Vén màn bí mật xung quanh hiện tượng rách môi


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Rách môi là một vấn đề gặp phải do chấn thương và có thể để lại biến dạng. Tuyển chọn những câu hỏi sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này.

Bị vỡ một cái răng và hàm dưới bị rách ra từ môi với sụn phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Cháu là nam, cách đây một tháng cháu bị tai nạn và bị đập đầu xuống đường và trực tiếp là cằm nên bị vỡ một cái răng và hàm dưới bị rách ra từ môi với sụn. Sau hai ngày bị tai nạn cháu thấy đau ở đầu nhẹ nhưng đau thường xuyên cho đến giờ, đặc biệt là khi cháu nằm thì đau thường xuyên hơn, nhưng khi đi lại vận động thì đau ít hơn. Cơn đau đa số tập trung ở vùng phía sau và trên lỗ tai bên phải, và chính chố phía trên lỗ tai bên phải khi bị tai nạn cũng bị xây xước nhẹ. Vậy cháu xin hỏi bác sĩ là cháu có thể bị chấn thương sọ não hay bị tụ máu ở náo không?

Xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào cháu!

Cháu đã bị tai nạn va đập đầu xuống đường, hiện tại bị đau dầu âm ỉ thường xuyên, tình trạng đau đầu của cháu kéo dài bao lâu rồi? Cháu có kèm theo các biểu hiện nôn, buồn nôn không? Với triệu chứng của cháu có thể do chấn động não sau va đập.

Chấn động não có các biểu hiện sau đây:

Nhức đầu

Chóng mặt

Mệt mỏi

Khó chịu

Lo lắng

Mất ngủ

Mất tập trung và suy giảm trí nhớ

Sợ tiếng ồn và nhạy cảm với ánh sáng

Tuy nhiên do không thấy tổn thương thực thể ở não nên các biểu hiện thường giảm dần và tự hết. Với tình trạng hiện tại cháu nên nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất và chú ý theo dõi. Nếu tình trạng nhức đầu tăng lên hoặc xuất hiện nôn, buồn nôn cháu nên đến chuyên khoa Thần kinh sọ não để bác sĩ thăm khám trực tiếp, chụp CT hoặ MRI sọ não để loại trừ tụ máu não sau chấn thương.

Chúc cháu sớm hổi phục!

Trẻ sứt môi


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ con của cháu hiện nay tròn 2 tháng tuổi khi sinh ra không may bị sứt môi không hở hàm ếch, ở lợi có hở một chút. Bé khi sinh được 2,8kg giờ được 5,1kg. Cháu nhờ bác sĩ tư vấn thời điểm nào cháu nên làm phẫu thuật vá môi tốt nhất và lợi của cháu thì khi nào mới phẫu thuật được?
Cháu cám ơn bác sĩ nhiều ạ!

Bác sĩ Dương Văn Tươi


Chào bạn,
Với tình trạng của cháu bé hiện nay theo như bạn miêu tả. Tốt nhất hãy đợi bé lớn hơn, 2 đến 3 tuổi mới thực hiện phẫu thuật bạn nhé. Bây giờ vẫn tiến hành sửa dị tật cho bé được, tuy nhiên vì bé còn quá nhỏ nên khi tiến hành gây mê bé sẽ mệt và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Do đó gia đình đừng vội nôn nóng, hoặc có thể đến bệnh viện nhi đồng để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất cho bé.
Thân ái chào bạn.

Vết sẹo trên môi.


Câu hỏi bởi: Nguyễn Văn Hưng

Thưa bác sĩ cháu có 1 kai sẹo ở môi trên do tai nạn gây ra. Bây giờ nó hình thành sẹo. Cháu muốn chữa để làm mờ hoặc mất vết sẹo đó đi thì có phương pháp nào hiệu quả và dễ làm không ak?

Bác sĩ Nguyễn Khắc Bình


Chào cháu,
Nếu cháu muốn bỏ vết sẹo có thể thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ là sẹo hoặc mờ sẹo. Để quyết định phương án phẫu thuật, cháu nên đến khám ở bệnh viện hay các viện thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ khám tình trạng sẹo của cháu, nguyên nhân, và chọn hướng điều trị phù hợp nhé.
Chúc cháu sức khỏe.

Tật sứt môi ơi trẻ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sỹ,

Bé nhà tôi có bị sứt môi trên không bị hở hàm . Bé vẫn bú mẹ được ăn ngủ tốt. Tôi muốn hỏi khi bé được bao nhiêu tháng tuổi thì phẫu thuật được và thời gian phẫu thuật kéo dài bao lâu.

Xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Trần Thanh Tú


Chào bạn,

Sứt môi sẽ được phẫu thuật từ 4-6 tháng tuổi. Thời gian phẫu thuật phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân cũng như tay nghề của bác sỹ phẫu thuật

Thân ái.

Sứt môi hở hàm ếch


Câu hỏi bởi: Đại Trần

Xin thưa Bác sĩ. Nhà em gái sinh dược hơn 1 tháng bé bị sứt môi hở hàm ếch, dự định sang tuần em cho cháu lên bênh viện Việt Nam Cu Ba khám và xin được tư vấn, cho em hỏi cháu nhà em bị như thế thì cân nặng bao nhiêu thì có thể phẫu thuật? và em muốn đăng ký phẫu thuật cho cháu có mất nhiều thời gian và cần những thủ tục gì ạ?

Chăm sóc khách hàng ViCare


Thân gửi anh/chị,

Trước tiên, cảm ơn anh/chị đã sử dụng chuyên mục Hỏi Bác sĩ . ViCare đã nhận được câu hỏi của anh/chị ạ.
Tuy nhiên, do sơ xuất trong quá trình vận hành, ViCare đã không theo dõi được câu hỏi này và chưa gửi tới bác sĩ được. Với câu hỏi mang tính chất cấp cứu và nghiêm trọng như trên, sự chậm trễ này là không thể chấp nhận được và đã gây ra nhiều bất tiện cho anh/chị. Ban quản trị Hỏi Bác sĩ chân thành xin lỗi anh/chị và mong anh/chị thông cảm cho sai sót này.

ViCare đang nỗ lực cải tiến để trợ giúp cho anh/chị tốt hơn trong tương lai ạ.
Chúc anh/chị và gia đình sức khoẻ.

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào bạn,

Việc phẫu thuật cho trẻ bị tật khe hở môi-hàm càng sớm càng giúp trẻ cải thiện được khả năng ăn uống, khả năng nói và khuôn mặt của trẻ. Không nên để trẻ quá lớn mới đi phẫu thuật vì ảnh hưởng nhiều đến việc bú, ăn uống và tập nói. Nếu vì lý do nào đó mà trẻ không đủ số cân nặng khi đã đủ tháng tuổi để phẫu thuật thì cũng không nên quá muộn. Cụ thể, trẻ bị khe hở môi không nên để quá 6 tháng tuổi và trẻ bị khe hở hàm ếch không nên để quá 2 tuổi mới đi phẫu thuật.
– Đối với tật khe hở môi: Độ tuổi tốt nhất để thực hiện phẫu thuật là sau từ 4 đến 6 tháng tuổi.
– Đối với tật khe hở hàm: Tuổi tốt nhất để thực hiện phẫu thuật là sau 18 tháng tuổi.

Các phẫu thuật sửa chữa lần 2 có thể thực hiện ở các thời điểm sau:
– Phẫu thuật chức năng nói do thiếu hụt màng hầu khi trẻ được 5 tuổi
– Ghép xương ổ răng lúc trẻ 8 – 11 tuổi
– Nâng hàm trên lúc trẻ 15 – 16 tuổi
– Phẫu thuật mô mềm lần thứ hai và chỉnh hình mũi khi trẻ 18 tuổi

Chúc bé phẫu thuật thành công. Thân ái.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl