Có một số xét nghiệm phải thực hiện trong suốt quá trình mang thai và một trong những chỉ số quan trọng luôn phải kiểm tra trong các lần khám thai định kỳ là huyết áp. Đó là bởi vì huyết áp cao có thể gây ra tiền sản giật cho thai phụ.
"Thường xuyên kiểm tra huyết áp khi thai ngoài 20 tuần tuổi rất quan trọng đối với sức khỏe của thai phụ cũng như thai nhi", các chuyên gia sản khoa khuyên.
[h=2]Huyết áp trong khi mang thai[/h] Ở tháng thứ 6 thai kỳ, cơ thể sẽ sản xuất thêm hơn 1 lít máu, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển lượng máu lớn hơn đi khắp cơ thể. Tất cả những sự "thêm" này chính là nguyên nhân khiến thai phụ cảm thấy nóng bức hơn bình thường.
Lượng máu tăng thêm được dùng để vận chuyển dưỡng chất và ôxy cho thai nhi cũng như lọc thải các chất mà thai nhi sản sinh ra.
Hormone thai nghén progesterone sẽ làm giãn thành mạch máu, và đó là lý do tại sao huyết áp thường giảm trong giai đoạn giữa thai kỳ. Huyết áp thấp có thể khiến một số chị em bị ngất nếu đứng quá lâu hay ngồi dậy quá nhanh.
Huyết áp sẽ trở lại bình thường trong vài tuần sau đó. Bác sĩ sẽ chỉ can thiệp khi huyế áp tăng cao hơn bình thường.
Nếu từng có bị huyết áp cao trước đó thì bác sĩ có thể sẽ kê thuốc duy trì huyết áp trong quá trình mang thai và thuốc này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
[h=2]Đo huyết áp như thế nào?[/h] Bác sĩ thường dùng máy đo huyết áp cơ hay điện. Huyết áp tâm thu là nhịp tim và huyết áp tâm trương là số quãng nghỉ giữa các nhịp tim. Đó là lý do vì sao huyết áp luôn được biểu thị bằng 2 con số, ví như: 130/190. Và một huyết áp được coi là bình thường sẽ khác nhau ở mỗi thai phụ vì thế đừng bao giờ so sánh kết quả.
Các bác sĩ quan tâm nhất tới huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) của thai phụ.
Huyết áp của một phụ nữ trẻ khỏe mạnh thường trong khoảng 110/70 đến 120/80. Nếu huyết áp trên 140/90 liên tiếp 2 lần đo trong 1 tuần thì bác sĩ sẽ chẩn đoán là có nguy cơ bị tiền sản giật.
Lý do bác sĩ đo huyết áp thường xuyên là để tạo nên một biểu đồ cho thấy đâu là huyết áp bình thường. Điều này rất quan trọng vì 1 chỉ số đơn thuần sẽ hoàn toàn vô nghĩa. Nếu có sự nghi ngờ, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra huyết áp trong lần tiếp theo.
[h=2]Điều gì xảy ra khi huyết áp tăng cao?[/h] Nếu huyết áp bắt đầu tăng thì các xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bác sĩ tiên lượng chính xác điều gì sẽ xảy ra. Nếu nước tiểu có protein, bạn có thể đang ở giai đoạn đầu của tiền sản giật và cần phải đi khám thai thường xuyên hơn.
Huyết áp cao trong quá trình mang thai có thể làm giảm lượng máu bơm qua nhau thai, ảnh hưởng đến việc cung cấp ôxy và dinh dưỡng cho thai nhi. Hậu quả là làm giảm sự phát triển của bé và làm tăng nguy cơ sinh non.
Theo:
Web trẻ thơ
"Thường xuyên kiểm tra huyết áp khi thai ngoài 20 tuần tuổi rất quan trọng đối với sức khỏe của thai phụ cũng như thai nhi", các chuyên gia sản khoa khuyên.
[h=2]Huyết áp trong khi mang thai[/h] Ở tháng thứ 6 thai kỳ, cơ thể sẽ sản xuất thêm hơn 1 lít máu, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển lượng máu lớn hơn đi khắp cơ thể. Tất cả những sự "thêm" này chính là nguyên nhân khiến thai phụ cảm thấy nóng bức hơn bình thường.
Hormone thai nghén progesterone sẽ làm giãn thành mạch máu, và đó là lý do tại sao huyết áp thường giảm trong giai đoạn giữa thai kỳ. Huyết áp thấp có thể khiến một số chị em bị ngất nếu đứng quá lâu hay ngồi dậy quá nhanh.
Huyết áp sẽ trở lại bình thường trong vài tuần sau đó. Bác sĩ sẽ chỉ can thiệp khi huyế áp tăng cao hơn bình thường.
Nếu từng có bị huyết áp cao trước đó thì bác sĩ có thể sẽ kê thuốc duy trì huyết áp trong quá trình mang thai và thuốc này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
[h=2]Đo huyết áp như thế nào?[/h] Bác sĩ thường dùng máy đo huyết áp cơ hay điện. Huyết áp tâm thu là nhịp tim và huyết áp tâm trương là số quãng nghỉ giữa các nhịp tim. Đó là lý do vì sao huyết áp luôn được biểu thị bằng 2 con số, ví như: 130/190. Và một huyết áp được coi là bình thường sẽ khác nhau ở mỗi thai phụ vì thế đừng bao giờ so sánh kết quả.
Các bác sĩ quan tâm nhất tới huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) của thai phụ.
Huyết áp của một phụ nữ trẻ khỏe mạnh thường trong khoảng 110/70 đến 120/80. Nếu huyết áp trên 140/90 liên tiếp 2 lần đo trong 1 tuần thì bác sĩ sẽ chẩn đoán là có nguy cơ bị tiền sản giật.
Lý do bác sĩ đo huyết áp thường xuyên là để tạo nên một biểu đồ cho thấy đâu là huyết áp bình thường. Điều này rất quan trọng vì 1 chỉ số đơn thuần sẽ hoàn toàn vô nghĩa. Nếu có sự nghi ngờ, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra huyết áp trong lần tiếp theo.
[h=2]Điều gì xảy ra khi huyết áp tăng cao?[/h] Nếu huyết áp bắt đầu tăng thì các xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bác sĩ tiên lượng chính xác điều gì sẽ xảy ra. Nếu nước tiểu có protein, bạn có thể đang ở giai đoạn đầu của tiền sản giật và cần phải đi khám thai thường xuyên hơn.
Huyết áp cao trong quá trình mang thai có thể làm giảm lượng máu bơm qua nhau thai, ảnh hưởng đến việc cung cấp ôxy và dinh dưỡng cho thai nhi. Hậu quả là làm giảm sự phát triển của bé và làm tăng nguy cơ sinh non.
Theo:
Web trẻ thơ