Bí quyết để đẹp mãi khi mang bầu và sau khi sinh


hacobi1102

Well-Known Member
1,217
26
48
Xu
120
Tránh rạn da trong thời gian mang thai.
Rạn da trong thời gian mang thai là nỗi lo lắng rất lớn của rất nhiều bà mẹ trẻ. Thực tế cho thấy, cứ 10 người phụ nữ mang thai thì có 8 người bị rạn da. Vết rạn có thể xuất hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ nhưng rõ nhất là từ tháng 6 trở đi. Vì vậy, để đề phòng các bà mẹ trẻ nên thoa kem chống rạn ngay từ tháng thứ 3 hoặc thứ 4 của thai kỳ để có kết quả tốt nhất.
Kem chống rạn không hề có ảnh hưởng xấu đến thai nhi nên các chị có thể yên tâm thoa kem chống rạn nhiều lần trong ngày ở những nơi hay xuất hiện vết rạn như ở bụng, ngực, đùi... Nếu làm như vậy thường xuyên thì đảm bảo là sau khi sinh những vết rạn sẽ gần như không có.
Nhưng ngoài cách bôi kem chống rạn, có thể bôi dầu ôliu, dầu hướng dương hay dầu vừng lên vết rạn vào 2 buổi sáng và tối.
Cách xoa: Đổ 1 ít dầu ra tay, massage đều lên vùng da dễ bị rạn cho đến khi dầu thấm hoàn toàn, da không còn cảm giác nhờn rít là được.
Chế độ ăn hợp lý: Trong thời kỳ mang thai không nên ăn kiêng hoặc ăn quá nhiều.
Nhiều người phụ nữ khi có bầu thường rất lo lắng sau khi sinh con họ sẽ mất đi dáng vẻ thanh mảnh thời con gái và thế là họ quyết định ăn kiêng để không bị tăng cân quá mức. Đó là 1 quan niệm hoàn toàn sai lầm. Ăn kiêng trong thời gian có thai không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người phụ nữ và thai nhi mà còn làm tăng nguy cơ sinh non. Nếu mẹ kiêng khem hay ăn uống không hợp lý, thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu và thiếu canxi. Vì vậy, một chế độ ăn uống phong phú và cân bằng là rất cần thiết cho cả mẹ và con.
Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai cũng không nên ăn quá nhiều. Trong suốt thai kì, bà mẹ chỉ nên ăn đến khi có cảm giác no là vừa đủ. Người có thai ăn quá mức cần thiết dễ bị béo phì và em bé trong bụng cũng có thể bị nặng cân quá mức, ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và con, sinh khó...
Ngoài ra, trong tháng cuối cùng thì thai phụ nên ăn tăng thêm 1/4 so với khẩu phần hằng ngày. Ví dụ: bình thường cả ngày các chị ăn 6 bát cơm thì trong thời gian này nên ăn thêm khoảng hơn một bát, lượng thức ăn cũng tăng lên tương tự. Bên cạnh đó, phải có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ quản lý thai với lời khuyên dinh dưỡng ở mỗi lần khám thai trong từng giai đoạn thai kỳ là lý tưởng nhất.
Giữ mái tóc mượt mà óng ả: Thay đổi dầu gội đầu phù hợp
Sự thay đổi của tóc trong thời gian mang thai và sau khi sinh cũng là một nỗi lo lắng lớn của các bà mẹ. Trong thời gian mang thai và cả sau khi sinh con cấu trúc tóc của nhiều phụ nữ trở nên thay đổi theo chiều hướng xấu hơn hoặc tốt hơn, tuỳ từng người do thay đổi nội tiết tố. Do đó nên thay loại dầu gội nào cho phù hợp nhất với mái tóc của mình, đừng tiếc lọ dầu đang dùng nếu cảm thấy tóc của mình không hợp.
Với mái tóc khô thì không nên gội đầu thường xuyên, hãy dùng dầu gội dành cho tóc khô và không quên dùng dầu xả sau khi gội. Với mái tóc nhờn thì nên gội đầu thường xuyên hơn và cũng nhớ dùng dầu xả ở phần đuôi tóc (tránh phần da đầu) để luôn giữ được mái tóc mượt mà, óng ả ngay cả sau khi sinh.
Không nên nhuộm tóc
Trong thời kỳ mang thai và cho con bú không nên nhuộm tóc. Bởi vì các loại hoá chất trong thuốc nhuộm tóc sẽ ảnh hưởng không tốt đến bà mẹ và qua đó ảnh hưởng đến cháu bé, nguy cơ càng lớn hơn trong 6 tháng đầu của bé.
Cách tập luyện để giảm cân, giữ thân hình đẹp
Tăng cân là một hiện tượng phổ biến và cũng là nỗi lo muôn thủa của các bà mẹ sau khi sinh. Để chuẩn bị cho việc giảm cân có hiệu quả nhất sau khi sinh, trong thời kì mang thai người mẹ phải kiểm soát được cân nặng của mình sao cho phù hợp nhất. Đối với một người phụ nữ có vóc dáng trung bình thì số cân nặng tăng lên vừa đủ trong thời gian mang thai là 9 đến 14 kg, với người có vóc dáng mảnh khảnh là 12 đến 18 kg, đối với người béo là 7 kg. Để lấy lại thân hình đẹp như trước khi sinh con, các bà mẹ trẻ nên có chế độ tập luyện phù hợp.
Trong 3 tháng đầu sau khi sinh, để đạt được kết quả tốt nhất và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, các bà mẹ phải xác định tần suất tập luyện thật thích hợp. Lúc đầu nên tập luyện cơ thể từ từ vì các dây chằng còn mềm và căng giãn, nên dừng lại ngay khi bạn cảm thấy đau hay mệt mỏi. Đó là cách tập luyện đúng nhất. Không nên tập nặng thỉnh thoảng hoặc thường xuyên.
Các bài tập:
[h=2]1.Làm thon gọn eo[/h] Nên bắt đầu 1 tuần sau khi sinh.
Cách tập: Ngồi tựa lưng vào thành ghế, thít chặt cơ bụng. Nghiêng eo sang bên phải, càng sâu càng tốt, sao cho cơ hông bên trái có cảm giác căng hết mức. Giữ yên trong ba nhịp đếm rồi đổi bên. Sau đó, trở lại vị trí cũ. Thực hiện động tác 10 lần mỗi bên.
[h=2]2.Làm săn cơ ngực[/h] Nên bất đầu ngay ngày đầu tiên sau khi sinh.
Cách tập: Ngồi tựa lưng vào thành ghế, hai tay khoanh trước ngực, song song với đùi. Bàn tay nắm bắp tay đối diện. Dùng lực đẩy hướng ra ngoài. Nếu thấy cơ ngực vận động là được. Thực hiện 10 lần.
Riêng đối với các bà mẹ phải mổ sau khi sinh thì thời gian thích hợp nhất để các chị tập luyện thon, gọn eo là 4 tuần sau khi sinh.
Tuy nhiên chú ý phải ngừng tập luyện ngay khi cảm thấy đau hay có hiện tượng gì bất thường.
Lời khuyên của bác sĩ: Nếu tập luyện thân thể nói chung thì nên bắt đầu là bơi –> đi bộ –> đi xe đạp –> tập thể dục toàn thân. Nhưng phải chú ý là đối với các trường hợp sức khoẻ không được tốt lắm thì chỉ bắt đầu khi có y lệnh của bác sĩ chuyên khoa.
Theo:
Sưu tầm
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl