Khoảng một nửa số phụ nữ ở thời kỳ đầu có thai, sau khi ngừng kinh nguyệt được 6 tuần sẽ cảm thấy đầu váng, người mệt mỏi, buồn ngủ, ăn uống kém, có một số người có hiện tượng thèm ăn những thứ khác thường, một số người còn có thể buồn nôn và nôn mửa.
Hiện tượng buồn nôn và nôn mửa thường phát sinh vào lúc sáng sớm, khi chưa ăn gì, không ngửi được mùi dầu mỡ...
Tất cả những hiện tượng trên đều thuộc phản ứng sinh lý khi có thai, trong ba tháng đầu rồi tự hết, không ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần phải điều trị. Thật ra, nôn mửa là một dấu hiệu tốt của một bào thai khỏe mạnh. Một phụ nữ bị nôn mửa trong những tháng đầu của thời kỳ thai nghén thường ít bị sảy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên có một số ít phụ nữ có thai buồn nôn và nôn mửa nhiều lần, kéo dài, đó là tình trạng nôn mửa dữ dội khi có thai. Nếu để kéo dài sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Nôn mửa khi có thai nếu nhẹ thì người phụ nữ có thai thường xuyên nôn và buồn nôn, không muốn ăn nhưng vẫn ăn được cho nên thể trọng giảm không nhiều nhưng người mệt mỏi rã rời, mất ngủ, bí đại tiện. Người bị nặng thì nôn mửa rất nhiều, kể cả khi không ăn, những thứ nôn ra chủ yếu là niêm mạc và nước bọt, có khi chứa cả dịch mật hoặc huyết dịch, thể trọng giảm sút, toàn thân rã rời, miệng khát, da và niêm mạc khoang miệng khô táo, hạ huyết áp, lượng nước tiểu giảm thiểu...
Nguyên nhân gây ra nôn mửa dữ dội khi có thai đến nay vẫn chưa rõ nhưng thường thấy ở những phụ nữ có công năng thần kinh không ổn định, tinh thần quá căng thẳng.
[h=2]Để giảm bớt sự nôn mửa, bạn nên:[/h] - Ăn nhiều trái cây có chứa đường glucose như cam, nho...
- Ăn những thức ăn thanh đạm, dễ tiêu, những thức ăn cô đặc, giàu hợp chất đường, prôtêin và vitamin như bánh ga tô, cháo sữa đậu nành, sữa bò, trái cây, kiêng thức ăn chiên, xào có nhiều dầu mỡ.
- Ăn vài cái bánh nhạt và uống một ly nước buổi sáng trước khi bước xuống giường, tiếp tục ăn mỗi 2, 3 giờ cho đến lúc đi ngủ để giữ mức đường trong máu đừng hạ quá thấp.
Ngoài ra cần chú ý nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng, tránh mọi kích thích không tốt, tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái...
Nếu tình trạng bệnh không có chuyển biến tốt cần phải đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị hiệu quả.
Theo:
Sức khỏe & Đời sống
Hiện tượng buồn nôn và nôn mửa thường phát sinh vào lúc sáng sớm, khi chưa ăn gì, không ngửi được mùi dầu mỡ...
Tất cả những hiện tượng trên đều thuộc phản ứng sinh lý khi có thai, trong ba tháng đầu rồi tự hết, không ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần phải điều trị. Thật ra, nôn mửa là một dấu hiệu tốt của một bào thai khỏe mạnh. Một phụ nữ bị nôn mửa trong những tháng đầu của thời kỳ thai nghén thường ít bị sảy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên có một số ít phụ nữ có thai buồn nôn và nôn mửa nhiều lần, kéo dài, đó là tình trạng nôn mửa dữ dội khi có thai. Nếu để kéo dài sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Nôn mửa khi có thai nếu nhẹ thì người phụ nữ có thai thường xuyên nôn và buồn nôn, không muốn ăn nhưng vẫn ăn được cho nên thể trọng giảm không nhiều nhưng người mệt mỏi rã rời, mất ngủ, bí đại tiện. Người bị nặng thì nôn mửa rất nhiều, kể cả khi không ăn, những thứ nôn ra chủ yếu là niêm mạc và nước bọt, có khi chứa cả dịch mật hoặc huyết dịch, thể trọng giảm sút, toàn thân rã rời, miệng khát, da và niêm mạc khoang miệng khô táo, hạ huyết áp, lượng nước tiểu giảm thiểu...
Nguyên nhân gây ra nôn mửa dữ dội khi có thai đến nay vẫn chưa rõ nhưng thường thấy ở những phụ nữ có công năng thần kinh không ổn định, tinh thần quá căng thẳng.
- Ăn những thức ăn thanh đạm, dễ tiêu, những thức ăn cô đặc, giàu hợp chất đường, prôtêin và vitamin như bánh ga tô, cháo sữa đậu nành, sữa bò, trái cây, kiêng thức ăn chiên, xào có nhiều dầu mỡ.
- Ăn vài cái bánh nhạt và uống một ly nước buổi sáng trước khi bước xuống giường, tiếp tục ăn mỗi 2, 3 giờ cho đến lúc đi ngủ để giữ mức đường trong máu đừng hạ quá thấp.
Ngoài ra cần chú ý nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng, tránh mọi kích thích không tốt, tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái...
Nếu tình trạng bệnh không có chuyển biến tốt cần phải đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị hiệu quả.
Theo:
Sức khỏe & Đời sống