Hỏi Bác Sĩ -
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần một chế độ ăn hợp lý để phục hồi sức khỏe. Những câu hỏi được bác sĩ giải đáp dưới đây phần nào sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.
Chế độ ăn cho người bị hen xuyễn sau mổ đẻ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho hỏi: nhà em bị bệnh hen xuyễn vừa mổ đẻ em bé, bé gái nặng 2,5kg. Vậy em nên cho mẹ em bé ăn món gì và kiêng những thứ gì?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em!
Chế độ ăn cho vợ em bị hen xuyễn sau mổ đẻ là nên kiêng những thức ăn có thể gây dị ứng cho vợ em. Còn chủ yếu vợ em nên tuân thủ chế độ ăn của người sau mổ đẻ. Mổ lấy thai là một vết thương lớn. Sau khi sinh, áp lực trong ổ bụng bị giảm áp lực đột ngột làm giảm cơ bụng, nhu động ruột chậm lại, dễ bị táo bón vì vậy sau phẫu thuật trong 6 giờ đầu không nên ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống. Nếu vợ em quá đói thì chỉ nên ăn nhẹ bằng các thức ăn dễ tiêu như súp, cháo trắng để tăng dần nhu động ruột, thúc đẩy đánh hơi cũng như bài tiết dễ dàng. Sau khi sinh khoảng 1-2 ngày khả năng tiêu hóa còn yếu, nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, không ăn thức ăn có dầu mỡ. Sau sinh 3-4 ngày không vội vàng ăn một lượng quá nhiều các món canh. Sau một tuần thì các mẹ có thể ăn bình thường. Khi có cảm giác ngon miệng hơn có thể bổ sung thêm trứng, thịt gia cầm…
Trong giai đoạn này, vợ em ít vận động, lại ăn nhiều chất dinh dưỡng nên dễ bị táo bón. Vì thế hãy lựa chọn các rau xanh có tính mát như rau ngót, mướp, rau mồng tơi… bổ sung thường xuyên vào bữa ăn của vợ em. Sau phẫu thuật nên tránh các loại thực phẩm dễ dàng lên men khí như đường, sữa đậu nành, tinh bột… để ngăn ngừa đầy hơi. Không ăn đồ tanh. Vợ em nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay, đồng thời cũng không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu lành, có thể gây dị ứng làm bệnh hen tái phát hoặc làm bệnh nặng lên.
Trong giai đoạn sản dịch đang ra rất nhiều,vợ em cũng nên ăn nhiều chất có tác dụng co hồi tử cung giúp đẩy nhanh chất dịch ứ đọng trong buồng tử cung. Những cấm kỵ ăn uống sau khi sinh mổ. Vợ em có vết mổ nhưng việc kiêng khem chỉ thực hiện với một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như: đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi, những thức ăn có thể gây dị ứng… Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đặc. Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh vết sẹo sâu hơn. Không nên dùng các thực phẩm có tính kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu vang…
Chúc vợ em sớm hồi phục sức khỏe sau mổ đẻ!
Sau mổ tim bẩm sinh nên cho trẻ ăn gì để tốt và bổ?
Câu hỏi bởi: Anh tuyên
Chào bác sĩ.
Con trai tôi được 18 tháng, vừa mổ tim bẩm sinh được 16 ngày rồi, tôi không biết nên cho cháu ăn những rau, thịt gì để tốt và bổ cho cháu. Vậy nên mong bác sĩ giải đáp giúp ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Trong thư, bạn không cho biết rõ về bệnh tim bẩm sinh của trẻ, quá trình phát triển của trẻ từ khi sinh, tình trạng sau mổ, chiều cao, cân nặng hiện tại… nên rất khó có thể giải đáp cụ thể. Tuy nhiên, tôi xin cung cấp cho bạn một số thông tin về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 18 tháng tuổi để bạn tham khảo. Ở lứa tuổi này, trẻ hoạt động nhiều, nên nhu cầu năng lượng của trẻ tăng hơn, trẻ cũng đã mọc răng, nên có thể ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng hơn. Để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết một ngày, bố mẹ cần cho trẻ ăn như sau:
3 bữa chính: Có thể là cháo hoặc súp nhưng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ…), chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua… nhưng cần ăn cả cái chứ không chỉ ninh lấy nước), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), vitamin và chất khoáng (các loại rau xanh, hoa quả). Bạn nhớ lưu ý nhóm chất béo cần được cung cấp đủ, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới giảm hấp thu một số các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K).
Lứa tuổi này nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng, mỗi ngày bạn nên cho trẻ bú khoảng 600-800ml sữa (trong đó bao gồm có thể có sữa mẹ, sữa ngoài, sữa tươi, sữa chua, phô mai…).
Hoa quả chín hoặc nước hoa quả sau mỗi bữa ăn theo nhu cầu của trẻ.
Tuy nhiên, một số yếu tố liên quan đến dị tật tim bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và nhu cầu năng lượng của trẻ như chán ăn, nhu cầu năng lượng cao, tim đập nhanh, thở nhanh, giảm oxy máu, giảm hấp thu thức ăn do thở nhanh và mệt mỏi, giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ ống tiêu hóa, nhiễm trùng hô hấp thường xuyên (viêm phế quản, viêm phổi)…
Trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh thường cần ăn tăng bữa. Trẻ thường có biểu hiện mệt trong khi ăn, do đó cho ăn từng bữa nhỏ nhưng tăng số bữa ăn sẽ tốt hơn cho trẻ. Các bậc cha mẹ đôi khi nghĩ rằng trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cần một chế độ ăn đặc biệt ít chất béo giống như chế độ ăn ít chất béo dành cho người lớn mắc bệnh tim. Trên thực tế, vì trẻ mắc bệnh tim thường chán ăn nên thức ăn giàu dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thêm dinh dưỡng cho trẻ. Đừng giới hạn chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ, đặc biệt trong hai năm đầu. Điều này sẽ giúp cho trẻ phát triển và tăng trưởng tốt. Đó là lý do mà các loại sữa nghèo chất béo (2%, 1% hoặc loại không béo) không được khuyến cáo cho đến khi trẻ từ hai tuổi trở lên.
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh thường cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn những đứa trẻ bình thường khác. Hiện tại, trẻ bạn đã mổ được 16 ngày, không rõ tình trạng hậu phẫu của trẻ ra sao, nên rất khó giải đáp cụ thể ăn thực phẩm nào, không nên ăn thực phẩm nào, chỉ có thể khuyên bạn trước tiên phải cung cấp đủ năng lượng cần thiết, thực phẩm phải đảm bảo tươi, sạch, sẵn có tại địa phương; thức ăn chế biến cho trẻ cần dễ tiêu, tránh gây tiêu chảy hoặc táo bón. Bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chữa trị hoặc nhân viên giải đáp dinh dưỡng tại bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Chúc bạn sức khỏe!
Sau mổ u nang buồng trứng nên ăn uống thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Khi mổ u nang buồng trứng xong (mổ thường) thì cần chú ý ăn uống như thế nào? Có phải chú ý kiêng cữ loại thức ăn, loại rau quả nào không? Và khi bị cắt một bên buồng trứng và một nửa buồng trứng còn lại và nguy cơ bị u tiếp thì phải làm sao, nên uống thuốc gì, có thể có con được nữa không? Xin bác sĩ giúp đỡ.
Cảm ơn bác sĩ.
Chào em.
Sau mổ em cần ăn uống đủ chất và đa dạng các thức ăn, mới nhanh chóng lấy lại sức khỏe ban đầu, không nhất thiết phải kiêng cử gì em nhé.
Em đã cắt trọn một bên buồng trứng và thêm nửa bên còn lại thì khả năng có con sẽ rất khó, tùy theo hoạt động của nửa buồng trứng còn lại bác sĩ không thể tiên lượng trước được, ngoài ra còn phụ thuộc vào vòi trứng, tử cung và lớp nội mạc tử cung của em nữa.
Nếu nửa buồng trứng còn lại tiếp tục có u, thì tùy theo cấu trúc của u, kích thước u… qua siêu âm, bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp cho em.
Chúc em sức khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Sau mổ mắt cá bàn chân cần kiêng ăn gì?
Câu hỏi bởi: Quynh
Thưa bác sĩ.
Bác sĩ cho cháu hỏi, cháu mới mổ mắt cá bàn chân có cần ăn kiêng gì không ạ?
Chân thành cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Chào em.
Sau khi mổ em nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt nên ăn nhiều Protein, bổ sung các loại Vitamin như Vitamin C, Collagen để vết thương mau lành hơn. Nếu em thuộc cơ địa sẹo lồi, em nên hạn chế các thức ăn có thể gây dị ứng như thịt gà, thịt bò.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Sau mổ tụ máu não cần kiêng ăn gì?
Câu hỏi bởi: Hồng Liên
Chào bác sĩ.
Anh trai cháu bị máu tụ não, vừa mổ xong, vết mổ trên đầu dài 1 gang tay. Vậy sau khi mổ nên kiêng những gì và nên ăn những gì để bổ sung chất dinh dưỡng, giúp vết thương mổ mau lành? Cháu có đọc câu tư vấn của bác sĩ nhưng không biết mổ ở não và bụng kiêng cữ có khác nhau không?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn Hồng Liên,
Mổ ở đầu thì không ảnh hưởng đường tiêu hóa. Vậy khi anh bạn đói và xì hơi được thì có thể cho ăn như bình thường để mau hồi phục. Ăn bình thường như: sáng ăn phở, trưa ăn cơm sườn, chiều ăn cơm với canh chua, cá kho tộ… Anh bạn thèm ăn gì thì cho ăn đó.
Chúc anh bạn sớm bình phục!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần một chế độ ăn hợp lý để phục hồi sức khỏe. Những câu hỏi được bác sĩ giải đáp dưới đây phần nào sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.
Chế độ ăn cho người bị hen xuyễn sau mổ đẻ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho hỏi: nhà em bị bệnh hen xuyễn vừa mổ đẻ em bé, bé gái nặng 2,5kg. Vậy em nên cho mẹ em bé ăn món gì và kiêng những thứ gì?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em!
Chế độ ăn cho vợ em bị hen xuyễn sau mổ đẻ là nên kiêng những thức ăn có thể gây dị ứng cho vợ em. Còn chủ yếu vợ em nên tuân thủ chế độ ăn của người sau mổ đẻ. Mổ lấy thai là một vết thương lớn. Sau khi sinh, áp lực trong ổ bụng bị giảm áp lực đột ngột làm giảm cơ bụng, nhu động ruột chậm lại, dễ bị táo bón vì vậy sau phẫu thuật trong 6 giờ đầu không nên ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống. Nếu vợ em quá đói thì chỉ nên ăn nhẹ bằng các thức ăn dễ tiêu như súp, cháo trắng để tăng dần nhu động ruột, thúc đẩy đánh hơi cũng như bài tiết dễ dàng. Sau khi sinh khoảng 1-2 ngày khả năng tiêu hóa còn yếu, nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, không ăn thức ăn có dầu mỡ. Sau sinh 3-4 ngày không vội vàng ăn một lượng quá nhiều các món canh. Sau một tuần thì các mẹ có thể ăn bình thường. Khi có cảm giác ngon miệng hơn có thể bổ sung thêm trứng, thịt gia cầm…
Trong giai đoạn này, vợ em ít vận động, lại ăn nhiều chất dinh dưỡng nên dễ bị táo bón. Vì thế hãy lựa chọn các rau xanh có tính mát như rau ngót, mướp, rau mồng tơi… bổ sung thường xuyên vào bữa ăn của vợ em. Sau phẫu thuật nên tránh các loại thực phẩm dễ dàng lên men khí như đường, sữa đậu nành, tinh bột… để ngăn ngừa đầy hơi. Không ăn đồ tanh. Vợ em nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay, đồng thời cũng không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu lành, có thể gây dị ứng làm bệnh hen tái phát hoặc làm bệnh nặng lên.
Trong giai đoạn sản dịch đang ra rất nhiều,vợ em cũng nên ăn nhiều chất có tác dụng co hồi tử cung giúp đẩy nhanh chất dịch ứ đọng trong buồng tử cung. Những cấm kỵ ăn uống sau khi sinh mổ. Vợ em có vết mổ nhưng việc kiêng khem chỉ thực hiện với một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như: đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi, những thức ăn có thể gây dị ứng… Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đặc. Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh vết sẹo sâu hơn. Không nên dùng các thực phẩm có tính kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu vang…
Chúc vợ em sớm hồi phục sức khỏe sau mổ đẻ!
Sau mổ tim bẩm sinh nên cho trẻ ăn gì để tốt và bổ?
Câu hỏi bởi: Anh tuyên
Chào bác sĩ.
Con trai tôi được 18 tháng, vừa mổ tim bẩm sinh được 16 ngày rồi, tôi không biết nên cho cháu ăn những rau, thịt gì để tốt và bổ cho cháu. Vậy nên mong bác sĩ giải đáp giúp ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Trong thư, bạn không cho biết rõ về bệnh tim bẩm sinh của trẻ, quá trình phát triển của trẻ từ khi sinh, tình trạng sau mổ, chiều cao, cân nặng hiện tại… nên rất khó có thể giải đáp cụ thể. Tuy nhiên, tôi xin cung cấp cho bạn một số thông tin về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 18 tháng tuổi để bạn tham khảo. Ở lứa tuổi này, trẻ hoạt động nhiều, nên nhu cầu năng lượng của trẻ tăng hơn, trẻ cũng đã mọc răng, nên có thể ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng hơn. Để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết một ngày, bố mẹ cần cho trẻ ăn như sau:
3 bữa chính: Có thể là cháo hoặc súp nhưng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ…), chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua… nhưng cần ăn cả cái chứ không chỉ ninh lấy nước), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), vitamin và chất khoáng (các loại rau xanh, hoa quả). Bạn nhớ lưu ý nhóm chất béo cần được cung cấp đủ, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới giảm hấp thu một số các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K).
Lứa tuổi này nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng, mỗi ngày bạn nên cho trẻ bú khoảng 600-800ml sữa (trong đó bao gồm có thể có sữa mẹ, sữa ngoài, sữa tươi, sữa chua, phô mai…).
Hoa quả chín hoặc nước hoa quả sau mỗi bữa ăn theo nhu cầu của trẻ.
Tuy nhiên, một số yếu tố liên quan đến dị tật tim bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và nhu cầu năng lượng của trẻ như chán ăn, nhu cầu năng lượng cao, tim đập nhanh, thở nhanh, giảm oxy máu, giảm hấp thu thức ăn do thở nhanh và mệt mỏi, giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ ống tiêu hóa, nhiễm trùng hô hấp thường xuyên (viêm phế quản, viêm phổi)…
Trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh thường cần ăn tăng bữa. Trẻ thường có biểu hiện mệt trong khi ăn, do đó cho ăn từng bữa nhỏ nhưng tăng số bữa ăn sẽ tốt hơn cho trẻ. Các bậc cha mẹ đôi khi nghĩ rằng trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cần một chế độ ăn đặc biệt ít chất béo giống như chế độ ăn ít chất béo dành cho người lớn mắc bệnh tim. Trên thực tế, vì trẻ mắc bệnh tim thường chán ăn nên thức ăn giàu dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thêm dinh dưỡng cho trẻ. Đừng giới hạn chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ, đặc biệt trong hai năm đầu. Điều này sẽ giúp cho trẻ phát triển và tăng trưởng tốt. Đó là lý do mà các loại sữa nghèo chất béo (2%, 1% hoặc loại không béo) không được khuyến cáo cho đến khi trẻ từ hai tuổi trở lên.
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh thường cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn những đứa trẻ bình thường khác. Hiện tại, trẻ bạn đã mổ được 16 ngày, không rõ tình trạng hậu phẫu của trẻ ra sao, nên rất khó giải đáp cụ thể ăn thực phẩm nào, không nên ăn thực phẩm nào, chỉ có thể khuyên bạn trước tiên phải cung cấp đủ năng lượng cần thiết, thực phẩm phải đảm bảo tươi, sạch, sẵn có tại địa phương; thức ăn chế biến cho trẻ cần dễ tiêu, tránh gây tiêu chảy hoặc táo bón. Bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chữa trị hoặc nhân viên giải đáp dinh dưỡng tại bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Chúc bạn sức khỏe!
Sau mổ u nang buồng trứng nên ăn uống thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Khi mổ u nang buồng trứng xong (mổ thường) thì cần chú ý ăn uống như thế nào? Có phải chú ý kiêng cữ loại thức ăn, loại rau quả nào không? Và khi bị cắt một bên buồng trứng và một nửa buồng trứng còn lại và nguy cơ bị u tiếp thì phải làm sao, nên uống thuốc gì, có thể có con được nữa không? Xin bác sĩ giúp đỡ.
Cảm ơn bác sĩ.
Chào em.
Sau mổ em cần ăn uống đủ chất và đa dạng các thức ăn, mới nhanh chóng lấy lại sức khỏe ban đầu, không nhất thiết phải kiêng cử gì em nhé.
Em đã cắt trọn một bên buồng trứng và thêm nửa bên còn lại thì khả năng có con sẽ rất khó, tùy theo hoạt động của nửa buồng trứng còn lại bác sĩ không thể tiên lượng trước được, ngoài ra còn phụ thuộc vào vòi trứng, tử cung và lớp nội mạc tử cung của em nữa.
Nếu nửa buồng trứng còn lại tiếp tục có u, thì tùy theo cấu trúc của u, kích thước u… qua siêu âm, bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp cho em.
Chúc em sức khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Sau mổ mắt cá bàn chân cần kiêng ăn gì?
Câu hỏi bởi: Quynh
Thưa bác sĩ.
Bác sĩ cho cháu hỏi, cháu mới mổ mắt cá bàn chân có cần ăn kiêng gì không ạ?
Chân thành cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Chào em.
Sau khi mổ em nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt nên ăn nhiều Protein, bổ sung các loại Vitamin như Vitamin C, Collagen để vết thương mau lành hơn. Nếu em thuộc cơ địa sẹo lồi, em nên hạn chế các thức ăn có thể gây dị ứng như thịt gà, thịt bò.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Sau mổ tụ máu não cần kiêng ăn gì?
Câu hỏi bởi: Hồng Liên
Chào bác sĩ.
Anh trai cháu bị máu tụ não, vừa mổ xong, vết mổ trên đầu dài 1 gang tay. Vậy sau khi mổ nên kiêng những gì và nên ăn những gì để bổ sung chất dinh dưỡng, giúp vết thương mổ mau lành? Cháu có đọc câu tư vấn của bác sĩ nhưng không biết mổ ở não và bụng kiêng cữ có khác nhau không?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn Hồng Liên,
Mổ ở đầu thì không ảnh hưởng đường tiêu hóa. Vậy khi anh bạn đói và xì hơi được thì có thể cho ăn như bình thường để mau hồi phục. Ăn bình thường như: sáng ăn phở, trưa ăn cơm sườn, chiều ăn cơm với canh chua, cá kho tộ… Anh bạn thèm ăn gì thì cho ăn đó.
Chúc anh bạn sớm bình phục!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare