"Một vốn bốn lời" nên các cơ sở sản xuất nước đóng bình kém chất lượng tại Làng Đại học Thủ Đức (TPHCM) mọc lên như nấm, khiến sinh viên luôn cảm thấy bất an.
Nước có "dị vật"
Bạn Minh An (trường ĐH KHXH&NV) cho biết: "Mới đây, mình mua một bình nước về để uống nhưng nước đục và có nhiều cặn. Cũng biết rằng, nếu cứ phải dùng loại nước kém chất lượng này dài dài thì sẽ sinh bệnh tật nhưng mình không có lựa chọn khác".
Bạn Tú Huy (trường ĐH Kinh tế - Luật) kể: "Mình mới mua một bình nước, thấy có mùi hôi nên mình chở ra đại lý trả lại. Đại lý có đổi cho mình bình khác về dùng nhưng mình thấy không yên tâm, phải tìm cách qua lấy nước lọc trong trường về uống". Nhiều sinh viên khác mua nước đóng bình về cũng đành phải bỏ vì nước có màu lạ, thậm chí, có lẫn cả dị vật.
Trên địa bàn Làng Đại học Thủ Đức hiện có trên dưới 10 loại nước đóng bình. Khác với hình dung của mọi người về quy trình công nghệ xử lý nước khép kín, các bình nước dạng này được sản xuất khá thô sơ: Chỉ cần một dây chuyền bao gồm một bể chứa nước máy bơm, một máy khử, nhân viên chiết rửa và đóng nắp là có sản phẩm bán ra ngoài. Giá một bình nước khi xuất xưởng tại các cơ sở (đôi khi chỉ là một gian phòng tạm bợ) từ 4.000 - 5.000 đồng/bình. Các cửa hàng lấy nước về bán lại cho sinh viên với giá 10.000 - 12.000 đồng/bình.
Nỗi khổ biết kêu ai?
Một thanh tra viên của Sở Y tế TPHCM cho biết, thông thường nước đóng bình được lấy từ nguồn nước ngầm, khai thác ở độ sâu thích hợp, thông qua giếng bơm, không có kim loại nặng, phenol, chất phóng xạ và được xử lý qua 3 giai đoạn. Trước hết, xử lý lọc qua hệ trao đổi ion, có tác dụng lọc những ion dương và âm rồi đưa ra bồn chứa.
Kế đến, nước được bơm từ hồ chứa lên, xử lý lọc cơ học để loại bỏ cặn, lọc than hoạt tính để khử màu, mùi rồi bơm qua hệ thống thẩm thấu ngược, trước khi được tiệt trùng bằng tia UV để diệt khuẩn. Sau khi qua các quy trình trên, nước được bơm vào bồn chứa nước tinh khiết rồi mới đóng bình.
Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở nước đóng bình tại khu vực Làng Đại học Thủ Đức đều phớt lờ các quy trình sản xuất nước sạch. Một nhân viên của cơ sở nước đóng bình trên đường Lê Thị Hoa cho biết, bình nước được tái sử dụng nhiều lần nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất.
Một số tiêu chuẩn ghi trên nhãn bình như sản xuất từ nguồn nước thủy cục, qua hệ thống siêu tinh lọc, tiệt trùng bằng ozone và tia cực tím... chỉ mang tính chất "minh hoạ", không đảm bảo tiêu chuẩn. Nếu cơ sở có bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử phạt cũng chỉ "nhẹ hều", rồi đâu lại vào đó.
AloBacsi.
Nước có "dị vật"
Bạn Minh An (trường ĐH KHXH&NV) cho biết: "Mới đây, mình mua một bình nước về để uống nhưng nước đục và có nhiều cặn. Cũng biết rằng, nếu cứ phải dùng loại nước kém chất lượng này dài dài thì sẽ sinh bệnh tật nhưng mình không có lựa chọn khác".
Bạn Tú Huy (trường ĐH Kinh tế - Luật) kể: "Mình mới mua một bình nước, thấy có mùi hôi nên mình chở ra đại lý trả lại. Đại lý có đổi cho mình bình khác về dùng nhưng mình thấy không yên tâm, phải tìm cách qua lấy nước lọc trong trường về uống". Nhiều sinh viên khác mua nước đóng bình về cũng đành phải bỏ vì nước có màu lạ, thậm chí, có lẫn cả dị vật.
Trên địa bàn Làng Đại học Thủ Đức hiện có trên dưới 10 loại nước đóng bình. Khác với hình dung của mọi người về quy trình công nghệ xử lý nước khép kín, các bình nước dạng này được sản xuất khá thô sơ: Chỉ cần một dây chuyền bao gồm một bể chứa nước máy bơm, một máy khử, nhân viên chiết rửa và đóng nắp là có sản phẩm bán ra ngoài. Giá một bình nước khi xuất xưởng tại các cơ sở (đôi khi chỉ là một gian phòng tạm bợ) từ 4.000 - 5.000 đồng/bình. Các cửa hàng lấy nước về bán lại cho sinh viên với giá 10.000 - 12.000 đồng/bình.
Nỗi khổ biết kêu ai?
Một thanh tra viên của Sở Y tế TPHCM cho biết, thông thường nước đóng bình được lấy từ nguồn nước ngầm, khai thác ở độ sâu thích hợp, thông qua giếng bơm, không có kim loại nặng, phenol, chất phóng xạ và được xử lý qua 3 giai đoạn. Trước hết, xử lý lọc qua hệ trao đổi ion, có tác dụng lọc những ion dương và âm rồi đưa ra bồn chứa.
Kế đến, nước được bơm từ hồ chứa lên, xử lý lọc cơ học để loại bỏ cặn, lọc than hoạt tính để khử màu, mùi rồi bơm qua hệ thống thẩm thấu ngược, trước khi được tiệt trùng bằng tia UV để diệt khuẩn. Sau khi qua các quy trình trên, nước được bơm vào bồn chứa nước tinh khiết rồi mới đóng bình.
Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở nước đóng bình tại khu vực Làng Đại học Thủ Đức đều phớt lờ các quy trình sản xuất nước sạch. Một nhân viên của cơ sở nước đóng bình trên đường Lê Thị Hoa cho biết, bình nước được tái sử dụng nhiều lần nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất.
Một số tiêu chuẩn ghi trên nhãn bình như sản xuất từ nguồn nước thủy cục, qua hệ thống siêu tinh lọc, tiệt trùng bằng ozone và tia cực tím... chỉ mang tính chất "minh hoạ", không đảm bảo tiêu chuẩn. Nếu cơ sở có bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử phạt cũng chỉ "nhẹ hều", rồi đâu lại vào đó.
AloBacsi.