Ở độ tuổi 20-24, khả năng thụ thai của phụ nữ là tốt nhất. Nếu vợ chồng bạn quan hệ đều đặn hàng tuần thì chẳng mấy chốc bạn có 'tin vui'.
Tuy nhiên, nếu mang thai ở thời điểm này, bạn có thể phải đối mặt với chứng tăng huyết áp. Ngoài ra, nghiên cứu chứng minh, nguy cơ tiểu đường với thai phụ ở độ tuổi trên 20 bằng ½ so với nhóm thai phụ ở độ tuổi 40.
Tỷ lệ sảy thai với bà bầu độ tuổi 20-24 là khoảng 9,5%. Tỷ lệ bé mắc hội chứng Down là 1/1.667. Tỷ lệ bé mắc phải những rối loạn trong nhiễm sắc thể là 1/562.
[h=2]Giai đoạn 25-29 tuổi[/h] Đây là thời kỳ thuận lợi cho việc mang thai và sinh nở. Ở độ tuổi này, quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng; đồng thời, bạn cũng nhanh chóng lấy lại được vóc dáng sau sinh hơn.
Những nguy cơ sức khỏe cho mẹ và bé: Nghiên cứu chứng minh, ở cuối tuổi 20, phụ nữ có thể phải đối mặt với nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng. Nếu mắc một trong hai loại ung thư trên thì khả năng thụ thai của bạn bị giảm đi đáng kể.
Tỷ lệ sảy thai với phụ nữ thời kỳ này là 10%, cao hơn một chút so với nhóm phụ nữ ở đầu độ tuổi 20. Nguy cơ bé mắc hội chứng Down là 1/1.250. Tỷ lệ bé mắc phải những rối loạn nhiễm sắc thể khác là 1/476.
[h=2]Giai đoạn 30-34 tuổi[/h] Ở độ tuổi này, khả năng thụ thai của phụ nữ có dấu hiệu sụt giảm. Tuy nhiên, phải ngoài tuổi 34, việc thụ thai của phụ nữ mới thực sự gặp khó khăn.
Nguy cơ sức khỏe với mẹ và bé: Tỷ lệ sảy thai với phụ nữ ở giai đoạn này là 11,7%. Nguy cơ mắc hội chứng Down ở bé là 1/952. Nguy cơ bé mắc phải những rối loạn nhiễm sắc thể khác là 1/385.
[h=2]Giai đoạn 35-39 tuổi[/h] Khả năng thụ thai ở nữ giới thực sự sụt giảm mạnh mẽ ở độ tuổi 35-38. Nguyên nhân là vì, chất lượng trứng sẽ kém đi theo tuổi tác. Nhiều phụ nữ ở độ tuổi 35 phải quan hệ vợ chồng (mà không sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào) ít nhất trong 6 tháng mới có "tin vui".
Nguy cơ sức khỏe với mẹ và bé: Phụ nữ mang thai giai đoạn này có nguy cơ mắc chứng cao huyết áp gấp đôi so với nhóm thai phụ trẻ tuổi hơn. Khoảng 10-20% bà bầu (trong độ tuổi 35-39) mắc chứng cao huyết áp.
- Tỷ lệ thai phụ mắc chứng tiểu đường ở độ tuổi này cũng cao gấp đôi, thậm chí gấp ba nhóm thai phụ trẻ tuổi hơn.
- Nguy cơ phải mổ đẻ với nhóm bà bầu ở độ tuổi 35-39 cao gấp đôi so với nhóm bà bầu ở độ tuổi cuối 20.
[h=2]Giai đoạn 40-44 tuổi[/h] Khả năng thụ thai ở nhóm phụ nữ trong giai đoạn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ stress, thói quen sinh hoạt và lần mang thai trước đó (nếu có). Rắc rối lớn nhất với những phụ nữ muốn làm mẹ ở độ tuổi 40 là sự sụt giảm chất lượng trứng đi kèm sự "xuống dốc" của sức khỏe.
Nguy cơ sức khỏe với mẹ và bé: Tỷ lệ sảy thai ở phụ nữ độ tuổi 40-44 lên tới 1/3. Nguyên nhân là vì xuất hiện khiếm khuyết ở thành tử cung (thành tử cung không đủ độ dày); nhau thai không bám được vào thành tử cung; khả năng vận chuyển máu vào trong thai nhi không được tốt…
- Nhóm phụ nữ làm mẹ ở độ tuổi này cũng làm tăng nguy cơ sinh bé nhẹ cân. Tỷ lệ mắc hội chứng Down ở bé là 1/106. Nguy cơ bé mắc phải những rối loạn nhiễm sắc thể khác là 1/66.
Theo:
Mẹ và bé
Tuy nhiên, nếu mang thai ở thời điểm này, bạn có thể phải đối mặt với chứng tăng huyết áp. Ngoài ra, nghiên cứu chứng minh, nguy cơ tiểu đường với thai phụ ở độ tuổi trên 20 bằng ½ so với nhóm thai phụ ở độ tuổi 40.
Tỷ lệ sảy thai với bà bầu độ tuổi 20-24 là khoảng 9,5%. Tỷ lệ bé mắc hội chứng Down là 1/1.667. Tỷ lệ bé mắc phải những rối loạn trong nhiễm sắc thể là 1/562.
[h=2]Giai đoạn 25-29 tuổi[/h] Đây là thời kỳ thuận lợi cho việc mang thai và sinh nở. Ở độ tuổi này, quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng; đồng thời, bạn cũng nhanh chóng lấy lại được vóc dáng sau sinh hơn.
Tỷ lệ sảy thai với phụ nữ thời kỳ này là 10%, cao hơn một chút so với nhóm phụ nữ ở đầu độ tuổi 20. Nguy cơ bé mắc hội chứng Down là 1/1.250. Tỷ lệ bé mắc phải những rối loạn nhiễm sắc thể khác là 1/476.
[h=2]Giai đoạn 30-34 tuổi[/h] Ở độ tuổi này, khả năng thụ thai của phụ nữ có dấu hiệu sụt giảm. Tuy nhiên, phải ngoài tuổi 34, việc thụ thai của phụ nữ mới thực sự gặp khó khăn.
Nguy cơ sức khỏe với mẹ và bé: Tỷ lệ sảy thai với phụ nữ ở giai đoạn này là 11,7%. Nguy cơ mắc hội chứng Down ở bé là 1/952. Nguy cơ bé mắc phải những rối loạn nhiễm sắc thể khác là 1/385.
[h=2]Giai đoạn 35-39 tuổi[/h] Khả năng thụ thai ở nữ giới thực sự sụt giảm mạnh mẽ ở độ tuổi 35-38. Nguyên nhân là vì, chất lượng trứng sẽ kém đi theo tuổi tác. Nhiều phụ nữ ở độ tuổi 35 phải quan hệ vợ chồng (mà không sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào) ít nhất trong 6 tháng mới có "tin vui".
Nguy cơ sức khỏe với mẹ và bé: Phụ nữ mang thai giai đoạn này có nguy cơ mắc chứng cao huyết áp gấp đôi so với nhóm thai phụ trẻ tuổi hơn. Khoảng 10-20% bà bầu (trong độ tuổi 35-39) mắc chứng cao huyết áp.
- Tỷ lệ thai phụ mắc chứng tiểu đường ở độ tuổi này cũng cao gấp đôi, thậm chí gấp ba nhóm thai phụ trẻ tuổi hơn.
- Nguy cơ phải mổ đẻ với nhóm bà bầu ở độ tuổi 35-39 cao gấp đôi so với nhóm bà bầu ở độ tuổi cuối 20.
[h=2]Giai đoạn 40-44 tuổi[/h] Khả năng thụ thai ở nhóm phụ nữ trong giai đoạn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ stress, thói quen sinh hoạt và lần mang thai trước đó (nếu có). Rắc rối lớn nhất với những phụ nữ muốn làm mẹ ở độ tuổi 40 là sự sụt giảm chất lượng trứng đi kèm sự "xuống dốc" của sức khỏe.
Nguy cơ sức khỏe với mẹ và bé: Tỷ lệ sảy thai ở phụ nữ độ tuổi 40-44 lên tới 1/3. Nguyên nhân là vì xuất hiện khiếm khuyết ở thành tử cung (thành tử cung không đủ độ dày); nhau thai không bám được vào thành tử cung; khả năng vận chuyển máu vào trong thai nhi không được tốt…
- Nhóm phụ nữ làm mẹ ở độ tuổi này cũng làm tăng nguy cơ sinh bé nhẹ cân. Tỷ lệ mắc hội chứng Down ở bé là 1/106. Nguy cơ bé mắc phải những rối loạn nhiễm sắc thể khác là 1/66.
Theo:
Mẹ và bé