Bên cạnh niềm hạnh phúc sắp làm mẹ, nhiều người rất sợ bị đau khi sinh nở (đặc biệt với người mẹ sinh con lần đầu). Những câu hỏi như: Không biết cảm giác đau đẻ sẽ như thế nào, kéo dài bao lâu, có nguy hiểm gì không... là khá phổ biến.
Bị sảy thai
Chỉ một tỷ lệ nhỏ thai phụ phải đối mặt với sảy thai. Sảy thai thường diễn ra trong một vài tuần đầu. Nếu qua tuần thứ 6 thì nguy cơ sảy thai chỉ còn lại là 5%. Khả năng sảy thai 2 lần liên tiếp cũng tương đối thấp (khoảng 3%).
Biết phòng tránh các nhân tố nguy hiểm ngay từ đầu như tránh hút thuốc, uống rượu, giảm caffein và thận trọng trong sinh hoạt thì khả năng sảy thai còn thấp hơn nữa.
[h=2]Nôn nhiều thì thai sẽ suy dinh dưỡng[/h] Bé có thể hấp thu các chất dinh dưỡng ngay sau khi mẹ ăn, dù chỉ là một chiếc bánh quy hay một ly nước cam. Vì thế, bạn không nên quá lo khi bị nôn. Trừ khi ốm nghén nặng tới mức bị mất nước, kiệt sức, bạn mới nên nhờ đến bác sĩ để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi bằng các loại viên nén vitamin tổng hợp.
Cách đơn giản nhất để không bị thiếu dinh dưỡng khi nghén là cố gắng ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ăn từng chút một sẽ khiến bộ máy tiêu hóa của bạn không bị mệt. Ăn thường xuyên sẽ tránh cho bạn cảm giác bị đói cồn cào – yếu tố làm gia tăng cảm giác khó chịu.
[h=2]Mệt mỏi nhiều ảnh hưởng đến bé[/h] Tình trạng stress kéo dài mới đáng lo ngại, còn cảm giác mệt mỏi do ốm nghén (hoặc sau một ngày làm việc quá sức) thì không nguy hiểm lắm tới thai nhi. Một số nghiên cứu chứng minh, stress không liên tục (một loại căng thẳng khi cơ thể bị thay đổi hormone hoặc làm việc nhiều) thì hầu như không gây tác hại cho bé trong bụng.
Tuy nhiên những nỗi buồn có mức độ nghiêm trọng như khi bị mất việc (hoặc trải qua nỗi đau mất người thân) thì có thể nguy hiểm cho thai, điển hình là chuyển dạ sớm.
[h=2]Con bị dị tật[/h] Nhiều người mẹ đi khám thai, dù bác sĩ kết luận là thai nhi phát triển bình thường nhưng họ vẫn lo lắng những vấn đề dị tật bẩm sinh có thể xảy ra với bé. Theo thống kê, có khoảng 4% bé bị mắc dị tật bẩm sinh bao gồm hội chứng Down và hàng trăm loại khiếm khuyết khác…
Những mối lo ở người mẹ không phải là vô lý. Bằng chứng là dù thai nhi có được chẩn đoán là phát triển bình thường qua siêu âm thì không ai có thể khẳng định chắc chắn, bé sẽ khỏe mạnh sau khi chào đời.
Nên học cách bảo vệ sức khỏe thai nhi như bổ sung vitamin và axit folic (chủ yếu qua thực phẩm) trước và trong thời gian mang bầu. Cách này sẽ giảm thiểu nguy cơ khuyết tật não và tủy sống ở bé. Ngoài ra, người mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gia đình có tiền sử về khuyết tật.
[h=2]Chuyển dạ sớm[/h] Khoảng 13% thai phụ xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ sớm. Khoảng 70% bé sơ sinh được ra đời từ tuần thứ 34 đến 36 phát triển như các bé được sinh đủ ngày. Nguy cơ sức khỏe với bé sinh non là có thật nhưng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng.
Để phòng chuyển dạ sớm, bạn nên cắt bỏ rượu và thuốc lá, kiểm tra thai kỳ thường xuyên và tăng cường axit folic. Một nghiên cứu khoa học mới đây kết luận rằng, axit folic có khả năng ngăn ngừa sự trục trặc của các gen trong cơ thể người mẹ (nguyên nhân gây nên tình trạng chuyển dạ sớm).
[h=2]Mất dáng sau sinh[/h] Không ít người mẹ lo lắng về khả năng phục hồi vóc dáng sau sinh. Theo thống kê, khoảng 14-20% trường hợp trọng lượng sẽ trở lại như lúc mang thai một khoảng thời gian sau sinh.
Nhóm người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ sẽ sớm lấy lại vóc dáng hơn. Do sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể mẹ luôn được duy trì cân bằng qua hoạt động cho bé bú. Hơn nữa, quá trình cho bé bú cũng sẽ tiêu hao hàng trăm kalo mỗi ngày, nên giúp mẹ giảm cân tự nhiên.
Người mẹ còn nên tăng cường hoạt động thể chất. Giảm cân sẽ hiệu quả nếu kết hợp tốt giữa ăn uống hợp lý với vận động (tránh ăn kiêng vì sẽ gây thiếu chất cho mẹ và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé).
[h=2]Giảm ham muốn sau sinh[/h] Giảm ham muốn sau sinh là có thật. Tuy nhiên, không phải mọi phụ nữ đều gặp phải khó khăn này. Vào tháng đầu sau sinh, bạn có thể thèm ngủ hơn. Tâm lý ngại yêu cũng bình thường, bởi vì âm đạo vẫn còn cảm giác đau và kém thoải mái vì trải qua sinh nở.
Quá trình cho con bú (nhất là bú đêm) cũng làm gián đoạn chuyện đó. Một khoảng thời gian nữa, khi cơ thể bạn hồi phục thì ham muốn sẽ quay lại.
[h=2]'Vượt cạn' một mình[/h] Những phụ nữ lần đầu làm mẹ thường hoang mang khi phải sinh nở một mình (trừ một số ít bệnh viện chấp nhận cho người thân vào phòng sinh). Tâm lý hoảng hốt sẽ làm quá trình chuyển dạ khó hơn. Bạn cần tránh phân tán tư tưởng vào những điều không đâu. Hãy cố áp dụng những bài thở đã từng được học, cơn chuyển dạ sẽ trôi qua nhanh.
[h=2]Lo lắng mình sẽ mắc tiền sản giật hoặc tiểu đường[/h] Theo thống kê, khoảng 5-8% thai phụ gặp phải chứng tiền sản giật. Nguy cơ bệnh gia tăng ở nhóm bà bầu dưới 18 (hoặc trên 35) tuổi, có tiền sử huyết áp cao. Tiền sản giật thường xuất hiện từ nửa cuối quý II. Trường hợp đặc biệt xuất hiện 1-2 ngày cuối hoặc lúc chuyển dạ. Tốt nhất, bạn nên đi khám thai định kỳ. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bị phù (ở mặt, chân), hoa mắt, chóng mặt…
Tương tự, nguy cơ mắc tiểu đường trong thai kỳ cũng không cao. Nếu được điều trị thì ngay cả thai phụ có tiền sử tiểu đường cũng ít phải đối mặt với những nguy hiểm khi chuyển dạ.
Theo:
Ngọc Huê, Mẹ và Bé
Bị sảy thai
Chỉ một tỷ lệ nhỏ thai phụ phải đối mặt với sảy thai. Sảy thai thường diễn ra trong một vài tuần đầu. Nếu qua tuần thứ 6 thì nguy cơ sảy thai chỉ còn lại là 5%. Khả năng sảy thai 2 lần liên tiếp cũng tương đối thấp (khoảng 3%).
[h=2]Nôn nhiều thì thai sẽ suy dinh dưỡng[/h] Bé có thể hấp thu các chất dinh dưỡng ngay sau khi mẹ ăn, dù chỉ là một chiếc bánh quy hay một ly nước cam. Vì thế, bạn không nên quá lo khi bị nôn. Trừ khi ốm nghén nặng tới mức bị mất nước, kiệt sức, bạn mới nên nhờ đến bác sĩ để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi bằng các loại viên nén vitamin tổng hợp.
Cách đơn giản nhất để không bị thiếu dinh dưỡng khi nghén là cố gắng ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ăn từng chút một sẽ khiến bộ máy tiêu hóa của bạn không bị mệt. Ăn thường xuyên sẽ tránh cho bạn cảm giác bị đói cồn cào – yếu tố làm gia tăng cảm giác khó chịu.
[h=2]Mệt mỏi nhiều ảnh hưởng đến bé[/h] Tình trạng stress kéo dài mới đáng lo ngại, còn cảm giác mệt mỏi do ốm nghén (hoặc sau một ngày làm việc quá sức) thì không nguy hiểm lắm tới thai nhi. Một số nghiên cứu chứng minh, stress không liên tục (một loại căng thẳng khi cơ thể bị thay đổi hormone hoặc làm việc nhiều) thì hầu như không gây tác hại cho bé trong bụng.
Tuy nhiên những nỗi buồn có mức độ nghiêm trọng như khi bị mất việc (hoặc trải qua nỗi đau mất người thân) thì có thể nguy hiểm cho thai, điển hình là chuyển dạ sớm.
[h=2]Con bị dị tật[/h] Nhiều người mẹ đi khám thai, dù bác sĩ kết luận là thai nhi phát triển bình thường nhưng họ vẫn lo lắng những vấn đề dị tật bẩm sinh có thể xảy ra với bé. Theo thống kê, có khoảng 4% bé bị mắc dị tật bẩm sinh bao gồm hội chứng Down và hàng trăm loại khiếm khuyết khác…
Những mối lo ở người mẹ không phải là vô lý. Bằng chứng là dù thai nhi có được chẩn đoán là phát triển bình thường qua siêu âm thì không ai có thể khẳng định chắc chắn, bé sẽ khỏe mạnh sau khi chào đời.
Nên học cách bảo vệ sức khỏe thai nhi như bổ sung vitamin và axit folic (chủ yếu qua thực phẩm) trước và trong thời gian mang bầu. Cách này sẽ giảm thiểu nguy cơ khuyết tật não và tủy sống ở bé. Ngoài ra, người mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gia đình có tiền sử về khuyết tật.
[h=2]Chuyển dạ sớm[/h] Khoảng 13% thai phụ xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ sớm. Khoảng 70% bé sơ sinh được ra đời từ tuần thứ 34 đến 36 phát triển như các bé được sinh đủ ngày. Nguy cơ sức khỏe với bé sinh non là có thật nhưng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng.
Để phòng chuyển dạ sớm, bạn nên cắt bỏ rượu và thuốc lá, kiểm tra thai kỳ thường xuyên và tăng cường axit folic. Một nghiên cứu khoa học mới đây kết luận rằng, axit folic có khả năng ngăn ngừa sự trục trặc của các gen trong cơ thể người mẹ (nguyên nhân gây nên tình trạng chuyển dạ sớm).
[h=2]Mất dáng sau sinh[/h] Không ít người mẹ lo lắng về khả năng phục hồi vóc dáng sau sinh. Theo thống kê, khoảng 14-20% trường hợp trọng lượng sẽ trở lại như lúc mang thai một khoảng thời gian sau sinh.
Nhóm người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ sẽ sớm lấy lại vóc dáng hơn. Do sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể mẹ luôn được duy trì cân bằng qua hoạt động cho bé bú. Hơn nữa, quá trình cho bé bú cũng sẽ tiêu hao hàng trăm kalo mỗi ngày, nên giúp mẹ giảm cân tự nhiên.
Người mẹ còn nên tăng cường hoạt động thể chất. Giảm cân sẽ hiệu quả nếu kết hợp tốt giữa ăn uống hợp lý với vận động (tránh ăn kiêng vì sẽ gây thiếu chất cho mẹ và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé).
[h=2]Giảm ham muốn sau sinh[/h] Giảm ham muốn sau sinh là có thật. Tuy nhiên, không phải mọi phụ nữ đều gặp phải khó khăn này. Vào tháng đầu sau sinh, bạn có thể thèm ngủ hơn. Tâm lý ngại yêu cũng bình thường, bởi vì âm đạo vẫn còn cảm giác đau và kém thoải mái vì trải qua sinh nở.
Quá trình cho con bú (nhất là bú đêm) cũng làm gián đoạn chuyện đó. Một khoảng thời gian nữa, khi cơ thể bạn hồi phục thì ham muốn sẽ quay lại.
[h=2]'Vượt cạn' một mình[/h] Những phụ nữ lần đầu làm mẹ thường hoang mang khi phải sinh nở một mình (trừ một số ít bệnh viện chấp nhận cho người thân vào phòng sinh). Tâm lý hoảng hốt sẽ làm quá trình chuyển dạ khó hơn. Bạn cần tránh phân tán tư tưởng vào những điều không đâu. Hãy cố áp dụng những bài thở đã từng được học, cơn chuyển dạ sẽ trôi qua nhanh.
[h=2]Lo lắng mình sẽ mắc tiền sản giật hoặc tiểu đường[/h] Theo thống kê, khoảng 5-8% thai phụ gặp phải chứng tiền sản giật. Nguy cơ bệnh gia tăng ở nhóm bà bầu dưới 18 (hoặc trên 35) tuổi, có tiền sử huyết áp cao. Tiền sản giật thường xuất hiện từ nửa cuối quý II. Trường hợp đặc biệt xuất hiện 1-2 ngày cuối hoặc lúc chuyển dạ. Tốt nhất, bạn nên đi khám thai định kỳ. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bị phù (ở mặt, chân), hoa mắt, chóng mặt…
Tương tự, nguy cơ mắc tiểu đường trong thai kỳ cũng không cao. Nếu được điều trị thì ngay cả thai phụ có tiền sử tiểu đường cũng ít phải đối mặt với những nguy hiểm khi chuyển dạ.
Theo:
Ngọc Huê, Mẹ và Bé