[h=2]
[/h]Ngày 17/6, thông tin từ BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết, trong một tháng trở lại đây, bệnh viện đã tiếp nhận 6 bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn.
Trong đó, nhiều bệnh nhân diễn biến bệnh nặng, sốc, truỵ mạch, suy đa phủ tạng phải cắt bỏ các chi trên cơ thể… thậm chí có trường hợp còn tử vong ngay trên đường đến bệnh viện.
Bệnh nhân N.T.N đang được điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư
Gần đây nhất, ngày 15/6, bệnh nhân N.T.N (nam), quê Hải Phòng, được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Hải Phòng đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư trong tình trạng sốc, sốt, cơ thể bầm tím. Điều tra cho thấy bệnh nhân đã từng ăn thịt lợn, đặc biệt từng tiếp xúc trực tiếp với lợn.
Trong quá trình nuôi lợn, anh N đã bị lợn tấn công gây thương tích và chảy máu. Sau đó 2 ngày thì bệnh nhân có biểu hiện sốt, sốc, khó thở, cơ thể xuất hiện vết ban hoại tử. Theo BS Nguyễn Trung Cấp – Phó khoa Cấp cứu và điều trị tích cực, sau 5 ngày điều trị tích cực, tới nay bệnh nhân N đã qua cơn nguy kịch, hiện không phải lọc máu và các vết hoại tử cũng không lan rộng, không phải cắt bỏ các chi trên cơ thể.
Trước đó, vào ngày 12/6, bệnh viện cũng đã tiếp nhận 1 bệnh nhân đến từ Bắc Ninh trong tình trạng nguy kịnh, suy đa phủ tạng, xuất hiện nhiều vết hoại tử trên bàn tay, bàn chân. Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe nhưng vẫn phải cắt bỏ hai chân. Hiện bệnh nhân này đã được xuất viện, theo dõi điều trị tại nhà.
Thống kê của BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho thấy, thực tế các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn là không nhiều. Từ đầu năm tới nay có khoảng 20 trường hợp, nhưng 80% số bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng bệnh nặng hoặc đã bị biến chứng. Trong số đó có nhiều ca viêm màng não nặng, sốc, hoại tử, suy đa phủ tạng, có trường hợp đã tử vong.
Căn nguyên của căn bệnh là do tập tục chăn nuôi nhỏ lẻ còn phổ biến ở nhiều vùng quê, gây khó khăn cho việc khoanh vùng, cách ly những con lợn bị bệnh của lực lượng thú y tại địa phương.
BS Cấp khuyến cáo: Để phòng bệnh, người dân cần chủ động, chú ý không lựa chọn thịt lợn ốm, thịt không có nguồn gốc; khi sử dụng cần phải đun chín. Nếu thấy có những biểu hiện như sốt cao, đau đầu, hay nổi ban hoại tử trên người… thì cần tới ngay các cơ sở y tế để khám.
AloBacsi.
[/h]Ngày 17/6, thông tin từ BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết, trong một tháng trở lại đây, bệnh viện đã tiếp nhận 6 bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn.
Trong đó, nhiều bệnh nhân diễn biến bệnh nặng, sốc, truỵ mạch, suy đa phủ tạng phải cắt bỏ các chi trên cơ thể… thậm chí có trường hợp còn tử vong ngay trên đường đến bệnh viện.
Bệnh nhân N.T.N đang được điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư
Trong quá trình nuôi lợn, anh N đã bị lợn tấn công gây thương tích và chảy máu. Sau đó 2 ngày thì bệnh nhân có biểu hiện sốt, sốc, khó thở, cơ thể xuất hiện vết ban hoại tử. Theo BS Nguyễn Trung Cấp – Phó khoa Cấp cứu và điều trị tích cực, sau 5 ngày điều trị tích cực, tới nay bệnh nhân N đã qua cơn nguy kịch, hiện không phải lọc máu và các vết hoại tử cũng không lan rộng, không phải cắt bỏ các chi trên cơ thể.
Trước đó, vào ngày 12/6, bệnh viện cũng đã tiếp nhận 1 bệnh nhân đến từ Bắc Ninh trong tình trạng nguy kịnh, suy đa phủ tạng, xuất hiện nhiều vết hoại tử trên bàn tay, bàn chân. Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe nhưng vẫn phải cắt bỏ hai chân. Hiện bệnh nhân này đã được xuất viện, theo dõi điều trị tại nhà.
Thống kê của BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho thấy, thực tế các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn là không nhiều. Từ đầu năm tới nay có khoảng 20 trường hợp, nhưng 80% số bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng bệnh nặng hoặc đã bị biến chứng. Trong số đó có nhiều ca viêm màng não nặng, sốc, hoại tử, suy đa phủ tạng, có trường hợp đã tử vong.
Căn nguyên của căn bệnh là do tập tục chăn nuôi nhỏ lẻ còn phổ biến ở nhiều vùng quê, gây khó khăn cho việc khoanh vùng, cách ly những con lợn bị bệnh của lực lượng thú y tại địa phương.
BS Cấp khuyến cáo: Để phòng bệnh, người dân cần chủ động, chú ý không lựa chọn thịt lợn ốm, thịt không có nguồn gốc; khi sử dụng cần phải đun chín. Nếu thấy có những biểu hiện như sốt cao, đau đầu, hay nổi ban hoại tử trên người… thì cần tới ngay các cơ sở y tế để khám.
AloBacsi.