Nếu chân ra nhiều mồ hôi, bạn có thể ngâm bằng nước trà, muối thô hoặc nước pha chút giấm. Người có bệnh này cũng nên giữ tinh thần thoải mái, không ăn các gia vị cay, nóng.
Để giảm tiết mồ hôi và khử mùi hôi ở chân, các bác sĩ khuyên nên làm theo cách sau đây:
Rửa sạch chân kể cả các kẽ chân bằng nước ấm với xà phòng. Có thể rửa nhiều lần trong ngày nếu chân ra nhiều mồ hôi. Sau mỗi lần rửa, dùng khăn sạch lau khô chân.
Sau khi rửa sạch, lau khô chân rồi thoa phấn vào chân, kể cả rắc bột tan (talc) vào giày để giữ đôi chân được mát mẻ khô ráo.
Dùng thuốc khử mùi hôi cho chân.
Luôn thay tất chân: Có thể thay tất 3-4 lần/ngày nếu cần và nên dùng tất cotton dễ hút ẩm.
Đi xăng-đan hoặc giày hở mũi: Vì đi giày kín làm gia tăng mồ hôi chân và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, càng làm tăng thêm mùi hôi. Tránh dùng giày bằng cao su và plastic vì bí hơi. Không đi cùng một đôi giày trong hai ngày vì ít nhất là 24 giờ sau giày mới khô hẳn.
Dùng các chất có tác dụng làm khô ráo chân và khống chế mùi hôi như:
Trà: Đun sôi một lít nước với trà, thêm ít nước lạnh đủ để ngâm hai bàn chân. Ngâm khoảng 20-30 phút, lau khô bàn chân và thoa phấn bột. Nên ngâm 2 lần/ngày cho đến khi khống chế được mùi hôi. Sau đó ngâm chân 2 lần/tuần có thể mùi hôi không tái phát.
Muối thô: Nên ngâm đôi bàn chân vào chậu 1 lít nước với nửa tách muối thô.
Giấm: Ngâm chân 15 phút/lần, 2 lần/tuần trong chậu có khoảng 1 lít nước với nửa tách giấm. Ban đêm, dùng rượu lau rửa kỹ chân để làm chân mát và mau khô.
Người bị ra mồ hôi chân nên giữ cho tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi. Sự mừng rỡ hay lo âu, buồn bã đều có thể làm tăng tiết mồ hôi quá nhiều và do vậy có thể làm gia tăng hoạt động của vi khuẩn ở trong giày dẫn tới mồ hôi. Không ăn các thứ cay nóng như tiêu, tỏi, hành hay hành dăm vì tinh dầu của các thứ đó có thể bài tiết qua tuyến mồ hôi ở bàn chân làm tỏa mùi giống như các gia vị trên.
Gia đình và Xã hội
Để giảm tiết mồ hôi và khử mùi hôi ở chân, các bác sĩ khuyên nên làm theo cách sau đây:
Rửa sạch chân kể cả các kẽ chân bằng nước ấm với xà phòng. Có thể rửa nhiều lần trong ngày nếu chân ra nhiều mồ hôi. Sau mỗi lần rửa, dùng khăn sạch lau khô chân.
Sau khi rửa sạch, lau khô chân rồi thoa phấn vào chân, kể cả rắc bột tan (talc) vào giày để giữ đôi chân được mát mẻ khô ráo.
Dùng thuốc khử mùi hôi cho chân.
Luôn thay tất chân: Có thể thay tất 3-4 lần/ngày nếu cần và nên dùng tất cotton dễ hút ẩm.
Đi xăng-đan hoặc giày hở mũi: Vì đi giày kín làm gia tăng mồ hôi chân và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, càng làm tăng thêm mùi hôi. Tránh dùng giày bằng cao su và plastic vì bí hơi. Không đi cùng một đôi giày trong hai ngày vì ít nhất là 24 giờ sau giày mới khô hẳn.
Dùng các chất có tác dụng làm khô ráo chân và khống chế mùi hôi như:
Trà: Đun sôi một lít nước với trà, thêm ít nước lạnh đủ để ngâm hai bàn chân. Ngâm khoảng 20-30 phút, lau khô bàn chân và thoa phấn bột. Nên ngâm 2 lần/ngày cho đến khi khống chế được mùi hôi. Sau đó ngâm chân 2 lần/tuần có thể mùi hôi không tái phát.
Muối thô: Nên ngâm đôi bàn chân vào chậu 1 lít nước với nửa tách muối thô.
Giấm: Ngâm chân 15 phút/lần, 2 lần/tuần trong chậu có khoảng 1 lít nước với nửa tách giấm. Ban đêm, dùng rượu lau rửa kỹ chân để làm chân mát và mau khô.
Người bị ra mồ hôi chân nên giữ cho tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi. Sự mừng rỡ hay lo âu, buồn bã đều có thể làm tăng tiết mồ hôi quá nhiều và do vậy có thể làm gia tăng hoạt động của vi khuẩn ở trong giày dẫn tới mồ hôi. Không ăn các thứ cay nóng như tiêu, tỏi, hành hay hành dăm vì tinh dầu của các thứ đó có thể bài tiết qua tuyến mồ hôi ở bàn chân làm tỏa mùi giống như các gia vị trên.
Gia đình và Xã hội
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,570
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,120
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,534