết đó là thói quen hay là bệnh thưa bác sĩ?
Tôi xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Về mặt định nghĩa tật nháy mắt (hay tíc mắt) được coi là những cử động không có chủ ý, thường xảy ra ở cả hai bên mắt, do co thắt cơ dưới da mi, cơ vòng mi phần trước sụn và cung mày. Trong chuyên khoa Mắt thì nháy mắt không gây mù lòa nhưng gây khó chịu cho người bệnh. Cơn nháy mắt thường xuất hiện nhiều khi bệnh nhân gặp stress. Nháy mắt nặng lên khi bệnh nhân nhìn tập trung, khi lắng nghe chăm chú hay đi lại. Thời khắc xuất hiện nháy mắt cũng thay đổi trong ngày tùy bệnh nhân và được cải thiện nhiều (giảm hoặc biến mất) nếu bệnh nhân được nghỉ ngơi. Nháy mắt là một bệnh lý, sau một thời gian dài không được chữa trị nháy mắt thường xuyên hơn, nặng hơn nữa thì dẫn tới nhắm mắt gần như hoàn toàn trong nhiều phút liền.
Bạn bị từ khi còn bé mà năm nay đã 31 tuổi, tức thời gian mắc bệnh cũng khá lâu, chính vì vậy bạn nên đi khám sớm để tìm lí do và chữa trị sớm. Tránh để tình trạng này kéo dài thêm gây những hậu quả không đáng xảy ra. Nguyên nhân của nháy mắt rất phức tạp, nhiều khi việc tìm kiếm căn nguyên là vô vọng. Trong đó lí do tại thần kinh trung ương là phổ biến nhất. Điều trị cơn nháy mắt không phải là đơn giản và nhanh chóng. Bao giờ việc chữa trị cũng bắt đầu bằng việc uống thuốc, nghỉ ngơi và tâm lý liệu pháp. Các thuốc sẽ hướng vào việc lập lại cân bằng giữa hai hệ: Dopamine (chất trung gian thần kinh gây co cơ) và Cholinergic (chất trung gian thần kinh gây giãn cơ). Điều trị phẫu thuật chỉ là “cực chẳng đã” mới nghĩ đến. Hiện nay, trong việc chữa trị nháy mắt phối hợp giữa 3 chuyên khoa: Thần kinh, Mắt và Tạo hình đã đem lại bước ngoặt đáng kể trong kết quả chữa trị bệnh. Chính vì vậy, bạn nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Hay bị nháy mắt là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Thái Hòa
Chào bác sĩ.
Em học lớp 12, không biết có phải do nhìn màn hình vi tính nhiều quá không mà mỗi khi học bài, mắt trái của em cứ nháy nháy gì ở trong, rồi nhức mắt lắm… Dạo trước em ngồi máy vi tính nhức mắt, uống nước ép cà chua thì đỡ. Giờ thì thêm nháy nháy, khó chịu khi học bài quá. Em có thể mua thuốc nhỏ mắt hay bổ sung Omega 3 hoặc ăn nhiều cà chua, cà rốt được không bác sĩ? Hay em phải làm sao và em đã mắc bệnh gì
Em cảm ơn bác sĩ!
Thái Hòa thân mến.
Học tập và làm việc quá lâu với vi tính có thể làm em khó chịu, em sẽ thấy nhức mắt, chảy nước mắt, khô mắt, mệt mỏi, đau đầu đau cổ… Hãy cho mắt nghỉ ngơi bằng cách nhìn vào một thứ gì khác thay cho màn hình vi tính hoặc nhắm mắt lại trong vài phút. Mỗi giờ em nên nghỉ ngơi ít nhất là 5 phút, em hãy đứng dậy và đi dạo đâu đó cũng rất tốt.
Em có thể sử dụng các lọai thuốc nhỏ mắt như nước mắt nhân tạo (nhưng cũng không nên dùng thường xuyên), nước muối sinh lý 0,9%. Thuốc nhỏ mắt có thể giúp mắt không bị khô do làm việc quá lâu với máy tính. Em uống Omega 3 hay ăn cá chua, cà rốt cũng tốt cho mắt.
Còn triệu chứng nháy mắt cũng có thể do em làm việc căng thẳng. Em không nói rõ nháy mắt nhiều như thế nào, kéo dài lắm không, liên tục hay từng đợt…? Nháy mắt có thể do khô mắt, bệnh lý như loét giác mạc, viêm màng bồ đào… Nếu nháy mắt kéo dài nhiều ngày, em nên khám chuyên khoa mắt để loại trừ các bệnh lý có thể xảy ra nhé.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Mắt nháy liên tục là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Đoan Trang
Chào bác sĩ.
Con em 3 tuổi, gần đây khi nói chuyện cháu hay nháy mắt liên tục rồi khi nhìn ai đó hoặc vật thì nheo mắt lại, nhất là buổi tối. Em đã cho cháu đi đo thị lực và khám, bác sĩ kết luận là mắt hơi khô còn thị lực bình thường, cho thuốc về nhỏ. Nhưng mà 2 tháng nay hiện tượng của cháu không giảm mà tăng lên.
Cảm ơn bác sĩ.
Bạn Đoan Trang thân mến.
Khi cháu bé nhìn hay chớp mắt liên tục và đặc biệt nheo mắt lại khi nhìn là dấu chứng rất đặc thù cho tật khúc xạ. Để chẩn đoán tật khúc xạ ở trẻ 3 tuổi cần phải có những dung cụ đặc biệt mà thường tại các Trung tâm Nhãn khoa lớn như viện Mắt hay bệnh viện Mắt thành phố mới thực hiện. Nếu đúng trẻ có tật khúc xạ thì không thể hết nheo mắt với các loại thuốc uống hay nhỏ mắt mà cần phải chỉnh kính cận, viễn hay loạn thị.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Nháy mi mắt thường xuyên có phải bệnh nguy hiểm?
Câu hỏi bởi: H.T Hồng
Thưa bác sĩ.
Mấy hôm qua mắt trái của em nó cứ bị nháy nháy trong 1 đến 4 ngày thì hết, khi hết nháy thì em để ý thì thấy mắt bên trái ý như kiểu bị sụp mí ý ạ. Bác sĩ cho em hỏi mắt em có bị làm sao không ạ? Em rất lo lắng.
Cảm ơn bác sĩ.
Bạn Hồng thân mến.
Đôi khi trong cuộc sống ta thường bị mi mắt rung, nháy liên tục rồi cách một khoảng ngưng lại và tiếp tục lại xảy ra. Triệu chứng này có thể kéo dài một vài ngày và tự hết. Ta gọi là hiện tượng rung giật mi mắt. Tình trạng này thường tự hết trong vài ngày, không để lại di chứng gì hết.
Đấy là do có hiện tượng mệt mỏi điều tiết. Bạn nên nghỉ ngơi, không thức khuya, ăn uống điều độ. Bệnh tự hết.
Chỉ có một số trường hợp nặng như co quắp mi do tổn thương thần kinh. Mi mắt co quắp liên tục rất khó chịu. Bệnh cần khám phối hợp với bác sĩ Nội Thần kinh để có chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý, kịp thời.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Là một hiện tượng nhãn khoa khá nhiều người mắc phải, tật nháy mắt thường khiến chúng ta lo lắng về những bệnh lý hoặc các vấn đề sức khỏe có liên quan. Vậy sự thật là như thế nào – cùng tìm hiểu qua các câu hỏi sau đây nhé!
Tật nháy mắt là do thói quen hay bệnh?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ! Tôi năm nay 32 tuổi, giới tính nữ. Tôi bị tật nháy mắt từ rất lâu khi còn bé. Bây giờ nếu không nháy thì mắt tôi bị mỏi. Vậy bác sĩ có thể cho tôi biết đó là thói quen hay là bệnh thưa bác sĩ?
Tôi xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Về mặt định nghĩa tật nháy mắt (hay tíc mắt) được coi là những cử động không có chủ ý, thường xảy ra ở cả hai bên mắt, do co thắt cơ dưới da mi, cơ vòng mi phần trước sụn và cung mày. Trong chuyên khoa Mắt thì nháy mắt không gây mù lòa nhưng gây khó chịu cho người bệnh. Cơn nháy mắt thường xuất hiện nhiều khi bệnh nhân gặp stress. Nháy mắt nặng lên khi bệnh nhân nhìn tập trung, khi lắng nghe chăm chú hay đi lại. Thời khắc xuất hiện nháy mắt cũng thay đổi trong ngày tùy bệnh nhân và được cải thiện nhiều (giảm hoặc biến mất) nếu bệnh nhân được nghỉ ngơi. Nháy mắt là một bệnh lý, sau một thời gian dài không được chữa trị nháy mắt thường xuyên hơn, nặng hơn nữa thì dẫn tới nhắm mắt gần như hoàn toàn trong nhiều phút liền.
Bạn bị từ khi còn bé mà năm nay đã 31 tuổi, tức thời gian mắc bệnh cũng khá lâu, chính vì vậy bạn nên đi khám sớm để tìm lí do và chữa trị sớm. Tránh để tình trạng này kéo dài thêm gây những hậu quả không đáng xảy ra. Nguyên nhân của nháy mắt rất phức tạp, nhiều khi việc tìm kiếm căn nguyên là vô vọng. Trong đó lí do tại thần kinh trung ương là phổ biến nhất. Điều trị cơn nháy mắt không phải là đơn giản và nhanh chóng. Bao giờ việc chữa trị cũng bắt đầu bằng việc uống thuốc, nghỉ ngơi và tâm lý liệu pháp. Các thuốc sẽ hướng vào việc lập lại cân bằng giữa hai hệ: Dopamine (chất trung gian thần kinh gây co cơ) và Cholinergic (chất trung gian thần kinh gây giãn cơ). Điều trị phẫu thuật chỉ là “cực chẳng đã” mới nghĩ đến. Hiện nay, trong việc chữa trị nháy mắt phối hợp giữa 3 chuyên khoa: Thần kinh, Mắt và Tạo hình đã đem lại bước ngoặt đáng kể trong kết quả chữa trị bệnh. Chính vì vậy, bạn nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Hay bị nháy mắt là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Thái Hòa
Chào bác sĩ.
Em học lớp 12, không biết có phải do nhìn màn hình vi tính nhiều quá không mà mỗi khi học bài, mắt trái của em cứ nháy nháy gì ở trong, rồi nhức mắt lắm… Dạo trước em ngồi máy vi tính nhức mắt, uống nước ép cà chua thì đỡ. Giờ thì thêm nháy nháy, khó chịu khi học bài quá. Em có thể mua thuốc nhỏ mắt hay bổ sung Omega 3 hoặc ăn nhiều cà chua, cà rốt được không bác sĩ? Hay em phải làm sao và em đã mắc bệnh gì
Em cảm ơn bác sĩ!
Thái Hòa thân mến.
Học tập và làm việc quá lâu với vi tính có thể làm em khó chịu, em sẽ thấy nhức mắt, chảy nước mắt, khô mắt, mệt mỏi, đau đầu đau cổ… Hãy cho mắt nghỉ ngơi bằng cách nhìn vào một thứ gì khác thay cho màn hình vi tính hoặc nhắm mắt lại trong vài phút. Mỗi giờ em nên nghỉ ngơi ít nhất là 5 phút, em hãy đứng dậy và đi dạo đâu đó cũng rất tốt.
Em có thể sử dụng các lọai thuốc nhỏ mắt như nước mắt nhân tạo (nhưng cũng không nên dùng thường xuyên), nước muối sinh lý 0,9%. Thuốc nhỏ mắt có thể giúp mắt không bị khô do làm việc quá lâu với máy tính. Em uống Omega 3 hay ăn cá chua, cà rốt cũng tốt cho mắt.
Còn triệu chứng nháy mắt cũng có thể do em làm việc căng thẳng. Em không nói rõ nháy mắt nhiều như thế nào, kéo dài lắm không, liên tục hay từng đợt…? Nháy mắt có thể do khô mắt, bệnh lý như loét giác mạc, viêm màng bồ đào… Nếu nháy mắt kéo dài nhiều ngày, em nên khám chuyên khoa mắt để loại trừ các bệnh lý có thể xảy ra nhé.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Mắt nháy liên tục là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Đoan Trang
Chào bác sĩ.
Con em 3 tuổi, gần đây khi nói chuyện cháu hay nháy mắt liên tục rồi khi nhìn ai đó hoặc vật thì nheo mắt lại, nhất là buổi tối. Em đã cho cháu đi đo thị lực và khám, bác sĩ kết luận là mắt hơi khô còn thị lực bình thường, cho thuốc về nhỏ. Nhưng mà 2 tháng nay hiện tượng của cháu không giảm mà tăng lên.
Cảm ơn bác sĩ.
Bạn Đoan Trang thân mến.
Khi cháu bé nhìn hay chớp mắt liên tục và đặc biệt nheo mắt lại khi nhìn là dấu chứng rất đặc thù cho tật khúc xạ. Để chẩn đoán tật khúc xạ ở trẻ 3 tuổi cần phải có những dung cụ đặc biệt mà thường tại các Trung tâm Nhãn khoa lớn như viện Mắt hay bệnh viện Mắt thành phố mới thực hiện. Nếu đúng trẻ có tật khúc xạ thì không thể hết nheo mắt với các loại thuốc uống hay nhỏ mắt mà cần phải chỉnh kính cận, viễn hay loạn thị.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Nháy mi mắt thường xuyên có phải bệnh nguy hiểm?
Câu hỏi bởi: H.T Hồng
Thưa bác sĩ.
Mấy hôm qua mắt trái của em nó cứ bị nháy nháy trong 1 đến 4 ngày thì hết, khi hết nháy thì em để ý thì thấy mắt bên trái ý như kiểu bị sụp mí ý ạ. Bác sĩ cho em hỏi mắt em có bị làm sao không ạ? Em rất lo lắng.
Cảm ơn bác sĩ.
Bạn Hồng thân mến.
Đôi khi trong cuộc sống ta thường bị mi mắt rung, nháy liên tục rồi cách một khoảng ngưng lại và tiếp tục lại xảy ra. Triệu chứng này có thể kéo dài một vài ngày và tự hết. Ta gọi là hiện tượng rung giật mi mắt. Tình trạng này thường tự hết trong vài ngày, không để lại di chứng gì hết.
Đấy là do có hiện tượng mệt mỏi điều tiết. Bạn nên nghỉ ngơi, không thức khuya, ăn uống điều độ. Bệnh tự hết.
Chỉ có một số trường hợp nặng như co quắp mi do tổn thương thần kinh. Mi mắt co quắp liên tục rất khó chịu. Bệnh cần khám phối hợp với bác sĩ Nội Thần kinh để có chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý, kịp thời.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare