Vắc-xin chống nghiện ma túy đã được đội ngũ các nhà nghiên cứu thuộc Weill Cornell Medical College (New York) phát triển.
Họ là những người đầu tiên thử nghiệm một phương pháp điều trị mới để chống lại việc gây nghiện.
Các nhà khoa học đã tìm ra vắc-xin hứa hẹn giúp cai nghiện ma túy. Ảnh minh họa: WordPress
Ronald Crystal, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: “Nghiện ma túy là một tệ nạn xã hội và rất khó ngăn chặn. Nếu chúng ta có thể phát triển thành công vắc-xin chống nghiện thì điều đó sẽ có một xã hội rất tích cực”. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm thành công trên chuột và khỉ.
Loại vắc-xin đầu tiên sử dụng các loại virus vô hại để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể trước một phân tử giống như cocaine. Từ đó, sản xuất ra kháng thể cocaine. Công trình mới nhất về vacxin này đã được trình bày ngày 12 tháng 6 tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Y học hạt nhân được tổ chức tại bãi biển Miami.
Vắc-xin này đã được thử nghiệm trên khỉ và thu được phản hồi rất tích cực. Bốn tháng sau khi tiêm vacxin, những con khỉ đã dần cai nghiện được.
Loại vắc-xin thứ hai sử dụng phương pháp gen trị liệu. Các nhà khoa học đã tiêm một loại virus vào các tế bào gan của chuột. Từ đó, các tế bào này bắt đầu sản xuất ra các kháng thể chống cocaine.
Nghiên cứu này đã được công bố vào ngày 18 tháng 6 trên Tạp chí Humane Gene Therapy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác dụng cai nghiện của vắc-xin này kéo dài ít nhất 17 tuần.
Trong cả hai trường hợp, các kháng thể được tạo ra bởi cả hai loại vắc-xin này đều làm việc một cách rất hiệu quả và nhanh chóng, đủ để tìm ra ma túy khi nó xâm nhập vào hệ thống. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì tính gây nghiện của ma túy là do hiệu ứng sinh lí được tạo ra trong não.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lo ngại rằng những người nghiện ma túy sẽ mua vắc-xin với số lượng lớn nhằm thoát khỏi cơn nghiện càng sớm càng tốt. Việc này có thể làm vắc-xin mất tác dụng.
Hiện nhóm nghiên cứu vẫn đang làm việc để kiểm tra độc tính của vắc-xin khi thử nghiệm ở động vật trước khi họ có thể chuyển sang thử nghiệm trên người. Crystal cho biết, nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ tiền hành thử nghiệm vắc-xin này ở người trong vòng một năm tới.
Thomas Kosten, một nhà nghiên cứu từ Đại học Y Baylor, người không tham gia vào nghiên cứu này, đã chia sẻ ý kiến của mình với Live Science rằng, mặc dù không đặt nhiều hi vọng với những thí nghiệm trên người nhưng ông vẫn hi vong Crystal có thể thành công.
AloBacsi.
Họ là những người đầu tiên thử nghiệm một phương pháp điều trị mới để chống lại việc gây nghiện.
Các nhà khoa học đã tìm ra vắc-xin hứa hẹn giúp cai nghiện ma túy. Ảnh minh họa: WordPress
Loại vắc-xin đầu tiên sử dụng các loại virus vô hại để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể trước một phân tử giống như cocaine. Từ đó, sản xuất ra kháng thể cocaine. Công trình mới nhất về vacxin này đã được trình bày ngày 12 tháng 6 tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Y học hạt nhân được tổ chức tại bãi biển Miami.
Vắc-xin này đã được thử nghiệm trên khỉ và thu được phản hồi rất tích cực. Bốn tháng sau khi tiêm vacxin, những con khỉ đã dần cai nghiện được.
Loại vắc-xin thứ hai sử dụng phương pháp gen trị liệu. Các nhà khoa học đã tiêm một loại virus vào các tế bào gan của chuột. Từ đó, các tế bào này bắt đầu sản xuất ra các kháng thể chống cocaine.
Nghiên cứu này đã được công bố vào ngày 18 tháng 6 trên Tạp chí Humane Gene Therapy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác dụng cai nghiện của vắc-xin này kéo dài ít nhất 17 tuần.
Trong cả hai trường hợp, các kháng thể được tạo ra bởi cả hai loại vắc-xin này đều làm việc một cách rất hiệu quả và nhanh chóng, đủ để tìm ra ma túy khi nó xâm nhập vào hệ thống. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì tính gây nghiện của ma túy là do hiệu ứng sinh lí được tạo ra trong não.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lo ngại rằng những người nghiện ma túy sẽ mua vắc-xin với số lượng lớn nhằm thoát khỏi cơn nghiện càng sớm càng tốt. Việc này có thể làm vắc-xin mất tác dụng.
Hiện nhóm nghiên cứu vẫn đang làm việc để kiểm tra độc tính của vắc-xin khi thử nghiệm ở động vật trước khi họ có thể chuyển sang thử nghiệm trên người. Crystal cho biết, nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ tiền hành thử nghiệm vắc-xin này ở người trong vòng một năm tới.
Thomas Kosten, một nhà nghiên cứu từ Đại học Y Baylor, người không tham gia vào nghiên cứu này, đã chia sẻ ý kiến của mình với Live Science rằng, mặc dù không đặt nhiều hi vọng với những thí nghiệm trên người nhưng ông vẫn hi vong Crystal có thể thành công.
AloBacsi.