Ung thư tinh hoàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm


Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Ung thư tinh hoàn có tỷ lệ chữa khỏi rất tốt, khoảng 80 đến 90% nếu phát hiện sớm. Theo khuyến cáo, bạn nên làm quen với kết cấu, trọng lượng bình thường và nhất quán của tinh hoàn để sớm phát hiện những thay đổi lạ khi có. Năm điều sau có thể hỗ trợ bạn trong việc nhận biết về những khối u tinh hoàn:


1. Không phải lúc nào cũng gây đau


Khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, bạn cũng nên có cuộc kiểm tra về bộ phận sinh dục. Một khối u tinh hoàn không gây đau có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư. Ung thư tinh hoàn là ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến nam giới độ tuổi từ 15 đến 49. Nhưng nó cũng có thể do sự tắc nghẽn trong dây thừng tinh ở nam giới lớn tuổi.




2. Khối u tinh hoàn có thể tạo cơn đau


Bất kỳ tổn thương nào ở tinh hoàn gây đau thực sự. Những căn bệnh như viêm mào tinh hoàn, quai bị và nhiễm trùng như viêm tinh hoàn có thể dẫn đến các khối u tinh hoàn gây đau. Cũng có thể là một khối lượng tinh dịch ứ đọng trong đường dẫn tinh. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện bất kỳ những dấu hiệu và triệu chứng nào.


3.Thời gian là tất cả


Bạn quan tâm đến các khối u cách nay bao lâu rồi? Bạn có kiểm tra để phát hiện những thay đổi nào về kích thước hoặc hình dạng của tinh hoàn? Bạn có từng có tiền sử về khối u trước đây không? Bạn cần ghi nhớ nếu bạn từng bị chấn thương ở một khu vực cụ thể nào đó của tinh hoàn, và bất kỳ triệu chứng nào có thể có như đau bụng hoặc sưng. Bác sĩ có thể hỏi nếu bạn có bất kỳ khối u nào ở nơi khác hoặc đã trải qua phẫu thuật.


4. Nên làm gì tiếp theo?


Nếu khối u là do viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn, bạn nên dùng thuốc kháng sinh cụ thể theo quy định của bác sĩ. Nếu cơn đau là do quai bị, bạn cần quá trình điều trị theo toa. Nếu bạn được chẩn đoán với tình trạng bị xoắn tinh hoàn, phẫu thuật là điều cần thiết.


Ngoài ra, thuốc và phẫu thuật cũng là giải pháp dành cho những khối u từ đường dẫn tinh, tràn dịch màng tinh hoặc giãn tĩnh mạch tinh cũng như bệnh liên quan đến đường ruột như thoát vị. Tuy nhiên, đối với ung thư tinh hoàn, cần phải xạ trị và hóa trị.


5. Phòng bệnh đơn giản, nhưng hiệu quả


Nếu bạn hoặc bạn bè từng có tiền sử gia đình về bệnh ung thư tinh hoàn hoặc các khối u tinh hoàn, việc tự kiểm tra là chìa khóa thành công. Nên kiểm tra mỗi tháng một lần là tốt nhất. Nếu phát hiện sớm bất kì khối u tinh hoàn nên đến bác sĩ kịp thời để kiểm soát nó hiệu quả hơn.


Thái độ phớt lờ với một khối u có thể có ở bộ phận sinh dục có thể làm tăng nguy cơ các cục máu đông ở những nơi khác trong cơ thể với hậu quả khôn lường. Trong thực tế, đã có trường hợp người đàn ông phát triển tuyến vú bắt nguồn từ các khối u tinh hoàn.

(Đàn ông)
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Tìm hiểu bệnh ung thư tinh hoàn

Cho đến nay, người ta vẫn chưa chỉ ra được một nguyên nhân nào là khả dĩ của căn bệnh rắc rối tới sinh sản này. Người ta chỉ vạch ra được một số nguy cơ cố định mà một người khi có một hay nhiều nguy cơ thì có khả năng cao bị bệnh. Nếu có một, dù chỉ một thì hãy theo dõi thật cẩn thận và khám xét sớm nhà máy giống của mình. Bởi chưa khi nào chữ “sớm” lại mang một ý nghĩa lớn lao như khi này.


Điều cần biết về ung thư tinh hoàn


Ung thư tinh hoàn là tình trạng xuất hiện một khối u ác tính tại một hay cả hai tinh hoàn. Khối u ác tính này cứ ngày một to ra và rồi nó xâm lấn ra toàn bộ tinh hoàn. Đến một mức độ nào đó, toàn bộ tinh hoàn chỉ toàn là khối ung thư.




Do tinh hoàn là một cơ quan sinh sản đặc thù của nam giới nên ung thư tinh hoàn là một bệnh đặc thù của giới này. Nó là nguyên nhân ảnh hưởng không những tới khả năng sinh sản mà còn ảnh hưởng tới chất lượng phát triển đặc điểm giới tính nam.


Ở một cấu trúc bình thường, tinh hoàn chỉ gồm ba tế bào cơ bản là tinh nguyên bào, tế bào sertoli và tế bào kẽ (còn gọi là tế bào Leydig). Ung thư tinh hoàn có thể đến từ ba loại tế bào này. Trong ba loại tế bào trên chỉ có hai loại tế bào là quan trọng nhất bởi nó là đặc thù và quyết định chức năng giới tính sống còn của nam giới. Đó là tinh nguyên bào có nhiệm vụ sản sinh tinh trùng, những tinh binh chịu trách nhiệm thụ tinh và tế bào kẽ có nhiệm vụ sản xuất ra hormon sinh dục nam đặc dụng là testosterol.


Đặc điểm của khối u ác tính trong ung thư tinh hoàn là tế bào của nó có sức phát triển mạnh mẽ, lấn át và triệt tiêu hoàn toàn một dòng tế bào hay cả ba dòng tế bào này. Sức phát triển của nó mạnh đến nỗi nó còn có thể phát triển vượt ra ngoài tinh hoàn và đi đến những cơ quan ở xa gọi là di căn. Sự di căn là điều kiện châm ngòi cho những biến chứng phức tạp trong ung thư nói chung và trong ung thư tinh hoàn nói riêng.


Ai có nguy cơ mắc bệnh?


Nguy cơ mạnh nhất và bị coi là nguy cơ rõ rệt nhất là tình trạng tinh hoàn ẩn. Tinh hoàn ẩn là tinh tràng tinh hoàn không nằm trong bìu như bình thường, tức là bìu trống rỗng và tinh hoàn thì nằm chỗ khác. Các vị trí nó có thể định cư là trong ổ bụng hay trên thành bụng. Đây là nguy cơ cần được lưu ý hàng nhất. Tỷ lệ ung thư tinh hoàn do nó gây ra là dao động từ 2,5-14%. Nghĩa là cứ trong 100 trẻ em bị tinh hoàn ẩn mà không được xử trí đúng và kịp thời thì 3-14 trong số chúng bị chứng bệnh ung thư tinh hoàn.


Nếu tinh hoàn ở trong bụng thì nguy cơ cao hơn những 4 lần so với ở trên thành bụng. Do vậy mà tất cả những em bé trai mà có tinh hoàn ẩn, chúng ta phải đưa ngay tinh hoàn trở về vị trí bằng phẫu thuật. Ngay cả khi đã phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, chúng ta vẫn phải theo dõi tinh hoàn trong tối thiểu là 3-5 năm sau đó. Bởi nguy cơ ung thư tinh hoàn vẫn có thể xảy ra.


Nguy cơ thứ hai phải đề cập đến là tuổi. Tuổi là một nguy cơ khá rõ. Người ta cho rằng, ung thư tinh hoàn có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng lứa tuổi từ 15-35 bị ung thư tinh hoàn nhiều nhất. Có tới trên 50% trường hợp gặp ở độ tuổi trong giai đoạn này, còn các giai đoạn lứa tuổi khác, mỗi giai đoạn chỉ chiếm có vài phần trăm đến 10%. Do vậy mà tất cả những nam giới trong độ tuổi này cần hết sức chú ý.


Yếu tố di truyền cũng là một yếu tố quan trọng của bệnh. Nếu một bé trai có bố bị ung thư tinh hoàn thì đứa bé có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 4 lần so với em bé đồng trang lứa. Còn nếu anh em trai cùng một thế hệ bị bệnh thì tỷ lệ không may với em bé cao hơn gấp 8 lần.


Trong lĩnh vực lao động, những người thợ mỏ, công nhân dầu khí, lái xe vận tải là những người dễ bị ung thư tinh hoàn. Với những tài xế lái xe đường dài, người ta cho là nhiệt độ quá nóng chính là nguyên nhân gây ra bệnh. Bởi thế mà chúng ta vẫn thường được khuyên là không mặc quần lót quá chật, nhất là những trang phục bó sát của nam giới.


Ngoài ra, ung thư tinh hoàn còn gặp trong một số đối tượng khác: sắc tộc, bị nhiễm HIV, Klinefelter, chàm da bẩm sinh, u sắc tố da...


Tóm lại, bất cứ khi nào có biểu hiện tức nặng tinh hoàn, đau ở tinh hoàn, sưng ở bìu, sờ có mảng cứng, sờ thấy u cục, tinh hoàn to ra hay nhỏ đi một cách bất thường thì cần đi khám ngay để phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh.

(Sức khỏe đời sống)
 

ghost_hunter

New Member
1
0
1
31
Xu
0
bác sĩ ơi !! hiện giờ e lo lắng lắm !! e có 3 triệu chứng đủ để tự nhận xét xem là mình có mắc bệnh UTTH :
1- tinh hoàn bên trái của e có 1 khối u bám dưới tinh hoàn
2- khoảng 1 tuần trước e có quan hệ với bạn gái thì xuất tinh ... tinh dịch có ngả màu vàng
3- thắt lưng e thường bị đau mỏi dù ko quan hệ hay ngồi lâu

Nhưng e đi đến bệnh viện đa khoa tình cà mau thì các bác sĩ chẩn đoán là " Viêm mào tinh hoàn " và cho toa thuốc về uống và khẳng định 1 tuần hết không cần tái khám ... nhưng 2 tuần sau thì khối u vẫn vậy và các triệu chứng vẫn còn !! Sáng nay e vừa lên tái khám thì bs vẫn phán 1 câu như cũ !! viêm mào tinh hoàn ... từ từ sẽ hết !! mà không cần biết triệu chứng - biểu hiện !!
Em rất cần dc tư vấn vào lúc này !! mong là sớm nhận được hồi âm của các bác sĩ diễn đàn nhà mình ạ :)

Đây là 1 số thông tin liên lạc của em :

Số di động : 0918 647663
Yahoo ID : anhbanmaudishoppingvoiem
Mail : [email protected]

Xin cảm ơn đã đọc qua bài viết của em :)
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl